Trung ương biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới
Những kết quả lớn đạt được tại hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Chiều 11/10, hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã bế mạc, hoàn thành các nội dung chương trình đề ra, sau 7 ngày làm việc.
"Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các báo cáo, đề án", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại phiên bế mạc.
Theo Tổng bí thư, Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết của hội nghị.
Kiên trì xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém
Trong đó, đáng chú ý, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu nhận thức đầy đủ, đúng đắn thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức để chuẩn bị trước những điều kiện và có những chính sách, biện pháp ứng phó phù hợp, có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt khi nước ta đã cùng 11 nước khác đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, hội nghị nhất trí cho rằng, cần tiếp tục rà soát thật kỹ, xác định đúng các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn của nền kinh tế, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá.
Đặt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng.
Chú trọng thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, phát triển văn hóa-xã hội, xây dựng con người.
Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là lành mạnh hóa và bảo đảm cân đối thu-chi ngân sách nhà nước, giảm dần bội chi, kiểm soát nợ công thật sự an toàn.
Kiên quyết, kiên trì xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém, nâng cao độ an toàn, tin cậy của hệ thống các ngân hàng thương mại; đồng thời nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công, xử lý dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.
Bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới
Về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, theo Tổng bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị, kể từ sau hội nghị Trung ương 11 (tháng 5/2015) đã bám sát phương hướng công tác nhân sự Đại hội 12 được Trung ương thông qua, chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 12.
Trung ương cũng biểu dương các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương đã chuẩn bị chu đáo nhân sự đại hội cấp mình, đồng thời tổ chức nghiêm túc việc lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương ở vòng 1, vòng 2, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự.
Tổng bí thư cho biết, trên cơ sở phương hướng và quy trình công tác nhân sự, kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng, “Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét khách quan, công tâm, toàn diện về dự kiến danh sách nhân sự mới lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 và các phương án lựa chọn”.
"Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành với báo cáo của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 11 tái cử khóa 12, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội); về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt”, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vẫn theo ông, “Trung ương nhất trí cho rằng, việc thảo luận và thống nhất cao về vấn đề này là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể”.
Tại hội nghị, Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 (cả ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết).
Trung ương cũng đã ghi phiếu đề xuất danh sách các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 đủ tiêu chuẩn, điều kiện tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 và ghi phiếu đề xuất, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 12.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự căn cứ nghị quyết của hội nghị, báo cáo giải trình, tiếp thu của Bộ Chính trị và các ý kiến đóng góp của Trung ương, tiếp tục xem xét, rà soát thật kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại các hội nghị Trung ương tiếp theo.
"Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các báo cáo, đề án", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại phiên bế mạc.
Theo Tổng bí thư, Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết của hội nghị.
Kiên trì xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém
Trong đó, đáng chú ý, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu nhận thức đầy đủ, đúng đắn thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức để chuẩn bị trước những điều kiện và có những chính sách, biện pháp ứng phó phù hợp, có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt khi nước ta đã cùng 11 nước khác đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, hội nghị nhất trí cho rằng, cần tiếp tục rà soát thật kỹ, xác định đúng các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn của nền kinh tế, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá.
Đặt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng.
Chú trọng thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, phát triển văn hóa-xã hội, xây dựng con người.
Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là lành mạnh hóa và bảo đảm cân đối thu-chi ngân sách nhà nước, giảm dần bội chi, kiểm soát nợ công thật sự an toàn.
Kiên quyết, kiên trì xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém, nâng cao độ an toàn, tin cậy của hệ thống các ngân hàng thương mại; đồng thời nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công, xử lý dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.
Bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới
Về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, theo Tổng bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị, kể từ sau hội nghị Trung ương 11 (tháng 5/2015) đã bám sát phương hướng công tác nhân sự Đại hội 12 được Trung ương thông qua, chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 12.
Trung ương cũng biểu dương các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương đã chuẩn bị chu đáo nhân sự đại hội cấp mình, đồng thời tổ chức nghiêm túc việc lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương ở vòng 1, vòng 2, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự.
Tổng bí thư cho biết, trên cơ sở phương hướng và quy trình công tác nhân sự, kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng, “Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét khách quan, công tâm, toàn diện về dự kiến danh sách nhân sự mới lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 và các phương án lựa chọn”.
"Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành với báo cáo của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 11 tái cử khóa 12, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội); về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt”, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vẫn theo ông, “Trung ương nhất trí cho rằng, việc thảo luận và thống nhất cao về vấn đề này là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể”.
Tại hội nghị, Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 (cả ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết).
Trung ương cũng đã ghi phiếu đề xuất danh sách các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 đủ tiêu chuẩn, điều kiện tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 và ghi phiếu đề xuất, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 12.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự căn cứ nghị quyết của hội nghị, báo cáo giải trình, tiếp thu của Bộ Chính trị và các ý kiến đóng góp của Trung ương, tiếp tục xem xét, rà soát thật kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại các hội nghị Trung ương tiếp theo.