Trung Quốc sẽ là “người hùng” của châu Âu?
Thị trường đang phản ứng tích cực với thông tin Trung Quốc sẽ tham gia đầu tư vào Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu
Kết quả tiến triển chậm rì của các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công đeo bám dai dẳng khu vực này, đã không đủ sức "bẩy" các thị trường hàng hóa Âu, Mỹ đồng thời tăng mạnh trong phiên giao dịch đêm qua. Bù vào đó, thị trường hứng khởi khi có tin Trung Quốc đầu tư vào khu vực này.
Hôm qua (26/10), chốt giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 162,42 điểm, tương ứng 1,4%, lên 11.869,04 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 12,95 điểm, tương ứng 1,1%, lên 1.242 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,25 điểm, tương ứng 0,5%, lên 2.650,67 điểm.
Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán châu Âu lại diễn biến trái chiều. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 27,70 điểm, tương ứng 0,5%, lên 5.553,24 điểm. Ngược dòng, chỉ số CAC 40 của chứng khoán Pháp giảm 0,15% xuống còn 3.169,62 điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức giảm 0,51% xuống còn 6.016,07 điểm.
Trên thị trường vàng, giá kim loại quý này tiếp tục tăng phiên thứ tư lên hơn 1.720 USD/ounce, đánh dấu chuỗi ngày tăng giá dài nhất trong 2 tháng qua. Cụ thể, kết thúc ngày giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.722,6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 23,1 USD lên 1.723,5 USD/ounce.
Trong phiên, giá vàng dao động trong vùng 1.701,3 USD/ounce đến 1.728 USD/ounce. Nguyên nhân giúp giá vàng tiếp tục tăng tốc chủ yếu do nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản an toàn phòng tránh việc Euro rớt giá và những điều không chắc chắn về diễn biến trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu.
Theo hãng tin Reuters, vài giờ trước, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu, giới chức khu vực đã nhất trí buộc các ngân hàng nâng hệ số vốn cấp 1 lên 9% vào cuối tháng 6 năm tới, nhằm ngăn chặn thua lỗ từ khả năng tái cấu trúc nợ của Hy Lạp và ngăn chặn khủng hoảng tài chính có tầm vóc khu vực.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự định sử dụng đòn bẩy để tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) gấp 4 lần lên 1.000 tỷ Euro. Được biết, hiện quỹ này chỉ còn khoảng từ 250 - 275 tỷ Euro sau khi giải cứu cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Theo một tuyên bố dự thảo của hội nghị thượng đỉnh mà hãng tin Reuters thu thập được, hiện có hai phương án tăng quy mô quỹ cứu trợ nhằm giúp đỡ cho các quốc gia đang ngập đầu vì nợ nần và ngăn chặn các đòn tấn công từ thị trường.
Trong đó, phương án thứ nhất là thiết lập công cụ đầu tư với mục đích đặc biệt để huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và các nước ngoài khối, chẳng hạn như các quỹ quốc gia của Trung Quốc và Trung Đông.
Còn phương án thứ hai vốn dĩ đã được xây dựng từ năm ngoái liên quan đến việc sử dụng Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, để cung cấp các khoản tài chính đảm bảo một phần cho những người mua nợ mới của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hai phương án này có thể được sử dụng đồng thời và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng có thể tham gia hỗ trợ phần nào. Theo kế hoạch, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng Euro sẽ phải hoàn thành các chi tiết vào tháng 11 tới. Và như vậy, việc mở rộng EFSF, vốn được coi là thông tin quan trọng hàng đầu của hội nghị này, vẫn còn chưa rõ ràng.
Và ngoài chi tiết nâng hệ số vốn cấp 1 ở các ngân hàng trong khu vực, có thể thấy rằng hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu lần thứ 2 trong 4 ngày qua mới dừng ở việc phác thảo các ý định lớn nhưng không đưa ra được kế hoạch tổng thể chi tiết để giải quyết khủng hoảng đang đe dọa Khu vực đồng tiền chung.
Trong khi đó, một thông tin khác có phần hấp dẫn hơn là việc Trung Quốc có thể tham gia vào việc hỗ trợ châu Âu. Theo hãng tin AFP, các quan chức ngoại giao cấp cao trong Liên minh châu Âu cho biết, Trung Quốc đã đồng ý đầu tư cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, song không cho biết quy mô của khoản đầu tư này.
Một quan chức nói "Trung Quốc đã nhập cuộc" khi ông đề cập tới một trong những kế hoạch mới nhằm gia tăng EFSF với một cơ chế đầu tư phụ được sử dụng để hỗ trợ cho các quốc gia đang chìm ngập trong nợ nần.
Tuy nhiên, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, bốn nước còn lại trong nhóm các nước mới nổi (BRICS), vẫn chưa tham gia cơ chế này. Phái bộ Liên minh châu Âu tại Trung Quốc hôm qua (26/10) cho biết Giám đốc điều hành EFSF, ông Klaus Regling dự kiến ngày 28/10 sẽ tới thủ đô Bắc Kinh.
Mặc dù phái bộ trên không cho biết mục đích chuyến đi của ông Regling cũng như những quan chức ông này sẽ gặp gỡ trong chuyến đi này, song các nhà lãnh đạo châu Âu ám chỉ rằng mục đích chuyến đi của ông Regling là đề nghị Trung Quốc, Brazil và các nền kinh tế còn lại trong BRICS tham gia hoạt động cứu nguy cho Khu vực đồng Euro.
