Tuột dốc ba phiên, Phố Wall hốt hoảng
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp, do nhà đầu tư lo lắng về khủng hoảng nợ công châu Âu
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp, vẫn bắt nguồn từ những lo lắng của nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang ngày một xấu đi và những bằng chứng cho thấy tình hình suy giảm tại châu Âu đang tác động tới các công ty Mỹ, chẳng hạn như hãng UPS.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 24/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 104,14 điểm, tương ứng 0,82%, xuống còn 12.617,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,21 điểm, tương ứng 0,90%, xuống đóng cửa ở mức 1.338,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm tới 27,16 điểm, tương ứng 0,94%, xuống đóng cửa ở mức 2.862,99 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,71 tỷ cổ phiếu được sang tay trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng ngày 6,74 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, số mã giảm điểm vượt trội số tăng điểm với tỷ lệ 22/7, còn tại sàn Nasdaq là 17/7.
Bằng chứng mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ở châu Âu đã tác động mạnh lên kết quả kinh doanh của các công ty Mỹ là báo cáo kinh doanh của hãng UPS. Phiên hôm qua, cổ phiếu của UPS đã giảm 4,6% xuống còn 74,34 USD. Sự đi xuống của cổ phiếu này đã khiến chỉ số Dow Jones lĩnh vực vận tải giảm 1,2%.
Tuy nhiên, đà suy giảm của thị trường đã được cản lại sau khi tờ Wall Street Journal cho biết, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tiến gần tới việc đưa ra các gói cứu trợ mới nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất doanh nghiệp và mở rộng thị trường lao động. Đây được xem là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh yếu kém hiện nay.
Trên thực tế, trong những phát biểu gần đây của giới chức Mỹ cũng để ngỏ khả năng thực hiện một chương trình nới lỏng định lượng thứ ba nhằm cứu vãn nền kinh tế đang thụt lùi, song về thời điểm thực hiện thì vẫn còn khá lấp lửng. Đứng trước những dấu hiệu suy giảm gần đây, giới phân tích tin rằng đã tới lúc tung ra kế hoạch mới.
Sự tin tưởng của thị trường vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới đã giúp các chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua rút ngắn mức giảm, song sau giờ giao dịch, các chỉ số tương lai S&P 500 và Nasdaq lại bị một cú sốc mới tác động, đó là kết quả kinh doanh thất vọng của hãng Apple.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 24/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 104,14 điểm, tương ứng 0,82%, xuống còn 12.617,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,21 điểm, tương ứng 0,90%, xuống đóng cửa ở mức 1.338,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm tới 27,16 điểm, tương ứng 0,94%, xuống đóng cửa ở mức 2.862,99 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,71 tỷ cổ phiếu được sang tay trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng ngày 6,74 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, số mã giảm điểm vượt trội số tăng điểm với tỷ lệ 22/7, còn tại sàn Nasdaq là 17/7.
Bằng chứng mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ở châu Âu đã tác động mạnh lên kết quả kinh doanh của các công ty Mỹ là báo cáo kinh doanh của hãng UPS. Phiên hôm qua, cổ phiếu của UPS đã giảm 4,6% xuống còn 74,34 USD. Sự đi xuống của cổ phiếu này đã khiến chỉ số Dow Jones lĩnh vực vận tải giảm 1,2%.
Tuy nhiên, đà suy giảm của thị trường đã được cản lại sau khi tờ Wall Street Journal cho biết, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tiến gần tới việc đưa ra các gói cứu trợ mới nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất doanh nghiệp và mở rộng thị trường lao động. Đây được xem là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh yếu kém hiện nay.
Trên thực tế, trong những phát biểu gần đây của giới chức Mỹ cũng để ngỏ khả năng thực hiện một chương trình nới lỏng định lượng thứ ba nhằm cứu vãn nền kinh tế đang thụt lùi, song về thời điểm thực hiện thì vẫn còn khá lấp lửng. Đứng trước những dấu hiệu suy giảm gần đây, giới phân tích tin rằng đã tới lúc tung ra kế hoạch mới.
Sự tin tưởng của thị trường vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới đã giúp các chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua rút ngắn mức giảm, song sau giờ giao dịch, các chỉ số tương lai S&P 500 và Nasdaq lại bị một cú sốc mới tác động, đó là kết quả kinh doanh thất vọng của hãng Apple.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.721,46 | 12.617,32 | 104,14 | 0,82 |
S&P 500 | 1.350,52 | 1.338,31 | 12,21 | 0,90 | |
Nasdaq | 2.890,15 | 2.862,99 | 27,16 | 0,94 | |
Anh | FTSE 100 | 5.533,87 | 5.499,23 | 34,64 | 0,63 |
Pháp | CAC 40 | 3.101,53 | 3.074,68 | 26,85 | 0,87 |
Đức | DAX | 6.419,33 | 6.390,41 | 28,92 | 0,45 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.508,32 | 8.488,09 | 20,23 | 0,24 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.053,47 | 18.903,20 | 150,27 | 0,79 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.141,40 | 2.146,59 | 5,19 | 0,24 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.028,73 | 7.006,35 | 20,38 | 0,29 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.789,44 | 1.793,93 | 4,49 | 0,25 |
Singapore | Straits Times | 2.982,49 | 2.998,44 | 15,95 | 0,53 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |