Truyền hình vẫn nắm ngôi “vương”
Khảo sát cũng một lần nữa khẳng định, tivi vẫn dành ưu thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng
Ngày 11/9/2012, tại Tp.HCM, công ty truyền thông TNS Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông trên phạm vi cả nước.
Kết quả khảo sát được đánh giá là cơ sở cho các chủ sở hữu phương tiện truyền thông, đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty quảng cáo, nhà nghiên cứu làm cơ sở phục vụ cho kế hoạch phát triển thị trường của mình.
Kết quả khảo sát được đánh giá là cơ sở cho các chủ sở hữu phương tiện truyền thông, đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty quảng cáo, nhà nghiên cứu làm cơ sở phục vụ cho kế hoạch phát triển thị trường của mình.
Theo thông tin ông Trương Sỹ Ánh, Cố vấn Nghiên cứu và Thống kê của TNS chia sẻ, nội dung khảo sát xoay quanh về mức độ phủ sóng của các kênh truyền hình chính; phương tiện thu phát sóng truyền hình; mức độ và thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của người dân gồm tivi, đài, báo và tạp chí, Internet, điện thoại di động, xem băng đĩa.
Bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc TNS cho biết, đây là lần đầu tiên khảo sát được thực hiện trên toàn quốc nhằm mang đến cái nhìn toàn diện về thị trường truyền thông Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp tại 4.800 hộ gia đình tại các tỉnh, thành phố, người được phỏng vấn ở độ tuổi 15 – 54 tuổi.
Bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc TNS cho biết, đây là lần đầu tiên khảo sát được thực hiện trên toàn quốc nhằm mang đến cái nhìn toàn diện về thị trường truyền thông Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp tại 4.800 hộ gia đình tại các tỉnh, thành phố, người được phỏng vấn ở độ tuổi 15 – 54 tuổi.
Truyền hình vẫn là kênh yêu thích
Kết quả khảo sát cho thấy, tùy theo từng vùng miền mà nhu cầu và thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau. Tuy nhiên, truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất với 83% dân số xem truyền hình mỗi ngày, trong đó 95% đánh giá cao vai trò của phương tiện truyền thông này.
Hiện tại, mỗi ngày, người dân khu vực Đồng bằng sông Hồng dành 247 phút để xem tivi, 23 phút để nghe đài, 14 phút để đọc báo in và 60 phút lên Internet; khu vực Đông Nam Bộ được đánh giá thời gian đọc báo nhiều nhất (28 phút) và cũng lên Internet nhiều (76 phút).
Khảo sát cũng một lần nữa khẳng định, tivi vẫn dành ưu thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Trong ngày, từ 12h trở đi, tivi được sử dụng nhiều; giờ vàng được chọn là khoảng thời gian từ 19-22h hàng ngày.
Quảng cáo theo đối tượng khách hàng mục tiêu
Theo bà Mai cho biết, qua khảo sát sơ bộ, doanh thu quảng cáo trên truyền hình vẫn tăng trưởng trong thời gian qua. Năm 2011, doanh thu quảng cáo trên truyền hình chiếm 81% tổng doanh số quảng cáo (không tính quảng cáo ngoài trời).
Theo các chuyên gia, trong thời điểm thị trường khủng hoảng, hoạt động quảng cáo càng cạnh tranh gay gắt. Nếu trong thời điểm này, doanh nghiệp không được người tiêu dùng chú ý là dễ mất thị phần, và khi kinh tế phục hồi sẽ rất khó khôi phục lại vị trí. Do đó, cắt giảm ngân sách cho marketing trong thời điểm này là quyết định có thể để lại nhiều hệ lụy. Đây chính là vấn đề hóc búa cho doanh nghiệp ở những thời điểm khó khăn hiện tại.
Theo các chuyên gia, trong thời điểm thị trường khủng hoảng, hoạt động quảng cáo càng cạnh tranh gay gắt. Nếu trong thời điểm này, doanh nghiệp không được người tiêu dùng chú ý là dễ mất thị phần, và khi kinh tế phục hồi sẽ rất khó khôi phục lại vị trí. Do đó, cắt giảm ngân sách cho marketing trong thời điểm này là quyết định có thể để lại nhiều hệ lụy. Đây chính là vấn đề hóc búa cho doanh nghiệp ở những thời điểm khó khăn hiện tại.
Qua chia sẻ của các công ty quảng cáo, hoạt động marketing của doanh nghiệp thông qua hình thức quảng cáo giảm rõ rệt. Nhìn chung tình hình hoạt động quảng cáo tại các đầu báo đều giảm sút nhiều so với trước. Theo bà Mai, tùy theo khách hàng mục tiêu mà các doanh nghiệp lựa chọn đầu báo để làm quảng bá. Thông thường các sản phẩm, mặt hàng cao cấp thường chọn các tạp chí để quảng cáo hơn là báo in và đài phát thanh. Tùy theo đối tượng, khu vực thị trường mà daonh nghiệp lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với thói quen tiếp cận thông tin của người dân.
Chẳng hạn, với kết quả khảo sát lần này, người tiêu dùng cả nước vẫn đánh giá truyền hình là kênh cung cấp thông tin và tác động đến quyết định mua sắm của họ nhiều nhất; riêng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Internet, báo in được đánh giá các là kênh thông tin có tầm ảnh hưởng chỉ sau tivi.
Còn theo tính toán, bình quân trên toàn quốc tỷ lệ xem tivi đến 83%, sử dụng Internet là 25%, nghe đài và đọc báo in là cùng mức 16%, cuối cùng là xem băng đĩa 8%.
Chẳng hạn, với kết quả khảo sát lần này, người tiêu dùng cả nước vẫn đánh giá truyền hình là kênh cung cấp thông tin và tác động đến quyết định mua sắm của họ nhiều nhất; riêng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Internet, báo in được đánh giá các là kênh thông tin có tầm ảnh hưởng chỉ sau tivi.
Còn theo tính toán, bình quân trên toàn quốc tỷ lệ xem tivi đến 83%, sử dụng Internet là 25%, nghe đài và đọc báo in là cùng mức 16%, cuối cùng là xem băng đĩa 8%.
Xét về từng khu vực, ở tất cả các nơi, ngoại trừ ĐBSCL, Internet trở thành phương tiện truyền thông phổ biến thứ 2, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với truyền hình. Tuy nhiên, Internet vẫn chỉ là phương tiện bổ sung cho truyền hình, chưa có được sự thay thế.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra điểm đáng chú ý là thói quen của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi theo xu hướng lựa chọn các kênh công nghệ thay thế dần kênh thông tin truyền thống nhờ tính nhanh nhạy. Vì thế, để có hiệu quả trong hoạt động truyền thông, doanh nghiệp cần tính toán chọn lựa kênh quảng bá. Các kênh quảng bá khác như báo in, Internet, trên điện thoại di động cũng là kênh hỗ trợ marketing đắc lực. Ngoài việc đóng vai trò cao trong hoạt động marketing, chúng còn có thể giúp doanh nghiệp với được tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)