Tuần qua, giá hàng hóa biến động mạnh cùng Hy Lạp
Những tin tức dè dặt về "công cuộc" giải cứu Hy Lạp đã trở thành nhân tố chính chi phối giá cả hàng hóa toàn cầu trong tuần
Những tin tức dè dặt liên quan tới "công cuộc" giải cứu Hy Lạp khỏi gánh nặng nợ công đã trở thành nhân tố chính chi phối giá cả hàng hóa toàn cầu trong tuần giao dịch vừa qua.
Trong đó, giá vàng thế giới đi ngang, còn dầu thô bị đẩy lên cao nhất 9 tháng.
Xăng, dầu đồng loạt tăng giá mạnh
Tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thô ngọt nhẹ tại sàn New York đã tăng được 4,6%. Đây là tuần thứ hai liên tiếp, giá dầu kỳ hạn đi lên. Tương tự với dầu thô, giá xăng tương lai trong tuần qua cũng tiến được 1,4%, dầu sưởi nhích nhẹ 0,2%.
Đáng chú ý, trong phiên cuối tuần trước (17/2), với mức chốt 103,24 USD/thùng, tương ứng tăng 0,9%, giá dầu thô tại sàn New York đang ở cao nhất kể từ 10/5/2011. Trong khi giá xăng, dầu sưởi giảm nhẹ xuống các mức 3,02 USD và 3,19 USD/gallon.
Tuy nhiên, cần phải lưu tâm rằng, một yếu tố cũng đang có tác động đa chiều và sâu sắc lên thị trường năng lượng tuần qua, đặc biệt là với xăng, dầu sưởi là tình hình địa chính trị ở Trung Đông, với tâm điểm là Iran, đang tồn tại nhiều vấn đề bất ổn kéo dài.
Vàng đi ngang, bạc, đồng giảm
Ngược chiều với thị trường dầu thô, giá vàng tuần qua bộc lộ rõ nét sự thận trọng của nhà đầu tư trước tình hình bất ổn ở Hy Lạp. Biên độ tăng giảm trong phần lớn các phiên giao dịch của tuần đều rất hạn hẹp, không có cao trào hay đột phá đáng kể nào.
Chốt phiên giao dịch 17/2, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York giảm 2,5 USD, tương ứng 0,1%, xuống 1.725,90 USD/ounce. Phạm vi giao dịch trong ngày là từ 1.718,6 - 1.737,5 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vnàg không thay đổi.
Cùng đi xuống với giá vàng, giá bạc kỳ hạn giảm 0,5% xuống 33,22 USD/ounce, đưa mức giảm cả tuần lên 1,1%. Giá đồng hạ 2,2% còn 3,71 USD/lb, cả tuần giảm 4%. Palladium giảm 1,2% xuống 688,1 USD/ounce cuối phiên 17/2, cả tuần hạ 2,1%.
Ca cao tăng mạnh, cà phê giảm
Cũng chịu tác động bởi cùng những yếu tố như trên, nhưng giá nhiều mặt hàng nông sản tuần qua có sự biến động khá lớn, như giá ca cao kỳ hạn tăng mạnh 45 USD so với cuối tuần trước, trong khi giá cà phê kỳ hạn trượt khá mạnh.
Cụ thể, chốt ngày 17/2, ca cao đứng ở mức 2.345 USD/tấn; cà phê arabica 202,35 cent/lb; ngô 645,25 cent/bushel; bông 92,65 cent/lb; đường thô 23,77 cent/lb; đậu tương 1.273 cent/bushel; yến mạch 320,25 cent/bushel; gạo chưa xay xát 14,385 USD/cwt.
Trong khi chốt tuần trước, ca cao là 2.300 USD/tấn; cà phê arabica 215,95 cent/lb; ngô 644,5 cent/bushel; bông 96,34 cent/lb; đường thô 23,94 cent/lb; đậu tương 1.232,5 cent/bushel; yến mạch 314,25 cent/bushel và gạo chưa xay, xát 13,875 USD/cwt.
Trong đó, giá vàng thế giới đi ngang, còn dầu thô bị đẩy lên cao nhất 9 tháng.
Xăng, dầu đồng loạt tăng giá mạnh
Tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thô ngọt nhẹ tại sàn New York đã tăng được 4,6%. Đây là tuần thứ hai liên tiếp, giá dầu kỳ hạn đi lên. Tương tự với dầu thô, giá xăng tương lai trong tuần qua cũng tiến được 1,4%, dầu sưởi nhích nhẹ 0,2%.
Đáng chú ý, trong phiên cuối tuần trước (17/2), với mức chốt 103,24 USD/thùng, tương ứng tăng 0,9%, giá dầu thô tại sàn New York đang ở cao nhất kể từ 10/5/2011. Trong khi giá xăng, dầu sưởi giảm nhẹ xuống các mức 3,02 USD và 3,19 USD/gallon.
Tuy nhiên, cần phải lưu tâm rằng, một yếu tố cũng đang có tác động đa chiều và sâu sắc lên thị trường năng lượng tuần qua, đặc biệt là với xăng, dầu sưởi là tình hình địa chính trị ở Trung Đông, với tâm điểm là Iran, đang tồn tại nhiều vấn đề bất ổn kéo dài.
Vàng đi ngang, bạc, đồng giảm
Ngược chiều với thị trường dầu thô, giá vàng tuần qua bộc lộ rõ nét sự thận trọng của nhà đầu tư trước tình hình bất ổn ở Hy Lạp. Biên độ tăng giảm trong phần lớn các phiên giao dịch của tuần đều rất hạn hẹp, không có cao trào hay đột phá đáng kể nào.
Chốt phiên giao dịch 17/2, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York giảm 2,5 USD, tương ứng 0,1%, xuống 1.725,90 USD/ounce. Phạm vi giao dịch trong ngày là từ 1.718,6 - 1.737,5 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vnàg không thay đổi.
Cùng đi xuống với giá vàng, giá bạc kỳ hạn giảm 0,5% xuống 33,22 USD/ounce, đưa mức giảm cả tuần lên 1,1%. Giá đồng hạ 2,2% còn 3,71 USD/lb, cả tuần giảm 4%. Palladium giảm 1,2% xuống 688,1 USD/ounce cuối phiên 17/2, cả tuần hạ 2,1%.
Ca cao tăng mạnh, cà phê giảm
Cũng chịu tác động bởi cùng những yếu tố như trên, nhưng giá nhiều mặt hàng nông sản tuần qua có sự biến động khá lớn, như giá ca cao kỳ hạn tăng mạnh 45 USD so với cuối tuần trước, trong khi giá cà phê kỳ hạn trượt khá mạnh.
Cụ thể, chốt ngày 17/2, ca cao đứng ở mức 2.345 USD/tấn; cà phê arabica 202,35 cent/lb; ngô 645,25 cent/bushel; bông 92,65 cent/lb; đường thô 23,77 cent/lb; đậu tương 1.273 cent/bushel; yến mạch 320,25 cent/bushel; gạo chưa xay xát 14,385 USD/cwt.
Trong khi chốt tuần trước, ca cao là 2.300 USD/tấn; cà phê arabica 215,95 cent/lb; ngô 644,5 cent/bushel; bông 96,34 cent/lb; đường thô 23,94 cent/lb; đậu tương 1.232,5 cent/bushel; yến mạch 314,25 cent/bushel và gạo chưa xay, xát 13,875 USD/cwt.