11:15 31/03/2022

Trung Quốc: Trừng phạt Nga gây thiệt hại cho các nước đang phát triển

Trang Linh

Trung Quốc nhấn mạnh rằng “các quốc gia đang phát triển không nên bị buộc phải gánh chịu hậu quả của các xung đột địa chính trị hay trò chơi quyền lực”...

Đại sứ Dai Bing - Phó đại diện thường trực thứ nhất của Trung Quốc tại Liên hợp quốc - Ảnh: China Daily
Đại sứ Dai Bing - Phó đại diện thường trực thứ nhất của Trung Quốc tại Liên hợp quốc - Ảnh: China Daily

Phát biểu tại Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc mới đây, ông Dai Bing - Phó đại diện thường trực thứ nhất của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc - nói rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga “đang ngày càng leo thang và mở rộng”, giáng đòn mạnh vào thị trường lương thực và năng lượng toàn cầu, theo SCMP.

Từ khi Nga mở “chiến quân sự đặc biệt” tại Ukraine hôm 24/2, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia khác đã đồng loạt đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia này để gây áp lực với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin.

 

Người phát ngôn cấp cao của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo cuộc chiến ở Ukraine có thể đẩy hàng triệu người tại Trung Đông và châu Phi vào cảnh đói nghèo. Ai Cập hiện đã bắt đầu trợ cấp bánh mỳ cho người dân, còn các quốc gia như Yemen – nơi cũng đang hỗn loạn vì nội chiến – cảnh báo rằng sẽ có nhiều người không đủ khả năng mua thực phẩm.

“Việc này ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của nhiều người và đang gây ra các vấn đề mới về nhân đạo”, ông Bing nói. “Đa số các quốc gia đang phát triển không phải là một phần của cuộc xung đột này và không nên bị kéo vào đó. Họ cũng không nên bị buộc phải gánh chịu hậu quả của các xung đột địa chính trị hay trò chơi quyền lực”.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cho rằng rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt và phong tỏa kinh tế sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực và gây biến động giá cả, tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu, đẩy giá lương thực lên cao và tạo “gánh nặng không cần thiết” cho các nước đang phát triển.

Nhấn mạnh rằng xung đột leo thang không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, ông Dai kêu gọi Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đàm phán với Nga, đồng thời cảnh báo “việc theo đuổi đối đầu nhóm và an ninh tuyệt đối là cách tiếp cận thiếu an toàn nhất”.

Ông Dai cũng cho rằng thế giới đang đối mặt thách thức “nghiêm trọng” về an ninh lương thực và yêu cầu các cơ quan liên quan của Liên hiệp quốc “thể hiện vai trò chủ động” trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển chống lại các tác động.

Trung Quốc quan ngại xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực do xung đột Nga - Ukraine - Ảnh: SCMP
Trung Quốc quan ngại xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực do xung đột Nga - Ukraine - Ảnh: SCMP

Kể từ sau động thái của Nga hôm 24/2, giá lúa mỳ đã tăng hơn 50%. Giá ngô, dầu hướng dương và phân bón cũng đồng loạt tăng cao. Nga và Ukraine hiện chiếm khoảng 23% kim ngạch lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu. Ngoài ra, Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón kali hàng đầu thế giới - chất dinh dưỡng quan trọng cho các loại cây trồng lương thực quan trọng.

Hiện tại, vụ canh tác tại Ukraine đang bị gián đoạn do cuộc xung đột, trong khi xuất khẩu của Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp từng phạt.

Tháng trước, Abeer Etefa, người phát ngôn cấp cao của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hiệp quốc, cảnh báo cuộc chiến ở Ukraine có thể đẩy hàng triệu người tại Trung Đông và châu Phi vào cảnh đói nghèo. Ai Cập hiện đã bắt đầu trợ cấp bánh mỳ cho người dân, còn các quốc gia như Yemen – nơi cũng đang hỗn loạn vì nội chiến – cảnh báo rằng sẽ có nhiều người không đủ khả năng mua thực phẩm.

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đang cố gắng duy trì vị thế cân bằng trong bối cảnh phương Tây liên tục gây áp lực để Bắc Kinh không đứng về phía Nga trong vấn đề Ukraine.

Đầu tháng này, Trung Quốc là một trong 35 quốc gia bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu lên án hành động của Nga tại Ukraine của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Lá phiếu của Trung Quốc là phiếu trắng. Bắc Kinh nói rằng cuộc bỏ phiếu này nhằm tạo ra cơ hội mang lại hòa bình. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay vẫn từ chối lên án của cuộc tấn công của Nga và cũng không đồng ý cắt đứt quan hệ với Moscow.  Thay vào đó, nước này kêu gọi tìm một giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột, đồng thời nhấn mạnh rằng chủ quyền của Ukraine phải được tôn trọng.

Ngày 30/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với người đồng cấp Pakistani Shah Mahmood Qureshi. Cả hai bày tỏ quan ngại về “tác động lan tỏa của các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Nga”.