Tuần này họp bàn chuyện doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA
Một nghị định mới dự kiến sẽ xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA
Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 131 về quản lý và sử dụng ODA sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến trong tuần này, ngay trước thềm hội nghị giữa kỳ các nhà tư vấn cho Việt Nam (CG).
Kế hoạch ban hành nghị định thay thế Nghị định 131 đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ hoàn tất dự thảo nghị định thay thế để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý 4/2012.
Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay nghị định sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ-CP bao gồm ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác.
Bên cạnh đó, sẽ xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay kém ưu đãi khác của các nhà tài trợ nhằm thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn này.
Ngoài ra, nghị định mới cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác cho phù hợp với yêu cầu mới và các quy định hiện hành của pháp luật.
Trong các nội dung này, việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA là nội dung gây chú ý nhất trong thời gian qua, cho dù trong quá trình soạn thảo, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.
Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các hiệp định và trong số này, Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng…
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã thu hút được hơn 2,1 tỷ USD vốn ODA cam kết, trong khi giải ngân chỉ đạt 530 triệu USD.
Kế hoạch ban hành nghị định thay thế Nghị định 131 đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ hoàn tất dự thảo nghị định thay thế để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý 4/2012.
Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay nghị định sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ-CP bao gồm ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác.
Bên cạnh đó, sẽ xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay kém ưu đãi khác của các nhà tài trợ nhằm thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn này.
Ngoài ra, nghị định mới cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác cho phù hợp với yêu cầu mới và các quy định hiện hành của pháp luật.
Trong các nội dung này, việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA là nội dung gây chú ý nhất trong thời gian qua, cho dù trong quá trình soạn thảo, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.
Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các hiệp định và trong số này, Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng…
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã thu hút được hơn 2,1 tỷ USD vốn ODA cam kết, trong khi giải ngân chỉ đạt 530 triệu USD.