Tu nghiệp sinh tại Nhật: Cực chẳng đã mới phải trốn
Tỷ lệ bỏ trốn cao khiến lao động Việt Nam mất uy tín với doanh nghiệp Nhật
Số lượng lao động Việt Nam tham gia chương trình tu nghiệp sinh Nhật vẫn đạt thấp mặc dù nước sở tại đang gia tăng trở lại nhu cầu tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài cùng với nhiều chính sách ưu đãi.
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Nhật theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 17 năm, cả nước đã đưa được 40.000 lao động sang Nhật theo chương trình này và hiện có khoảng 17.000 người đang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại nước này.
Mất uy tín vì tỷ lệ bỏ trốn cao
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Hàng không - một trong những doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường Nhật, cho rằng, con số này quá thấp so với nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật. Nước này có nhu cầu tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài lên đến trên 70.000 người hàng năm, trong khi đó, Việt Nam chỉ đưa được trên dưới 5.000 lao động theo chương trình này.
Theo ông Lê Văn Thanh, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn đến việc tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật đạt thấp là do tỷ lệ bỏ trốn ở mức cao. Thực tế cho thấy kết quả tăng hay giảm lao động sang Nhật liên quan trực tiếp đến tỉ lệ bỏ trốn.
Số liệu từ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật cho thấy, năm 2003 khi tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn chiếm đến 30% số lao động đưa đi, thì số lao động đi tu nghiệp sinh tại nước này không bao giờ vượt quá 3.000 người. Những năm tiếp theo, khi tỷ lệ lao động bỏ trốn giảm mạnh thì số lượng lao động Việt Nam sang Nhật tăng đều hàng năm.
Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (Lod) - một trong những doanh nghiệp có uy tín trong việc đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật, cho biết, việc người lao động bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp nhiều khiến một số xí nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật ngại tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Nhật không cấp visa cho tu nghiệp sinh Việt Nam vào tu nghiệp, làm việc tại những xí nghiệp, nghiệp đoàn đã có tu nghiệp sinh bỏ trốn.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã “dị ứng” và thẳng thừng từ chối lao động thuộc một số tỉnh ở Việt Nam như Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là những tỉnh mà theo họ lao động đã có tiếng về vi phạm, bỏ trốn luôn ở mức cao. Đây cũng là lý do khiến Lod không tuyển lao động thuộc những tỉnh này.
Cực chẳng đã mới phải trốn
Anh Lê Văn Hiên, Nghệ An, đã từng có thời gian tham gia chương trình tu nghiệp ở Nhật kể với VnEconomy rằng, anh đi tu nghiệp sinh tại Nhật ba năm và đã trốn ra ngoài mất một năm. Trong thời gian 3 năm (với năm đầu tiên không được làm thêm, chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp bằng 70% lương tối thiểu), khoản tiền tích lũy được không nhiều, trong khi chi phí ở Nhật lại đắt đỏ, khoảng nợ ở nhà trước lúc đi lại chưa trả hết.
“Cực chẳng đã tôi mới phải trốn ra ngoài làm việc để có thêm thu nhập gửi về trả nợ”, anh Hiên nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề lao động bỏ trốn, một lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho rằng, sở dĩ lao động bỏ trốn nhiều là họ phải bỏ ra chi phí quá lớn trước lúc đi, lên đến hàng trăm triệu đồng. Lao động bỏ trốn là muốn có thêm thời gian làm việc, kiếm thêm thu nhập, bù đắp chi phí, chứ chẳng ai lại thích sống không hợp pháp cả.
Theo thông báo tuyển dụng của một số doanh nghiệp khai thác thị trường Nhật, chi phí mà người lao động phải nộp để được sang Nhật Bản là từ 5.000 - 10.000 USD, trong đó có 1.500 USD phí môi giới, một khoản nhỏ tiền học nghề, tiền ký quỹ, còn lại là tiền đặt cọc chống trốn. Số tiền đặt cọc tại một số doanh nghiệp lên đến 10.000 USD. Nhiều doanh nghiệp còn yêu cầu người lao động phải có tài sản thế chấp khác như nhà đất.
Trao đổi với VnEconomy, nhiều doanh nghiệp thừa nhận chi phí mà lao động bỏ ra để đi tu nghiệp sinh Nhật Bản hiện quá cao. Thế nhưng theo họ thì không còn cách nào khác để đối phó lại với tình trạng lao động bỏ trốn. “Đặt cọc cao thế mà họ còn chấp nhận mất để trốn ra ngoài làm việc thì nếu doanh nghiệp không thu tiền đặt cọc, lấy gì đảm bảo lao động không trốn”, giám đốc một doanh nghiệp bức xúc.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này, để giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn, tạo uy tín cho lao động Việt Nam, tăng số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật, doanh nghiệp không nên chọn cách đánh vào kinh tế người lao động.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với điều kiện làm việc và chính sách tiền lương tối thiểu tốt như ở Nhật hiện nay, cộng thêm việc không bị áp lực từ khoản chi phí bỏ ra ban đầu, lao động sẽ có ý thức hơn trong vấn chấp hành pháp luật nước sở tại. Vì thế, vấn đề cốt lõi ở đây là doanh nghiệp nên “chống trốn” bằng cách nâng cao nhận thức cho người lao động.
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Nhật theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 17 năm, cả nước đã đưa được 40.000 lao động sang Nhật theo chương trình này và hiện có khoảng 17.000 người đang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại nước này.
Mất uy tín vì tỷ lệ bỏ trốn cao
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Hàng không - một trong những doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường Nhật, cho rằng, con số này quá thấp so với nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật. Nước này có nhu cầu tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài lên đến trên 70.000 người hàng năm, trong khi đó, Việt Nam chỉ đưa được trên dưới 5.000 lao động theo chương trình này.
Theo ông Lê Văn Thanh, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn đến việc tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật đạt thấp là do tỷ lệ bỏ trốn ở mức cao. Thực tế cho thấy kết quả tăng hay giảm lao động sang Nhật liên quan trực tiếp đến tỉ lệ bỏ trốn.
Số liệu từ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật cho thấy, năm 2003 khi tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn chiếm đến 30% số lao động đưa đi, thì số lao động đi tu nghiệp sinh tại nước này không bao giờ vượt quá 3.000 người. Những năm tiếp theo, khi tỷ lệ lao động bỏ trốn giảm mạnh thì số lượng lao động Việt Nam sang Nhật tăng đều hàng năm.
Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (Lod) - một trong những doanh nghiệp có uy tín trong việc đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật, cho biết, việc người lao động bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp nhiều khiến một số xí nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật ngại tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Nhật không cấp visa cho tu nghiệp sinh Việt Nam vào tu nghiệp, làm việc tại những xí nghiệp, nghiệp đoàn đã có tu nghiệp sinh bỏ trốn.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã “dị ứng” và thẳng thừng từ chối lao động thuộc một số tỉnh ở Việt Nam như Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là những tỉnh mà theo họ lao động đã có tiếng về vi phạm, bỏ trốn luôn ở mức cao. Đây cũng là lý do khiến Lod không tuyển lao động thuộc những tỉnh này.
Cực chẳng đã mới phải trốn
Anh Lê Văn Hiên, Nghệ An, đã từng có thời gian tham gia chương trình tu nghiệp ở Nhật kể với VnEconomy rằng, anh đi tu nghiệp sinh tại Nhật ba năm và đã trốn ra ngoài mất một năm. Trong thời gian 3 năm (với năm đầu tiên không được làm thêm, chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp bằng 70% lương tối thiểu), khoản tiền tích lũy được không nhiều, trong khi chi phí ở Nhật lại đắt đỏ, khoảng nợ ở nhà trước lúc đi lại chưa trả hết.
“Cực chẳng đã tôi mới phải trốn ra ngoài làm việc để có thêm thu nhập gửi về trả nợ”, anh Hiên nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề lao động bỏ trốn, một lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho rằng, sở dĩ lao động bỏ trốn nhiều là họ phải bỏ ra chi phí quá lớn trước lúc đi, lên đến hàng trăm triệu đồng. Lao động bỏ trốn là muốn có thêm thời gian làm việc, kiếm thêm thu nhập, bù đắp chi phí, chứ chẳng ai lại thích sống không hợp pháp cả.
Theo thông báo tuyển dụng của một số doanh nghiệp khai thác thị trường Nhật, chi phí mà người lao động phải nộp để được sang Nhật Bản là từ 5.000 - 10.000 USD, trong đó có 1.500 USD phí môi giới, một khoản nhỏ tiền học nghề, tiền ký quỹ, còn lại là tiền đặt cọc chống trốn. Số tiền đặt cọc tại một số doanh nghiệp lên đến 10.000 USD. Nhiều doanh nghiệp còn yêu cầu người lao động phải có tài sản thế chấp khác như nhà đất.
Trao đổi với VnEconomy, nhiều doanh nghiệp thừa nhận chi phí mà lao động bỏ ra để đi tu nghiệp sinh Nhật Bản hiện quá cao. Thế nhưng theo họ thì không còn cách nào khác để đối phó lại với tình trạng lao động bỏ trốn. “Đặt cọc cao thế mà họ còn chấp nhận mất để trốn ra ngoài làm việc thì nếu doanh nghiệp không thu tiền đặt cọc, lấy gì đảm bảo lao động không trốn”, giám đốc một doanh nghiệp bức xúc.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này, để giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn, tạo uy tín cho lao động Việt Nam, tăng số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật, doanh nghiệp không nên chọn cách đánh vào kinh tế người lao động.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với điều kiện làm việc và chính sách tiền lương tối thiểu tốt như ở Nhật hiện nay, cộng thêm việc không bị áp lực từ khoản chi phí bỏ ra ban đầu, lao động sẽ có ý thức hơn trong vấn chấp hành pháp luật nước sở tại. Vì thế, vấn đề cốt lõi ở đây là doanh nghiệp nên “chống trốn” bằng cách nâng cao nhận thức cho người lao động.