Tuy nhiên, phát biểu hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil, Guido Mantega, nhắc lại lời kêu gọi rằng châu Âu phải tự giải quyết vấn đề ngân sách của mình và khẳng định Brazil không có dự định mua trái phiếu của Eurozone. Dẫu vậy, ông Mantega cho biết Brazil có thể hỗ trợ về mặt tài chính thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hôm qua (26/10), chốt giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 162,42 điểm, tương ứng 1,4%, lên 11.869,04 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 12,95 điểm, tương ứng 1,1%, lên 1.242 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,25 điểm, tương ứng 0,5%, lên 2.650,67 điểm.
Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán châu Âu lại diễn biến trái chiều. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 27,70 điểm, tương ứng 0,5%, lên 5.553,24 điểm. Ngược dòng, chỉ số CAC 40 của chứng khoán Pháp giảm 0,15% xuống còn 3.169,62 điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức giảm 0,51% xuống còn 6.016,07 điểm.
Trên thị trường vàng, giá kim loại quý này tiếp tục tăng phiên thứ tư lên hơn 1.720 USD/ounce, đánh dấu chuỗi ngày tăng giá dài nhất trong 2 tháng qua. Cụ thể, kết thúc ngày giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.722,6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 23,1 USD lên 1.723,5 USD/ounce.
Trong phiên, giá vàng dao động trong vùng 1.701,3 USD/ounce đến 1.728 USD/ounce. Nguyên nhân giúp giá vàng tiếp tục tăng tốc chủ yếu do nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản an toàn phòng tránh việc Euro rớt giá và những điều không chắc chắn về diễn biến trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu.
Theo hãng tin Reuters, vài giờ trước, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu, giới chức khu vực đã nhất trí buộc các ngân hàng nâng hệ số vốn cấp 1 lên 9% vào cuối tháng 6 năm tới, nhằm ngăn chặn thua lỗ từ khả năng tái cấu trúc nợ của Hy Lạp và ngăn chặn khủng hoảng tài chính có tầm vóc khu vực.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự định sử dụng đòn bẩy để tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) gấp 4 lần lên 1.000 tỷ Euro. Được biết, hiện quỹ này chỉ còn khoảng từ 250 - 275 tỷ Euro sau khi giải cứu cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Theo một tuyên bố dự thảo của hội nghị thượng đỉnh mà hãng tin Reuters thu thập được, hiện có hai phương án tăng quy mô quỹ cứu trợ nhằm giúp đỡ cho các quốc gia đang ngập đầu vì nợ nần và ngăn chặn các đòn tấn công từ thị trường.
Trong đó, phương án thứ nhất là thiết lập công cụ đầu tư với mục đích đặc biệt để huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và các nước ngoài khối, chẳng hạn như các quỹ quốc gia của Trung Quốc và Trung Đông.
Còn phương án thứ hai vốn dĩ đã được xây dựng từ năm ngoái liên quan đến việc sử dụng Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, để cung cấp các khoản tài chính đảm bảo một phần cho những người mua nợ mới của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hai phương án này có thể được sử dụng đồng thời và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng có thể tham gia hỗ trợ phần nào. Theo kế hoạch, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng Euro sẽ phải hoàn thành các chi tiết vào tháng 11 tới. Và như vậy, việc mở rộng EFSF, vốn được coi là thông tin quan trọng hàng đầu của hội nghị này, vẫn còn chưa rõ ràng.
Và ngoài chi tiết nâng hệ số vốn cấp 1 ở các ngân hàng trong khu vực, có thể thấy rằng hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu lần thứ 2 trong 4 ngày qua mới dừng ở việc phác thảo các ý định lớn nhưng không đưa ra được kế hoạch tổng thể chi tiết để giải quyết khủng hoảng đang đe dọa Khu vực đồng tiền chung.
Trong khi đó, một thông tin khác có phần hấp dẫn hơn là việc Trung Quốc có thể tham gia vào việc hỗ trợ châu Âu. Theo hãng tin AFP, các quan chức ngoại giao cấp cao trong Liên minh châu Âu cho biết, Trung Quốc đã đồng ý đầu tư cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, song không cho biết quy mô của khoản đầu tư này.
Một quan chức nói "Trung Quốc đã nhập cuộc" khi ông đề cập tới một trong những kế hoạch mới nhằm gia tăng EFSF với một cơ chế đầu tư phụ được sử dụng để hỗ trợ cho các quốc gia đang chìm ngập trong nợ nần.
Tuy nhiên, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, bốn nước còn lại trong nhóm các nước mới nổi (BRICS), vẫn chưa tham gia cơ chế này. Phái bộ Liên minh châu Âu tại Trung Quốc hôm qua (26/10) cho biết Giám đốc điều hành EFSF, ông Klaus Regling dự kiến ngày 28/10 sẽ tới thủ đô Bắc Kinh.
Mặc dù phái bộ trên không cho biết mục đích chuyến đi của ông Regling cũng như những quan chức ông này sẽ gặp gỡ trong chuyến đi này, song các nhà lãnh đạo châu Âu ám chỉ rằng mục đích chuyến đi của ông Regling là đề nghị Trung Quốc, Brazil và các nền kinh tế còn lại trong BRICS tham gia hoạt động cứu nguy cho Khu vực đồng Euro.
Tuy nhiên, phát biểu hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil, Guido Mantega, nhắc lại lời kêu gọi rằng châu Âu phải tự giải quyết vấn đề ngân sách của mình và khẳng định Brazil không có dự định mua trái phiếu của Eurozone. Dẫu vậy, ông Mantega cho biết Brazil có thể hỗ trợ về mặt tài chính thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế.