“Truy” trách nhiệm quản lao động nước ngoài tại Việt Nam
Đã có độ vênh về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an
Đã có độ vênh về số liệu lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an.
Tiếp tục nóng trong chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã được mời “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên chất vấn sáng 21/8 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, về quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
Tại báo cáo phục vụ cho phiên chất vấn này, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cung cấp số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại thời điểm tháng 7/2012 là 77.087 người, trong đó đã được cấp giấy phép lao động là 49.983 người (chiếm 67,15%) và chưa được cấp giấy phép lao động là 24.455 người (chiếm 32,85%).
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Bùi Sỹ Lợi tỏ ý nghi ngờ về các con số này và đề nghị vị đại diện Bộ Công an trao đổi thêm.
Thứ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện có khoảng 78.440 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, so với năm 2011 tăng 6%. Số lao động đã cấp phép là hơn 41.529 người, 5.581 không thuộc diện cấp phép và chưa được cấp phép là hơn 31.330 người, chiếm tỷ lệ hơn 39,9%.
Người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động chiếm 54%, trong đó hợp đồng từ 24 đến 36 tháng 76,4%, dưới 12 tháng hơn 23,6%, ông Lâm cho biết cụ thể hơn.
Vị lãnh đạo Bộ Công an cũng nhấn mạnh rằng, xử lý vi phạm của lao động nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhất là với lao động đến từ các nước châu Phi. Họ rất nghèo, nước họ cũng không có đại sứ quán ở Việt Nam để yêu cầu phối hợp, nếu đưa vào trung tâm quản lý hay mua vé cho họ về thì khó khăn về ngân sách, ông Lâm phân trần.
Lấy ví dụ về người Trung Quốc sang khám bệnh tại Việt Nam, như ở phòng khám Maria, khi có vi phạm họ rời Việt Nam cũng không ai biết, đại biểu Lợi tiếp tục bày tỏ quan ngại về quản lý lao động nước ngoài.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền cũng cho rằng còn một số điểm chưa rõ về giải pháp trong quản lý lao động nước ngoài. Các dự án bauxite ở Tây Nguyên rất đông lao động phổ thông là người Trung Quốc, lao động kỹ thuật có thể cần, còn lao động phổ thông sao cũng toàn người nước ngoài, ông Thuyền chất vấn.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An Ninh Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị cần làm rõ trách nhiệm nếu không có giải pháp hiệu quả để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay.
Khẳng định Bộ đã làm đúng chức năng trong quản lý lao động nước ngoài, Bộ trưởng Chuyền cho biết theo quy định hiện hành các doanh nghiệp khi sử dụng trên 500 lao động phổ thông thì thông báo trước 60 ngày cho địa phương, hết thời hạn đó nếu địa phương không tuyển được thì họ sẽ tự tuyển. Nếu sử dụng dưới 500 lao động thì chỉ cần báo trước 30 ngày. Bên cạnh đó một số lao động cũng lợi dụng quy định làm việc dưới 3 tháng không cần cấp phép, khi gần hết 3 tháng sẽ về nước, sau đó lại sang.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, tới đây sẽ phối hợp quản lý để hạn chế lao động phổ thông là người nước ngoài, Bộ trưởng nói. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, trách nhiệm quản lý người nước ngoài nói chung và quản lý người lao động nói riêng trong nghị định quy định rõ là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, khi các chất vấn về trách nhiệm vẫn tiếp tục được đặt ra.
Liên quan đến chất vấn về trách nhiệm của Bộ Công an, thứ trưởng Lâm khẳng định, Bộ thường xuyên quản lý và đã phát hiện ra nhiều vấn đề phức tạp trong lao động nước ngoài tại Việt Nam. "Vừa qua phần lớn những vấn đề đó chúng tôi phối hợp với các ngành chức năng để quản lý, kiến nghị với các ngành để phối hợp xử lý, đảm bảo nắm được thực trạng của lao động nước ngoài cũng như cộng đồng người nước ngoài nói chung ở Việt Nam", ông Lâm nói.
Với chất vấn của đại biểu Thuyền về lao động phổ thông quá nhiều tại các dự án bauxite ở Đắc Nông và ở Lâm Đồng, thứ trưởng Lâm cho biết đã "thấy rất rõ".
Cụ thể hơn, ông Lâm nói ở đây lao động không phép rất đông, dự án Nhân Cơ 200/313 lao động không có phép. Hay ở Tân Rai - Lâm Đồng cũng 300/576 lao động không có phép. "Phương hướng chung là đưa họ về nước thôi", ông Lâm trả lời về giải pháp.
Tiếp tục nóng trong chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã được mời “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên chất vấn sáng 21/8 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, về quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
Tại báo cáo phục vụ cho phiên chất vấn này, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cung cấp số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại thời điểm tháng 7/2012 là 77.087 người, trong đó đã được cấp giấy phép lao động là 49.983 người (chiếm 67,15%) và chưa được cấp giấy phép lao động là 24.455 người (chiếm 32,85%).
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Bùi Sỹ Lợi tỏ ý nghi ngờ về các con số này và đề nghị vị đại diện Bộ Công an trao đổi thêm.
Thứ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện có khoảng 78.440 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, so với năm 2011 tăng 6%. Số lao động đã cấp phép là hơn 41.529 người, 5.581 không thuộc diện cấp phép và chưa được cấp phép là hơn 31.330 người, chiếm tỷ lệ hơn 39,9%.
Người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động chiếm 54%, trong đó hợp đồng từ 24 đến 36 tháng 76,4%, dưới 12 tháng hơn 23,6%, ông Lâm cho biết cụ thể hơn.
Vị lãnh đạo Bộ Công an cũng nhấn mạnh rằng, xử lý vi phạm của lao động nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhất là với lao động đến từ các nước châu Phi. Họ rất nghèo, nước họ cũng không có đại sứ quán ở Việt Nam để yêu cầu phối hợp, nếu đưa vào trung tâm quản lý hay mua vé cho họ về thì khó khăn về ngân sách, ông Lâm phân trần.
Lấy ví dụ về người Trung Quốc sang khám bệnh tại Việt Nam, như ở phòng khám Maria, khi có vi phạm họ rời Việt Nam cũng không ai biết, đại biểu Lợi tiếp tục bày tỏ quan ngại về quản lý lao động nước ngoài.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền cũng cho rằng còn một số điểm chưa rõ về giải pháp trong quản lý lao động nước ngoài. Các dự án bauxite ở Tây Nguyên rất đông lao động phổ thông là người Trung Quốc, lao động kỹ thuật có thể cần, còn lao động phổ thông sao cũng toàn người nước ngoài, ông Thuyền chất vấn.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An Ninh Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị cần làm rõ trách nhiệm nếu không có giải pháp hiệu quả để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay.
Khẳng định Bộ đã làm đúng chức năng trong quản lý lao động nước ngoài, Bộ trưởng Chuyền cho biết theo quy định hiện hành các doanh nghiệp khi sử dụng trên 500 lao động phổ thông thì thông báo trước 60 ngày cho địa phương, hết thời hạn đó nếu địa phương không tuyển được thì họ sẽ tự tuyển. Nếu sử dụng dưới 500 lao động thì chỉ cần báo trước 30 ngày. Bên cạnh đó một số lao động cũng lợi dụng quy định làm việc dưới 3 tháng không cần cấp phép, khi gần hết 3 tháng sẽ về nước, sau đó lại sang.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, tới đây sẽ phối hợp quản lý để hạn chế lao động phổ thông là người nước ngoài, Bộ trưởng nói. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, trách nhiệm quản lý người nước ngoài nói chung và quản lý người lao động nói riêng trong nghị định quy định rõ là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, khi các chất vấn về trách nhiệm vẫn tiếp tục được đặt ra.
Liên quan đến chất vấn về trách nhiệm của Bộ Công an, thứ trưởng Lâm khẳng định, Bộ thường xuyên quản lý và đã phát hiện ra nhiều vấn đề phức tạp trong lao động nước ngoài tại Việt Nam. "Vừa qua phần lớn những vấn đề đó chúng tôi phối hợp với các ngành chức năng để quản lý, kiến nghị với các ngành để phối hợp xử lý, đảm bảo nắm được thực trạng của lao động nước ngoài cũng như cộng đồng người nước ngoài nói chung ở Việt Nam", ông Lâm nói.
Với chất vấn của đại biểu Thuyền về lao động phổ thông quá nhiều tại các dự án bauxite ở Đắc Nông và ở Lâm Đồng, thứ trưởng Lâm cho biết đã "thấy rất rõ".
Cụ thể hơn, ông Lâm nói ở đây lao động không phép rất đông, dự án Nhân Cơ 200/313 lao động không có phép. Hay ở Tân Rai - Lâm Đồng cũng 300/576 lao động không có phép. "Phương hướng chung là đưa họ về nước thôi", ông Lâm trả lời về giải pháp.