Từ năm học 2010-2011 mới thực hiện chính sách học phí mới
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo
Ngày 19/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015.
Trong tổng số 452 đại biểu có mặt, có 32 đại biểu không tán thành và 9 đại biểu không biểu quyết.
Theo nghị quyết này, những cơ chế tài chính không liên quan đến học phí được áp dụng từ năm tài khóa 2010. Còn chính sách học phí mới được thực hiện từ năm học 2010 - 2011.
Riêng năm học 2009 -2010, việc điều chỉnh tăng trần học phí tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập (trừ đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp nghề) chỉ thực hiện ở mức thấp mang tính quá độ trước khi thực hiện lộ trình điều chỉnh học phí từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014 - 2015.
Nghị quyết cũng nêu rõ, đối với các chương trình đại trà tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, trong điều kiện nguồn lực Nhà nước chưa đủ để miễn học phí thì mức học phí được xác định theo từng vùng và ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với thu nhập bình quân và khả năng đóng góp thực tế của hộ gia đình, thực hiện tăng dần theo lộ trình hợp lý, mức trần chỉ áp dụng vào năm học 2014 - 2015.
Đối với các chương trình đại trà tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập, học phí được xác định theo các nhóm ngành nghề đào tạo và các bậc học, gắn với chất lượng đào tạo, thực hiện lộ trình tăng dần, phù hợp với nguyên tắc chia sẻ và khả năng đóng góp thực tế của người học.
Về đổi mới chính sách học phí, học bổng và hỗ trợ người học theo hướng học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân, hướng tới miễn học phí vào thời điểm thích hợp.Tiếp tục thực hiện không thu học phí đối với học sinh tiểu học.
Đối với học sinh mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và người học xóa mù chữ, phổ cập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên: Thực hiện miễn học phí đối với học sinh là con của người có công với nước, đối tượng chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh hộ cận nghèo; hỗ trợ kinh phí cho học sinh hộ thu nhập quá thấp không có đủ điều kiện tối thiểu đi học.
Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đặc biệt xuất sắc, học sinh đạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi quốc gia và đoạt huy chương tại các kỳ thi quốc tế được xem xét cấp học bổng để học đại học.
Học phí đối với đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Tổng học phí của các cơ sở đào tạo công lập chiếm không quá 40% tổng chi thường xuyên.
Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách; giảm 50% học phí cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; học sinh, sinh viên hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền tại ngân hàng chính sách xã hội để học; tiếp tục thực hiện chế độ học bổng chính sách để hỗ trợ học sinh, sinh viên hộ nghèo, gia đình chính sách và học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên học giỏi. Sinh viên tốt nghiệp đặc biệt xuất sắc được cấp học bổng để học tiếp ở trong nước và nước ngoài.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo được thực hiện chương trình chất lượng cao và được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Thực hiện kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học, các chương trình đào tạo và áp dụng cơ chế gắn học phí với chất lượng đào tạo, nghị quyết định hướng.
Về tổ chức thực hiện, Chính phủ quyết định cụ thể và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo quy định của nghị quyết này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ, tổ chức xây dựng mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Trong tổng số 452 đại biểu có mặt, có 32 đại biểu không tán thành và 9 đại biểu không biểu quyết.
Theo nghị quyết này, những cơ chế tài chính không liên quan đến học phí được áp dụng từ năm tài khóa 2010. Còn chính sách học phí mới được thực hiện từ năm học 2010 - 2011.
Riêng năm học 2009 -2010, việc điều chỉnh tăng trần học phí tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập (trừ đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp nghề) chỉ thực hiện ở mức thấp mang tính quá độ trước khi thực hiện lộ trình điều chỉnh học phí từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014 - 2015.
Nghị quyết cũng nêu rõ, đối với các chương trình đại trà tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, trong điều kiện nguồn lực Nhà nước chưa đủ để miễn học phí thì mức học phí được xác định theo từng vùng và ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với thu nhập bình quân và khả năng đóng góp thực tế của hộ gia đình, thực hiện tăng dần theo lộ trình hợp lý, mức trần chỉ áp dụng vào năm học 2014 - 2015.
Đối với các chương trình đại trà tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập, học phí được xác định theo các nhóm ngành nghề đào tạo và các bậc học, gắn với chất lượng đào tạo, thực hiện lộ trình tăng dần, phù hợp với nguyên tắc chia sẻ và khả năng đóng góp thực tế của người học.
Về đổi mới chính sách học phí, học bổng và hỗ trợ người học theo hướng học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân, hướng tới miễn học phí vào thời điểm thích hợp.Tiếp tục thực hiện không thu học phí đối với học sinh tiểu học.
Đối với học sinh mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và người học xóa mù chữ, phổ cập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên: Thực hiện miễn học phí đối với học sinh là con của người có công với nước, đối tượng chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh hộ cận nghèo; hỗ trợ kinh phí cho học sinh hộ thu nhập quá thấp không có đủ điều kiện tối thiểu đi học.
Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đặc biệt xuất sắc, học sinh đạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi quốc gia và đoạt huy chương tại các kỳ thi quốc tế được xem xét cấp học bổng để học đại học.
Học phí đối với đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Tổng học phí của các cơ sở đào tạo công lập chiếm không quá 40% tổng chi thường xuyên.
Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách; giảm 50% học phí cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; học sinh, sinh viên hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền tại ngân hàng chính sách xã hội để học; tiếp tục thực hiện chế độ học bổng chính sách để hỗ trợ học sinh, sinh viên hộ nghèo, gia đình chính sách và học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên học giỏi. Sinh viên tốt nghiệp đặc biệt xuất sắc được cấp học bổng để học tiếp ở trong nước và nước ngoài.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo được thực hiện chương trình chất lượng cao và được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Thực hiện kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học, các chương trình đào tạo và áp dụng cơ chế gắn học phí với chất lượng đào tạo, nghị quyết định hướng.
Về tổ chức thực hiện, Chính phủ quyết định cụ thể và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo quy định của nghị quyết này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ, tổ chức xây dựng mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.