Trung Quốc và con đường tới xã hội tiêu thụ
Trong xã hội Trung Quốc cuối những năm 1970, một bữa ăn gồm cơm và thịt còn là giấc mơ của đa số người dân

Trung Quốc đang bước những bước dài đến một xã hội tiêu thụ.
Giá trị sử dụng gán cho một sản phẩm hay một dịch vụ, những ý nghĩa cùng những thái độ ứng xử trong tiêu dùng của người Trung Quốc hiện nay ngày càng bị chi phối bởi một nhu cầu chuyển tải một “giá trị mang ý nghĩa biểu tượng”.
Ta hãy thử xem GDP bình quân đầu người của Trung Quốc. Chỉ số này phản ánh mức độ giàu có của người dân ở một quốc gia: năm 1890, cách nay 117 năm, GDP bình quân của người Mỹ đã đạt đến mức 3.396 USD (giá USD năm 1990) trong khi GDP bình quân của người Trung Quốc chỉ mới vượt qua mức 1.000 USD vào năm 2003.
Theo mục tiêu chung do Đại hội Đảng lần thứ XVI (tháng 10/2002) đề ra, Trung Quốc dự kiến tăng GDP bình quân đầu người vượt hơn mức 3.000 USD (không tính tăng giá) vào năm 2020.
Trong xã hội Trung Quốc mở cửa và cải cách kinh tế theo hướng thị trường vào cuối những năm 1970, một bữa ăn gồm cơm và thịt còn là giấc mơ của đa số người dân. Theo thống kê, năm 1978 GDP bình quân đầu người dân là 379 nhân dân tệ - khoảng 100 USD - và cho dù điều này đã đưa Trung Quốc vào thứ hạng 100 trên tổng số hơn 190 quốc gia khác trên thế giới, nhưng vẫn đứng cạnh Zaire mà vào thời điểm ấy được biết đến như một quốc gia cực nghèo.
Do vậy, Trung Quốc cũng là một quốc gia nghèo tiêu biểu. Từ năm 1978-2005, GDP bình quân của người Trung Quốc đã tăng theo tốc độ bình quân hằng năm trên 9% trong suốt 27 năm để đạt mức 1.703 USD vào năm 2005, cho phép 200 triệu người Trung Quốc vượt qua ngưỡng nghèo đói.
Tuy nhiên, do gánh nặng dân số cùng những khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, GDP bình quân đầu người đã không phản ánh đúng mức thu nhập thực tế giữa những thành phố lớn và vừa ở phía đông của Trung Quốc.
Do vậy năm 2005, GDP bình quân đầu người ở Thượng Hải là 6.389 USD và ở Bắc Kinh là 5.504 USD, gấp 3,75 lần và 3,23 lần so với GDP bình quân đầu người của toàn Trung Quốc.
Một thiểu số các thành phố lớn của Trung Quốc đã bước vào một xã hội “tiêu thụ” do mức tiêu dùng của họ và nhất là do thái độ và những suy nghĩ của họ liên quan đến tiêu dùng. Liu Xin, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thuộc Đại học Nankai, ở Tianjin cho rằng từ năm 2002, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu diễn ra một bước ngoặt.
Đặc điểm của chu kỳ kinh tế mới là ở chỗ sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi những khu vực tập trung lớn về vốn như bất động sản và xe hơi mà người tiêu dùng chủ yếu là những thành phần dân cư có thu nhập cao. Sự phát triển của những khu vực này đã dẫn đến tăng trưởng nhanh của đầu tư vào lĩnh vực thép, nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng.
Cho dù Trung Quốc đã bước hay chưa bước hoàn toàn vào thời kỳ xã hội tiêu dùng, thì điều quan trọng là đã xuất hiện một tầng lớp những nhà giàu mới có sức mua vững chắc. Họ vừa chứng tỏ xã hội tiêu dùng là gì, vừa cho thấy văn hóa tiêu dùng là như thế nào. Tầng lớp xã hội này rất chuộng hình thức bên ngoài. Những nhà giàu mới này là những tác nhân tiêu dùng chính ở Trung Quốc.
Cho dù số lượng của họ còn hạn chế, song chính họ sẽ là những người khởi động và hướng dẫn các khuynh hướng tiêu dùng.
