Tỷ phú Bloomberg: Từ nhân viên đếm tiền tới thị trưởng New York
Sự nghiệp tại thành phố New York của tỷ phú Michael Bloomberg bắt đầu trong hầm chứa tiền nóng hầm hập của một ngân hàng
Sự nghiệp tại thành phố New York của tỷ phú Michael Bloomberg bắt đầu trong hầm chứa tiền nóng hầm hập của một ngân hàng.
Chỉ trong vòng có 20 năm, Bloomberg đã biến 10 triệu USD tiền bồi thường thôi việc từ nhà băng giờ không còn tồn tại này thành hãng tin tài chính Bloomberg trị giá nhiều tỷ USD. Ông còn là thị trưởng New York, và là một trong những tỷ phú có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong hành trình nhiều thăng trầm đó, Bloomberg, người giàu thứ 11 tại Mỹ hiện nay, còn là một nhà từ thiện tích cực và một phi công cừ khôi.
Theo trang Business Insider, Michael Bloomberg sinh vào đúng ngày Valentine 14/2/1942 trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Boston, bang Masachusetts. Ông trải qua những năm tháng thơ ấu ở thành phố Medford, cũng thuộc tiểu bang này. Cha ông phải làm việc 7 ngày mỗi tuần với nghề kế toán tại một công ty sữa địa phương để nuôi sống gia đình gồm 4 người.
Bloomberg tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins vào năm 1964 với tấm bằng cử nhân về kỹ thuật điện. Sau đó, ông tiếp tục học lên và nhận bằng MBA từ Đại học Harvard. Vào năm 1966, Bloomberg nộp đơn xin vào trường đào tạo sỹ quan không quân nhưng không được nhận vì ông có bàn chân phẳng.
Năm 1966, Bloomberrg được một ngân hàng đầu tư có tên Salomon Brothers ở New York nhận vào làm với mức lương khởi điểm 9.000 USD/tháng.
Ban đầu, Bloomberg làm việc trong hầm chứa tiền của Salomon. Trong cuốn sách “Bloomberg on Bloomberg”, ông kể lại: “Quần áo lót của chúng tôi đẫm mồ hôi trong hầm chứa tiền của ngân hàng chẳng có lấy một chiếc điều hòa không khí. Thi thoảng chỉ có một bịch 6 lon bia để giải tỏa cái nóng. Mỗi buổi chiều, chúng tôi phải đếm số trái phiếu và chứng chỉ cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD được gửi vào ngân hàng để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay qua đêm. Đến thập niên 1980, thì công việc như thế đã trở nên cổ xưa như chiếc xe ngựa kéo”.
Dần dần, Bloomberg thăng tiến lên những vị trí cao hơn và trở thành một nhà giao dịch trái phiếu và đối tác góp vốn ở Salomon Brothers vào năm 1972. Ở thời điểm đó, ông làm việc 12 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần.
Vào cuối thập niên 1970, ông đảm nhiệm vị trí người đứng đầu bộ phận giao dịch cổ phiếu. Năm 1976, ông kết hôn với người vợ đầu tiên, bà Susan Brown. Họ có hai người con là Emma và Georgina. Tuy nhiên, cặp đôi đã ly dị vào năm 1993.
Năm 1979, CEO John Gutfreund của Salomon Brothers yêu cầu Bloomberg thôi vị trí quản lý mảng giao dịch cổ phiếu để tới làm việc ở bộ phận hệ thống máy tính khi đó còn non trẻ. Đây bị coi là một sự giáng chức đối với Bloomberg. Tuy nhiên, về sau, Bloomberg có lẽ phải cảm ơn Gutfreund vì những kinh nghiệm mà ông đã thu thập được ở nhiệm vụ mới này.
Vào ngày 31/7/1981, mọi thứ ở Salomon Brothers đã thay đổi. Đêm đó, các thành viên của ngân hàng này được mời tới một cuộc họp và được thông báo, ngân hàng sẽ sáp nhập vào một công ty giao dịch hàng hóa có tên Phibro Corporation. Phibro là một công ty đại chúng, nên việc sáp nhập vào công ty này đồng nghĩa với việc Salomon cũng sẽ là một công ty đại chúng, và nhiều trong số thành viên của Salomon sẽ trở nên cực giàu. Tất cả đã ăn mừng trong đêm đó.
