Trung Quốc rót thêm 7 tỷ USD vào Lào
Đây là động thái mới nhất trong một chuỗi dự án hạ tầng được Bắc Kinh cấp vốn nhằm tăng cường ảnh hưởng về kinh tế
Trung Quốc đã nhất trí cung cấp vốn cho một dự án đường sắt trị giá 7 tỷ USD để vận chuyển nguyên vật liệu thô từ Lào với biên giới nước này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, thông tin này được Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khai khoáng Lào Soulivong Dalavong tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn. Báo này bình luận, đây là động thái mới nhất trong một chuỗi những dự án cơ sở hạ tầng được Bắc Kinh cấp vốn, đồng thời đảm bảo dòng nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc.
Dự án tuyến được sắt này đã được khôi phục sau khi Trung Quốc và Lào không đạt được thỏa thuận trong nhiều năm. Theo thỏa thuận mới đạt được giữa hai bên, dự kiến sẽ được chính thức ký kết trong vài ngày tới, các ngân hàng của Trung Quốc sẽ cấp vốn để xây dựng tuyến đường sắt dài 418 km nối giữa thủ đô Vientiane với biên giới Lào-Trung Quốc.
Dự án này xuất hiện vào thời điểm khi Bắc Kinh tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu thô để làm đầu vào cho chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ và ngành công nghiệp sản xuất. Các dự án khác đã, đang và sẽ được xây bao gồm có đường ống dẫn dầu và khí từ Myanmar, một đường ống dẫn dầu thô từ Đông Siberia, và một dự án đường sắt để vận chuyển than từ Mông Cổ.
Dự án trên cũng xuất hiện vào lúc mà kế hoạch trị giá 15 tỷ USD trong đó Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thâu tóm một trong những công ty năng lượng độc lập lớn nhất của Canada là Nexen còn chưa chắc chắn thành công.
Theo Bộ trưởng Dalavong, đổi lấy việc cung cấp vốn cho dự án, Trung Quốc sẽ được đảm bảo nguồn cung khoảng 5 triệu tấn tài nguyên khoáng sản mỗi năm, chủ yếu là kali carbonat, trong thời gian từ nay đến năm 2020 , cùng với các vật liệu thô khác như gỗ và nông sản. Kali carbonat là một thành phần quan trọng để sản xuất ra phân bón.
Tuyến đường sắt này chủ yếu sẽ do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm xây dựng và cũng sẽ được sử dụng như một tuyến vận chuyển hành khách, ông Dalavong cho biết.
Được xem là một thỏa thuận tăng cường quan hệ giữa Lào và Trung Quốc, dự án trên đạt được trong bối cảnh Myanmar có chiều hướng giảm bớt quan hệ kinh tế với Trung Quốc và mở rộng cửa hơn cho các khoản đầu tư từ các nước phương Tây thông qua thực hiện một loạt cải cách về chính trị.
Trong mấy năm gần đây, Lào - quốc gia ở Đông Nam Á, nằm giữa Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Thái Lan - đã thu hút được sự chú ý nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào chưa được khai thác. Chủ yếu là một nước sản xuất đồng và vàng, Lào hiện có 10 mỏ khoáng sản khác đang được mở ra và sẽ cung cấp kali carbonat, quặng sắt, kẽm và chì. Tổng sản lượng của các mỏ khoáng sản này được dự báo sẽ đạt mức gần 7 triệu tấn mỗi năm và phần lớn sẽ được chuyển sang Trung Quốc thông qua tuyến đường sắt sắp được xây dựng.
Tuần trước, dự án đã được đàm phán từ lâu này được Quốc hội Lào thông qua. Ban đầu, Lào dự kiến đồng sở hữu dự án với Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Lào hiện nắm quyền kiểm soát toàn bộ dự án được xem là trọng tâm trong phát triển kinh tế tương lai của nước này.
Tuyến đường sắt dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Lễ khởi công sẽ diễn ra trong thời gian diễn kỳ họp Hội nghị Á-Âu (ASEM) lần thứ 9 tại Lào vào tuần đầu của tháng 11.
Tờ Wall Street Journal cho biết, thông tin này được Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khai khoáng Lào Soulivong Dalavong tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn. Báo này bình luận, đây là động thái mới nhất trong một chuỗi những dự án cơ sở hạ tầng được Bắc Kinh cấp vốn, đồng thời đảm bảo dòng nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc.
Dự án tuyến được sắt này đã được khôi phục sau khi Trung Quốc và Lào không đạt được thỏa thuận trong nhiều năm. Theo thỏa thuận mới đạt được giữa hai bên, dự kiến sẽ được chính thức ký kết trong vài ngày tới, các ngân hàng của Trung Quốc sẽ cấp vốn để xây dựng tuyến đường sắt dài 418 km nối giữa thủ đô Vientiane với biên giới Lào-Trung Quốc.
Dự án này xuất hiện vào thời điểm khi Bắc Kinh tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu thô để làm đầu vào cho chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ và ngành công nghiệp sản xuất. Các dự án khác đã, đang và sẽ được xây bao gồm có đường ống dẫn dầu và khí từ Myanmar, một đường ống dẫn dầu thô từ Đông Siberia, và một dự án đường sắt để vận chuyển than từ Mông Cổ.
Dự án trên cũng xuất hiện vào lúc mà kế hoạch trị giá 15 tỷ USD trong đó Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thâu tóm một trong những công ty năng lượng độc lập lớn nhất của Canada là Nexen còn chưa chắc chắn thành công.
Theo Bộ trưởng Dalavong, đổi lấy việc cung cấp vốn cho dự án, Trung Quốc sẽ được đảm bảo nguồn cung khoảng 5 triệu tấn tài nguyên khoáng sản mỗi năm, chủ yếu là kali carbonat, trong thời gian từ nay đến năm 2020 , cùng với các vật liệu thô khác như gỗ và nông sản. Kali carbonat là một thành phần quan trọng để sản xuất ra phân bón.
Tuyến đường sắt này chủ yếu sẽ do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm xây dựng và cũng sẽ được sử dụng như một tuyến vận chuyển hành khách, ông Dalavong cho biết.
Được xem là một thỏa thuận tăng cường quan hệ giữa Lào và Trung Quốc, dự án trên đạt được trong bối cảnh Myanmar có chiều hướng giảm bớt quan hệ kinh tế với Trung Quốc và mở rộng cửa hơn cho các khoản đầu tư từ các nước phương Tây thông qua thực hiện một loạt cải cách về chính trị.
Trong mấy năm gần đây, Lào - quốc gia ở Đông Nam Á, nằm giữa Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Thái Lan - đã thu hút được sự chú ý nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào chưa được khai thác. Chủ yếu là một nước sản xuất đồng và vàng, Lào hiện có 10 mỏ khoáng sản khác đang được mở ra và sẽ cung cấp kali carbonat, quặng sắt, kẽm và chì. Tổng sản lượng của các mỏ khoáng sản này được dự báo sẽ đạt mức gần 7 triệu tấn mỗi năm và phần lớn sẽ được chuyển sang Trung Quốc thông qua tuyến đường sắt sắp được xây dựng.
Tuần trước, dự án đã được đàm phán từ lâu này được Quốc hội Lào thông qua. Ban đầu, Lào dự kiến đồng sở hữu dự án với Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Lào hiện nắm quyền kiểm soát toàn bộ dự án được xem là trọng tâm trong phát triển kinh tế tương lai của nước này.
Tuyến đường sắt dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Lễ khởi công sẽ diễn ra trong thời gian diễn kỳ họp Hội nghị Á-Âu (ASEM) lần thứ 9 tại Lào vào tuần đầu của tháng 11.