Từ nhân vật tưởng tượng đến top 25 thương hiệu ăn khách nhất
Thoạt đầu là những nhân vật truyện tranh, hoạt hình, game hay những nhân vật tưởng tượng trên phim ảnh, những cái tên này đã trở thành thương hiệu đem lại nhiều doanh thu nhất.
Ra mắt từ năm 1996, hình ảnh những chú Pokémon hay tiêu biểu nhất là Pikachu đã phổ biến toàn cầu. Năm 2016, trò chơi Pokémon GO cũng tạo nên một cơn sốt khi phá kỷ lục tải về với 135 triệu lượt tải. Năm 2018, Pokémon GO lọt vào top trò chơi di động doanh thu cao nhất, kiếm về 795 triệu USD. Đến nay vẫn còn một cộng đồng hàng triệu người chơi thường xuyên rải rác trên khắp thế giới.Con số ghi nhận được cho đến thời điểm hiện tại thì doanh thu đến từ thương hiệu truyền thông Pokémon là 92,1 tỷ USD, trong đó đóng góp nhiều nhất là các mặt hàng ăn theo với hơn 61 tỷ USD. Ngoài ra, Nintendo còn kiếm bộn từ video game với 17 tỷ USD, 10 tỷ USD từ thẻ bài, cùng nhiều hoạt động truyền thông sinh lời khác.
Số liệu được công bố trên trang TitleMax
Các mặt hàng ăn theo Harry Potter được rao bán trên eBay
Thương hiệu truyện tranh Jump/Jump Shounen ở Nhật, Harry Potter của nước Anh lần lượt chiếm nốt hai vị trí cuối trong top 10. Doanh thu ghi nhận lần lượt là 34,1 tỷ USD và 30,8 tỷ USD. Trong khi tạp chí Jump Shounen chủ yếu kiếm tiền nhờ xuất bản truyện tranh (33 tỷ USD), doanh thu của cậu bé phù thủy đa dạng hơn nhiều. Harry Potter kiếm 9,1 tỷ USD từ phòng vé, 7,7 tỷ USD từ bán sách tiểu thuyết, 7,3 tỷ USD từ các mặt hàng ăn theo khác.Đứng ở vị trí thứ 11 là một cái tên cực kỳ nổi tiếng hiện nay, Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU). Có mặt từ 2008, thương hiệu đã thu về 29,1 tỷ USD, trong đó góp nhiều nhất là phim chiếu rạp với 18,4 tỷ USD. Riêng bom tấn Avengers: Endgame còn đạt doanh thu phòng vé cao nhất mọi thời đại - 2,79 tỷ USD. Không chỉ là thương hiệu điện ảnh thành công nhất theo doanh thu phòng vé, MCU cũng là thương hiệu truyền thông trẻ nhất trong danh sách, chỉ mới hơn 10 năm.Trong top 25 thương hiệu của chúng ta, đáng ngạc nhiên là vắng bóng cái tên Superman. Thay vào đó, Spider-Man lại chính là siêu anh hùng giỏi kiếm tiền nhất – đứng vị trí thứ 12. Xét về khả năng kiếm tiền, các mặt hàng ăn theo Người Nhện đem về 14,8 tỷ USD, còn doanh thu phòng vé cũng đạt 6 tỷ USD, bên cạnh nhiều nguồn thu khác.Danh sách 25 thương hiệu và số liệu doanh thu được TitleMax tham khảo từ Wikipedia, tổng hợp từ nhiều loại hình giải trí bao gồm: video game, sản phẩm ăn theo, thẻ bài, truyện tranh, phim chiếu rạp, phim phòng khách, sách, phim truyền hình, âm nhạc, bảo tàng và trình diễn sân khấu.
Spider-Man cũng là thương hiệu đem lại doanh thu lớn nhờ sản phẩm ăn theo.