Nhưng một bất ngờ nữa đã xảy ra. Vào ngày hôm sau, 1/8/1981, Bloomberg có cuộc họp với CEO John Gutfreund và tại cuộc họp này, ông được yêu cầu phải rời khỏi Salomon. Ở tuổi 39, Bloomberg rời khỏi ngân hàng này với gói bồi thường thôi việc 10 triệu USD gồm tiền mặt và trái phiếu chuyển đổi.
Sau khi chính thức rời Salomon vào ngày 30/9/1981, Bloomberg đứng ra thành lập một công ty công nghệ thông tin riêng. Ông muốn đem tới sự minh bạch và hiệu quả cho những người mua và bán các công cụ tài chính.
Bloomberg đã chi 4 triệu USD tiền túi từ số tiền bồi thường thôi việc 10 triệu USD mà Salomon Brothers trả cho ông để phát triển một hệ thống máy tính nhằm cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật điện mà ông học được từ Đại học Johns Hopkins. Ban đầu, công ty của Bloomberg có tên là Innovative Market Solutions, bao gồm ông và 4 người khác hợp tác để tạo ra và lập trình một thiết bị cuối máy tính (Bloomberg Terminal) cho phép các nhà giao dịch cập nhật thông tin về thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ.
Vào năm 1982, khách hàng đầu tiên của Bloomberg là ngân hàng Merill Lynch đã đặt mua vào lắp đặt 22 thiết bị cuối máy tính MarketMaster. Bên cạnh đó, Merrill Lynch cũng chi 30 triệu USD để đổi lấy cổ phần 30% trong công ty của Bloomberg. Văn phòng của Bloomberg hiện nay ở New York có 22 bể cá, tượng trưng cho 22 thiết bị cuối máy tính đầu tiên bán được này.
Thập niên 1980 là thời gian ăn nên làm ra của công ty mà Bloomberg thành lập. Năm 1986, công ty này đổi tên từ Innovative Market Systems thành Bloomberg L.P. Đến năm 1987, Bloomberg đã bán được thiết bị cuối máy tính thứ 5.000 và thiết lập nền tảng cho các hệ thống giao dịch của riêng mình. Năm 1989, Bloomberg mua lại 1/3 số cổ phần 30% mà Merrill Lynch nắm giữ với giá 200 triệu USD. Thương vụ này định giá Bloomberg ở mức 2 tỷ USD chỉ 8 năm sau ngày thành lập công ty.
Thập niên 1990 chứng kiến một loạt bộ phận truyền thông khác được thành lập trong Bloomberg L.P., bao gồm mạng tin tức Bloomberg Business News, đài phát thanh Bloomberg Radio, kênh truyền hình Bloomberg TV và tạp chí Bloomberg Markets Magazine.
Thiết bị Bloomberg Terminal thứ 100.000 đã được lắp đặt vào năm 1998. Với mức phí 1.500 USD/tháng mỗi thiết bị, công ty tư nhân của Bloomberg đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ. Đến thời điểm này, Bloomberg L.P. đã có văn phòng khắp thế giới và hiện diện khắp nơi trên các thị trường tài chính lớn. Hiện tại, công ty này đã có hơn 310.000 đăng ký sử dụng dịch vụ tin tức và thông tin tài chính và 15.000 nhân viên trên phạm vi toàn cầu.
Khi đã có sức mạnh tài chính, tỷ phú Bloomberg bắt đầu xuất hiện trên chính trường. Năm 2001, ông quyết định ra tranh cử chức thị trưởng thành phố New York với tư cách một ứng viên của đảng Cộng hòa. Trước đó, ông thuộc đảng Dân chủ, nhưng quyết định chuyển đảng với mong muốn có cơ hội giành thắng lợi lớn hơn.