Theo Liu Xin, sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên vai trò động lực được thúc đẩy bởi việc tiêu dùng những sản phẩm de luxe của những người giàu có, trong khi tầng lớp đông đảo những người tiêu dùng có thu nhập bình thường khác bị đẩy xuống hàng thứ yếu trong cấu trúc tiêu dùng. Chủ nghĩa tiêu thụ có một tác động tích cực nhất định để chống lại thứ chủ nghĩa bình quân dưới thời nền kinh tế tập trung.
Ở một đất nước khi mà trong quá khứ, thực phẩm cơ bản trong mùa đông còn là bắp cải trắng vốn có thể dự trữ suốt mùa, còn ngày nay là có thể thưởng thức mọi thứ hoa trái của mỗi mùa, thậm chí là ăn bắp cải kèm với thịt vịt, thì rõ ràng đã có một bước tiến vĩ đại! Nhưng mọi chuyện đã rắc rối hơn nhiều.
Trong cuốn sách “Xã hội tiêu dùng” xuất bản năm 1970, nhà xã hội học Pháp Jean Baudrillard đã khẳng định chủ nghĩa tiêu thụ là một lối sống ở đó người ta tiêu dùng không phải để thỏa mãn những nhu cầu thật, mà là chạy theo thỏa mãn những khao khát bị “chào mời” và bị kích thích.
Nói cách khác, cái mà người ta tiêu dùng không phải là giá trị sử dụng của một sản phẩm hay của một dịch vụ mà đúng hơn đó là “ý nghĩa mang tính biểu tượng” mà họ chuyển tải.
Chẳng hạn: chắc chắn không phải giá trị sử dụng đã thúc đẩy những lao động “cổ trắng” thị dân mua xe hơi hàng hiệu hay những căn hộ cao cấp trong khi lại dè sẻn ăn, mặc, và trong khi trở thành nô lệ cho những khoản vay của mình, họ lại bị thúc đẩy bởi sự khao khát muốn cho những người khác thấy hình ảnh họ là một con người “thành đạt”, có một “vị trí” nhất định trong xã hội, có một cuộc sống đáng thèm muốn.
Rất đông người Trung Quốc giờ đang mơ tưởng những dự định tiêu dùng hoành tráng mà không quan tâm biết rằng liệu những những khoản tiêu dùng ấy có khiến họ gặp khó khăn hay không.
Đó phải chăng là những triệu chứng của một xã hội tiêu dùng?
Giá trị sử dụng gán cho một sản phẩm hay một dịch vụ, những ý nghĩa cùng những thái độ ứng xử trong tiêu dùng của người Trung Quốc hiện nay ngày càng bị chi phối bởi một nhu cầu chuyển tải một “giá trị mang ý nghĩa biểu tượng”.
Ta hãy thử xem GDP bình quân đầu người của Trung Quốc. Chỉ số này phản ánh mức độ giàu có của người dân ở một quốc gia: năm 1890, cách nay 117 năm, GDP bình quân của người Mỹ đã đạt đến mức 3.396 USD (giá USD năm 1990) trong khi GDP bình quân của người Trung Quốc chỉ mới vượt qua mức 1.000 USD vào năm 2003.
Theo mục tiêu chung do Đại hội Đảng lần thứ XVI (tháng 10/2002) đề ra, Trung Quốc dự kiến tăng GDP bình quân đầu người vượt hơn mức 3.000 USD (không tính tăng giá) vào năm 2020.
Trong xã hội Trung Quốc mở cửa và cải cách kinh tế theo hướng thị trường vào cuối những năm 1970, một bữa ăn gồm cơm và thịt còn là giấc mơ của đa số người dân. Theo thống kê, năm 1978 GDP bình quân đầu người dân là 379 nhân dân tệ - khoảng 100 USD - và cho dù điều này đã đưa Trung Quốc vào thứ hạng 100 trên tổng số hơn 190 quốc gia khác trên thế giới, nhưng vẫn đứng cạnh Zaire mà vào thời điểm ấy được biết đến như một quốc gia cực nghèo.
Do vậy, Trung Quốc cũng là một quốc gia nghèo tiêu biểu. Từ năm 1978-2005, GDP bình quân của người Trung Quốc đã tăng theo tốc độ bình quân hằng năm trên 9% trong suốt 27 năm để đạt mức 1.703 USD vào năm 2005, cho phép 200 triệu người Trung Quốc vượt qua ngưỡng nghèo đói.
