Trung Quốc thiệt hại 10 tỷ USD vì ngập lụt
Lụt lội nghiêm trọng có thể tạo ra trở ngại không hề nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay
Mưa lớn kéo dài nhiều tuần ở miền Trung và miền Nam của Trung Quốc đã dẫn tới tình trạng lụt lội nghiêm trọng nhất ở nước này kể từ năm 1998, khiến 173 người thiệt mạng, phá hủy mùa màng và làm giám đoạn các tuyến giao thông chính. Theo hãng tin Bloomberg, lụt lội có thể tạo ra trở ngại không hề nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay.
Hãng tin này cho biết, nước sông Trường Giang đã dâng cao và nước trên nhiều dòng sông khác ở Trung Quốc thậm chí đã tràn bờ do mưa lớn. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi cơn bão Nepartak đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến vào hôm thứ Bảy vừa rồi trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Bộ Các vấn đề dân sự của Trung Quốc nói ngập lụt và mưa lớn kết hợp với bão đã ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người ở 12 tỉnh của nước này, làm ngập hơn 2,7 triệu hectare cây trồng và gây thiệt hại 67,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, số người thiệt mạng trong trận lụt năm nay ít hơn nhiều so với 4.150 người thiệt mạng trong trận lụt lịch sử ở Trung Quốc hồi năm 1998. Cả trận lụt năm nay và cách đây 18 năm ở nước này đều do mưa lớn liên quan tới hiện tượng thời tiết El Nino.
Cơ quan dự báo khí tượng-thủy văn của Trung Quốc nói nước này đã vượt qua giai đoạn thời tiết tồi tệ nhất vào hôm thứ Hai tuần này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng kinh tế từ thiệt hại mùa màng và gián đoạn giao thông sẽ còn tăng trong những tháng sắp tới.
Trong một tuyên bố vào hôm thứ Bảy tuần trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) nói giá hoa quả và rau đã tăng mạnh ở một số vùng bị lụt. Cơ quan này yêu cầu chính quyền các địa phương “theo dõi chặt chẽ giá cả” và thực hiện các biện pháp kiểm soát gía trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng Bank of China nhận định lụt lội sẽ khiến lạm phát ở Trung Quốc tăng thêm 0,2 điểm phần trăm trong tháng 7 và 8, lên trên 2%. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố vào cuối tuần vừa rồi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 2% trong tháng 5.
Các chuyên gia kinh tế nói rằng lụt lội sẽ có ảnh hưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Tình trạng thiếu lương thực-thực phẩm và các mặt hàng khác sẽ sớm xảy ra do sự gián đoạn nguồn cung xuất phát từ tình trạng giao thông tê liệt và nhiều nhà máy bị đóng cửa.
“Mưa lớn hiện nay đặt ra một số rủi ro. Chúng tôi kỳ vọng một số ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP quý 3 của Trung Quốc trừ phi Chính phủ nước này có các biện pháp kích cầu để bù đắp”, ngân hàng ANZ nhận định.
Trong khi đó, theo ngân hàng Nomura, việc Trung Quốc tái thiết sau lụt lội có thể được xem như một gói kích cầu.
“Tình hình hiện nay ngày càng giống với trận lụt năm 1998”, một báo cáo của Nomura có đoạn viết. Theo các chuyên gia của ngân hàng này, việc sửa chữa và xây dựng lại các công trình bị hư hỏng do lụt lội có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 4 “bởi hoạt động xây dựng sau lụt lội có thể đẩy tổng nhu cầu gia tăng. Chúng tôi tin rằng tăng trưởng sản xuất công nghiệp sẽ được đẩy nhanh trong tháng 9, sau khi suy yếu trong tháng 7 và 8”.
Hãng tin này cho biết, nước sông Trường Giang đã dâng cao và nước trên nhiều dòng sông khác ở Trung Quốc thậm chí đã tràn bờ do mưa lớn. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi cơn bão Nepartak đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến vào hôm thứ Bảy vừa rồi trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Bộ Các vấn đề dân sự của Trung Quốc nói ngập lụt và mưa lớn kết hợp với bão đã ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người ở 12 tỉnh của nước này, làm ngập hơn 2,7 triệu hectare cây trồng và gây thiệt hại 67,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, số người thiệt mạng trong trận lụt năm nay ít hơn nhiều so với 4.150 người thiệt mạng trong trận lụt lịch sử ở Trung Quốc hồi năm 1998. Cả trận lụt năm nay và cách đây 18 năm ở nước này đều do mưa lớn liên quan tới hiện tượng thời tiết El Nino.
Cơ quan dự báo khí tượng-thủy văn của Trung Quốc nói nước này đã vượt qua giai đoạn thời tiết tồi tệ nhất vào hôm thứ Hai tuần này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng kinh tế từ thiệt hại mùa màng và gián đoạn giao thông sẽ còn tăng trong những tháng sắp tới.
Trong một tuyên bố vào hôm thứ Bảy tuần trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) nói giá hoa quả và rau đã tăng mạnh ở một số vùng bị lụt. Cơ quan này yêu cầu chính quyền các địa phương “theo dõi chặt chẽ giá cả” và thực hiện các biện pháp kiểm soát gía trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng Bank of China nhận định lụt lội sẽ khiến lạm phát ở Trung Quốc tăng thêm 0,2 điểm phần trăm trong tháng 7 và 8, lên trên 2%. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố vào cuối tuần vừa rồi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 2% trong tháng 5.
Các chuyên gia kinh tế nói rằng lụt lội sẽ có ảnh hưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Tình trạng thiếu lương thực-thực phẩm và các mặt hàng khác sẽ sớm xảy ra do sự gián đoạn nguồn cung xuất phát từ tình trạng giao thông tê liệt và nhiều nhà máy bị đóng cửa.
“Mưa lớn hiện nay đặt ra một số rủi ro. Chúng tôi kỳ vọng một số ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP quý 3 của Trung Quốc trừ phi Chính phủ nước này có các biện pháp kích cầu để bù đắp”, ngân hàng ANZ nhận định.
Trong khi đó, theo ngân hàng Nomura, việc Trung Quốc tái thiết sau lụt lội có thể được xem như một gói kích cầu.
“Tình hình hiện nay ngày càng giống với trận lụt năm 1998”, một báo cáo của Nomura có đoạn viết. Theo các chuyên gia của ngân hàng này, việc sửa chữa và xây dựng lại các công trình bị hư hỏng do lụt lội có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 4 “bởi hoạt động xây dựng sau lụt lội có thể đẩy tổng nhu cầu gia tăng. Chúng tôi tin rằng tăng trưởng sản xuất công nghiệp sẽ được đẩy nhanh trong tháng 9, sau khi suy yếu trong tháng 7 và 8”.