Ít người xem Bloomberg có cơ hội thắng cử, nhưng vào năm 2002, ông đã nhậm chức thị trưởng New York sau khi chi ra 74 triệu USD để vận động tranh cử. Ông chỉ nhận mức lương 1 USD/năm cho chức vụ này và đã nỗ lực hết sức để tái thiết khu vực bị phá hủy của New York trong sự kiện tấn công khủng bố ngày 11/9. Trở thành thị trưởng New York, Bloomberg thôi chức Giám đốc điều hành (CEO) của công ty và cử Lex Stanwick vào vị trí này.
Nhiều người cho rằng, sau vụ 11/9, thành phố New York sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức như tội phạm gia tăng, các doanh nghiệp rời đi, và thành phố sẽ mất nhiều năm để hồi phục. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức vào năm 2002, thị trưởng Bloomberg đã giảm số người xin trợ cấp xã hội được 25%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 40%, tội phạm giảm 35%. Từ tháng 10/2009 tới nay, số việc làm mới được tạo thêm trong khu vực tư nhân ở New York nhiều gần gấp đôi so với 10 thành phố lớn nhất ở Mỹ sau New York gộp lại.
Hiện Bloomberg đang ở trong nhiệm kỳ thị trưởng New York thứ ba. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Bloomberg, tỷ lệ ủng hộ ông đã có lúc giảm xuống còn 24%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã hồi phục nhanh chóng và với chiến dịch tranh cử tiêu tốn 85 triệu USD, Bloomberg đã trúng cử nhiệm kỳ thứ hai. Vào năm 2007, Bloomberg tuyên bố từ bỏ đảng Cộng hòa và trở thành một chính trị gia độc lập. Cuộc chạy đua tranh cử nhiệm kỳ thị trưởng thứ ba của Bloomberg tiêu tốn 90 triệu USD, nhưng đã đưa ông trở thành 1 trong 4 thị trưởng New York tại vị lâu nhất.
Tuy chỉ nhận lương 1 USD từ chức thị trưởng New York, Bloomberg sở hữu giá trị tài sản ròng 22 tỷ USD và là người giàu thứ 11 ở Mỹ theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Ông cũng được cho là người giàu nhất ở New York.
Tính đến nay, Bloomberg đã dành 2,4 tỷ USD cho hoạt động từ thiện trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát huy các sáng kiến của chính phủ, nghệ thuật và giáo dục. Riêng trong năm 2011, ông đã tài trợ 330 triệu USD cho các hoạt động này. Bloomberg đã tài trợ nhiều cho Đại học Princeton. Trường này đã lấy tên con gái ông là Emma B. Bloomberg để đặt tên cho một ký túc xá trong trường sau khi cô Emma tốt nghiệp vào năm 2001.
Giống như nhiều tỷ phú khác, Bloomberg cũng thích sắm nhiều nhà đẹp và máy bay. Ông sở hữu nhiều dinh cơ hoành tráng ở nhiều nơi trên thế giới từ thành phố nghỉ dưỡng Vail của Mỹ tớ thủ đô London của Anh.
Tại New York, ông không sống trong dinh thự dành riêng cho thị trưởng là Gracie Mansion mà ông sống ở căn nhà riêng trị giá 17 triệu USD ở khu Upper East Side. Ông còn có một dinh cơ 10,5 triệu USD ở Bermuda, một căn nhà 10 triệu USD ở London, một biệt thự 20 triệu USD ở Southampton, bang New York, và một căn hộ 1,5 triệu USD ở Vail. Tính chung, ông có 11 bất động sản khác nhau.
Vào năm 1976, Bloomberg đã học lái máy bay. Ông có niềm đam mê láy máy bay trực thăng và một khi đã lên chiếc máy bay trực thăng 6 chỗ ngồi Agusta SPA A109s trị giá 4,5 triệu USD của công ty, ông hiếm khi nhường quyền lái cho phi công chuyên nghiệp. Thậm chí, ông còn đích thân lái máy bay đưa bạn bè và đối tác từ New York tới Albany trên chiếc máy bay trực thăng của mình. Những chiếc máy bay riêng của Bloomberg được cất giữ ở sân bay Morristown Municipal Airport ở New Jersey.