Tuy nhiên, do gánh nặng dân số cùng những khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, GDP bình quân đầu người đã không phản ánh đúng mức thu nhập thực tế giữa những thành phố lớn và vừa ở phía đông của Trung Quốc.
Do vậy năm 2005, GDP bình quân đầu người ở Thượng Hải là 6.389 USD và ở Bắc Kinh là 5.504 USD, gấp 3,75 lần và 3,23 lần so với GDP bình quân đầu người của toàn Trung Quốc.
Một thiểu số các thành phố lớn của Trung Quốc đã bước vào một xã hội “tiêu thụ” do mức tiêu dùng của họ và nhất là do thái độ và những suy nghĩ của họ liên quan đến tiêu dùng. Liu Xin, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thuộc Đại học Nankai, ở Tianjin cho rằng từ năm 2002, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu diễn ra một bước ngoặt.
Đặc điểm của chu kỳ kinh tế mới là ở chỗ sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi những khu vực tập trung lớn về vốn như bất động sản và xe hơi mà người tiêu dùng chủ yếu là những thành phần dân cư có thu nhập cao. Sự phát triển của những khu vực này đã dẫn đến tăng trưởng nhanh của đầu tư vào lĩnh vực thép, nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng.
Cho dù Trung Quốc đã bước hay chưa bước hoàn toàn vào thời kỳ xã hội tiêu dùng, thì điều quan trọng là đã xuất hiện một tầng lớp những nhà giàu mới có sức mua vững chắc. Họ vừa chứng tỏ xã hội tiêu dùng là gì, vừa cho thấy văn hóa tiêu dùng là như thế nào. Tầng lớp xã hội này rất chuộng hình thức bên ngoài. Những nhà giàu mới này là những tác nhân tiêu dùng chính ở Trung Quốc.
Cho dù số lượng của họ còn hạn chế, song chính họ sẽ là những người khởi động và hướng dẫn các khuynh hướng tiêu dùng.
Theo Liu Xin, sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên vai trò động lực được thúc đẩy bởi việc tiêu dùng những sản phẩm de luxe của những người giàu có, trong khi tầng lớp đông đảo những người tiêu dùng có thu nhập bình thường khác bị đẩy xuống hàng thứ yếu trong cấu trúc tiêu dùng. Chủ nghĩa tiêu thụ có một tác động tích cực nhất định để chống lại thứ chủ nghĩa bình quân dưới thời nền kinh tế tập trung.
Ở một đất nước khi mà trong quá khứ, thực phẩm cơ bản trong mùa đông còn là bắp cải trắng vốn có thể dự trữ suốt mùa, còn ngày nay là có thể thưởng thức mọi thứ hoa trái của mỗi mùa, thậm chí là ăn bắp cải kèm với thịt vịt, thì rõ ràng đã có một bước tiến vĩ đại! Nhưng mọi chuyện đã rắc rối hơn nhiều.
Trong cuốn sách “Xã hội tiêu dùng” xuất bản năm 1970, nhà xã hội học Pháp Jean Baudrillard đã khẳng định chủ nghĩa tiêu thụ là một lối sống ở đó người ta tiêu dùng không phải để thỏa mãn những nhu cầu thật, mà là chạy theo thỏa mãn những khao khát bị “chào mời” và bị kích thích.
Nói cách khác, cái mà người ta tiêu dùng không phải là giá trị sử dụng của một sản phẩm hay của một dịch vụ mà đúng hơn đó là “ý nghĩa mang tính biểu tượng” mà họ chuyển tải.
Chẳng hạn: chắc chắn không phải giá trị sử dụng đã thúc đẩy những lao động “cổ trắng” thị dân mua xe hơi hàng hiệu hay những căn hộ cao cấp trong khi lại dè sẻn ăn, mặc, và trong khi trở thành nô lệ cho những khoản vay của mình, họ lại bị thúc đẩy bởi sự khao khát muốn cho những người khác thấy hình ảnh họ là một con người “thành đạt”, có một “vị trí” nhất định trong xã hội, có một cuộc sống đáng thèm muốn.
Rất đông người Trung Quốc giờ đang mơ tưởng những dự định tiêu dùng hoành tráng mà không quan tâm biết rằng liệu những những khoản tiêu dùng ấy có khiến họ gặp khó khăn hay không.
Đó phải chăng là những triệu chứng của một xã hội tiêu dùng?