Tuần tới, Việt Nam sẽ chào bán 1 tỷ USD trái phiếu
Theo nguồn tin của VnEconomy, tuần tới Việt Nam sẽ chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế bằng USD với kỳ hạn 10 năm
Theo nguồn tin của VnEconomy, tuần tới Việt Nam sẽ chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế bằng USD với kỳ hạn 10 năm.
Theo đó, tuần tới Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà sẽ dẫn đầu một đoàn công tác thuộc các bộ ngành chức năng của Việt Nam đi tổ chức các cuộc giới thiệu chào bán trái phiếu ngoại tệ cho các nhà đầu tư tại Hồng Kông (ngày 18/1), London (19/1), Boston (20/1) và New York (21/1).
Chính phủ Việt Nam cũng đã thuê một tổ hợp các nhà bảo lãnh có tên tuổi hàng đầu thế giới (có trụ sở tại Anh, Mỹ và Đức) để thực hiện đợt chào bán này.
Hiện Việt Nam được Moody’s Investors Service xếp hạng tín nhiệm ở mức Ba3 (thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu - Baa3). Theo hệ thống định mức tín nhiệm của Moody’s áp dụng trong dài hạn, mức cao nhất là Aaa, tiếp đến là Aa1, Aa2, Aa3, A1, A2, A3, Baa1, Baa2, Baa3, Ba1, Ba2, Ba3, B1, B2, B3, Caa, Ca, C.
Theo JPMorgan Emerging Market Bond Index Plus, tuần trước, mức chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu của thị trường mới nổi so với trái phiếu kho bạc Mỹ là 2,79%, từ mức 4,16% trong năm 2009.
Việc phát hành trái phiếu này tuân thủ theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính lựa chọn thời gian thích hợp để triển khai kế hoạch phát hành. Bộ Tài chính được chủ động xác định thời hạn và lãi suất của trái phiếu trong quá trình chào bán và định giá trái phiếu với điều kiện đảm bảo lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm không quá 7%/năm.
Lượng vốn huy động từ trái phiếu quốc tế phát hành theo 2 nghị quyết trên được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải, dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na.
Trước đó, vào tháng 10/2005, Việt Nam đã thành công trong lần đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế với tổng giá trị huy động 750 triệu USD, lãi suất 7,125%/năm.
Theo đó, tuần tới Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà sẽ dẫn đầu một đoàn công tác thuộc các bộ ngành chức năng của Việt Nam đi tổ chức các cuộc giới thiệu chào bán trái phiếu ngoại tệ cho các nhà đầu tư tại Hồng Kông (ngày 18/1), London (19/1), Boston (20/1) và New York (21/1).
Chính phủ Việt Nam cũng đã thuê một tổ hợp các nhà bảo lãnh có tên tuổi hàng đầu thế giới (có trụ sở tại Anh, Mỹ và Đức) để thực hiện đợt chào bán này.
Hiện Việt Nam được Moody’s Investors Service xếp hạng tín nhiệm ở mức Ba3 (thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu - Baa3). Theo hệ thống định mức tín nhiệm của Moody’s áp dụng trong dài hạn, mức cao nhất là Aaa, tiếp đến là Aa1, Aa2, Aa3, A1, A2, A3, Baa1, Baa2, Baa3, Ba1, Ba2, Ba3, B1, B2, B3, Caa, Ca, C.
Theo JPMorgan Emerging Market Bond Index Plus, tuần trước, mức chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu của thị trường mới nổi so với trái phiếu kho bạc Mỹ là 2,79%, từ mức 4,16% trong năm 2009.
Việc phát hành trái phiếu này tuân thủ theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính lựa chọn thời gian thích hợp để triển khai kế hoạch phát hành. Bộ Tài chính được chủ động xác định thời hạn và lãi suất của trái phiếu trong quá trình chào bán và định giá trái phiếu với điều kiện đảm bảo lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm không quá 7%/năm.
Lượng vốn huy động từ trái phiếu quốc tế phát hành theo 2 nghị quyết trên được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải, dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na.
Trước đó, vào tháng 10/2005, Việt Nam đã thành công trong lần đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế với tổng giá trị huy động 750 triệu USD, lãi suất 7,125%/năm.