Còn khi không lái máy bay, Bloomberg thường đi tàu điện ngầm ở New York. Cả Bloomberg và bạn gái hiện tại của ông, bà Diana Taylor, một người làm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, thường xuyên sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York. Bà Diana Taylor cho biết, bà đi tàu điện ngầm đến chỗ làm mỗi ngày, còn thị trưởng Bloomberg cũng đi tàu điện ngầm từ nhà tới Tòa thị chính.
Chỉ trong vòng có 20 năm, Bloomberg đã biến 10 triệu USD tiền bồi thường thôi việc từ nhà băng giờ không còn tồn tại này thành hãng tin tài chính Bloomberg trị giá nhiều tỷ USD. Ông còn là thị trưởng New York, và là một trong những tỷ phú có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong hành trình nhiều thăng trầm đó, Bloomberg, người giàu thứ 11 tại Mỹ hiện nay, còn là một nhà từ thiện tích cực và một phi công cừ khôi.
Theo trang Business Insider, Michael Bloomberg sinh vào đúng ngày Valentine 14/2/1942 trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Boston, bang Masachusetts. Ông trải qua những năm tháng thơ ấu ở thành phố Medford, cũng thuộc tiểu bang này. Cha ông phải làm việc 7 ngày mỗi tuần với nghề kế toán tại một công ty sữa địa phương để nuôi sống gia đình gồm 4 người.
Bloomberg tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins vào năm 1964 với tấm bằng cử nhân về kỹ thuật điện. Sau đó, ông tiếp tục học lên và nhận bằng MBA từ Đại học Harvard. Vào năm 1966, Bloomberg nộp đơn xin vào trường đào tạo sỹ quan không quân nhưng không được nhận vì ông có bàn chân phẳng.
Năm 1966, Bloomberrg được một ngân hàng đầu tư có tên Salomon Brothers ở New York nhận vào làm với mức lương khởi điểm 9.000 USD/tháng.
Ban đầu, Bloomberg làm việc trong hầm chứa tiền của Salomon. Trong cuốn sách “Bloomberg on Bloomberg”, ông kể lại: “Quần áo lót của chúng tôi đẫm mồ hôi trong hầm chứa tiền của ngân hàng chẳng có lấy một chiếc điều hòa không khí. Thi thoảng chỉ có một bịch 6 lon bia để giải tỏa cái nóng. Mỗi buổi chiều, chúng tôi phải đếm số trái phiếu và chứng chỉ cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD được gửi vào ngân hàng để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay qua đêm. Đến thập niên 1980, thì công việc như thế đã trở nên cổ xưa như chiếc xe ngựa kéo”.
Dần dần, Bloomberg thăng tiến lên những vị trí cao hơn và trở thành một nhà giao dịch trái phiếu và đối tác góp vốn ở Salomon Brothers vào năm 1972. Ở thời điểm đó, ông làm việc 12 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần.
Vào cuối thập niên 1970, ông đảm nhiệm vị trí người đứng đầu bộ phận giao dịch cổ phiếu. Năm 1976, ông kết hôn với người vợ đầu tiên, bà Susan Brown. Họ có hai người con là Emma và Georgina. Tuy nhiên, cặp đôi đã ly dị vào năm 1993.
Năm 1979, CEO John Gutfreund của Salomon Brothers yêu cầu Bloomberg thôi vị trí quản lý mảng giao dịch cổ phiếu để tới làm việc ở bộ phận hệ thống máy tính khi đó còn non trẻ. Đây bị coi là một sự giáng chức đối với Bloomberg. Tuy nhiên, về sau, Bloomberg có lẽ phải cảm ơn Gutfreund vì những kinh nghiệm mà ông đã thu thập được ở nhiệm vụ mới này.
Vào ngày 31/7/1981, mọi thứ ở Salomon Brothers đã thay đổi. Đêm đó, các thành viên của ngân hàng này được mời tới một cuộc họp và được thông báo, ngân hàng sẽ sáp nhập vào một công ty giao dịch hàng hóa có tên Phibro Corporation. Phibro là một công ty đại chúng, nên việc sáp nhập vào công ty này đồng nghĩa với việc Salomon cũng sẽ là một công ty đại chúng, và nhiều trong số thành viên của Salomon sẽ trở nên cực giàu. Tất cả đã ăn mừng trong đêm đó.
Nhưng một bất ngờ nữa đã xảy ra. Vào ngày hôm sau, 1/8/1981, Bloomberg có cuộc họp với CEO John Gutfreund và tại cuộc họp này, ông được yêu cầu phải rời khỏi Salomon. Ở tuổi 39, Bloomberg rời khỏi ngân hàng này với gói bồi thường thôi việc 10 triệu USD gồm tiền mặt và trái phiếu chuyển đổi.
Sau khi chính thức rời Salomon vào ngày 30/9/1981, Bloomberg đứng ra thành lập một công ty công nghệ thông tin riêng. Ông muốn đem tới sự minh bạch và hiệu quả cho những người mua và bán các công cụ tài chính.
Bloomberg đã chi 4 triệu USD tiền túi từ số tiền bồi thường thôi việc 10 triệu USD mà Salomon Brothers trả cho ông để phát triển một hệ thống máy tính nhằm cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật điện mà ông học được từ Đại học Johns Hopkins. Ban đầu, công ty của Bloomberg có tên là Innovative Market Solutions, bao gồm ông và 4 người khác hợp tác để tạo ra và lập trình một thiết bị cuối máy tính (Bloomberg Terminal) cho phép các nhà giao dịch cập nhật thông tin về thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ.
Vào năm 1982, khách hàng đầu tiên của Bloomberg là ngân hàng Merill Lynch đã đặt mua vào lắp đặt 22 thiết bị cuối máy tính MarketMaster. Bên cạnh đó, Merrill Lynch cũng chi 30 triệu USD để đổi lấy cổ phần 30% trong công ty của Bloomberg. Văn phòng của Bloomberg hiện nay ở New York có 22 bể cá, tượng trưng cho 22 thiết bị cuối máy tính đầu tiên bán được này.
Thập niên 1980 là thời gian ăn nên làm ra của công ty mà Bloomberg thành lập. Năm 1986, công ty này đổi tên từ Innovative Market Systems thành Bloomberg L.P. Đến năm 1987, Bloomberg đã bán được thiết bị cuối máy tính thứ 5.000 và thiết lập nền tảng cho các hệ thống giao dịch của riêng mình. Năm 1989, Bloomberg mua lại 1/3 số cổ phần 30% mà Merrill Lynch nắm giữ với giá 200 triệu USD. Thương vụ này định giá Bloomberg ở mức 2 tỷ USD chỉ 8 năm sau ngày thành lập công ty.
Thập niên 1990 chứng kiến một loạt bộ phận truyền thông khác được thành lập trong Bloomberg L.P., bao gồm mạng tin tức Bloomberg Business News, đài phát thanh Bloomberg Radio, kênh truyền hình Bloomberg TV và tạp chí Bloomberg Markets Magazine.
Thiết bị Bloomberg Terminal thứ 100.000 đã được lắp đặt vào năm 1998. Với mức phí 1.500 USD/tháng mỗi thiết bị, công ty tư nhân của Bloomberg đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ. Đến thời điểm này, Bloomberg L.P. đã có văn phòng khắp thế giới và hiện diện khắp nơi trên các thị trường tài chính lớn. Hiện tại, công ty này đã có hơn 310.000 đăng ký sử dụng dịch vụ tin tức và thông tin tài chính và 15.000 nhân viên trên phạm vi toàn cầu.
Khi đã có sức mạnh tài chính, tỷ phú Bloomberg bắt đầu xuất hiện trên chính trường. Năm 2001, ông quyết định ra tranh cử chức thị trưởng thành phố New York với tư cách một ứng viên của đảng Cộng hòa. Trước đó, ông thuộc đảng Dân chủ, nhưng quyết định chuyển đảng với mong muốn có cơ hội giành thắng lợi lớn hơn.
Ít người xem Bloomberg có cơ hội thắng cử, nhưng vào năm 2002, ông đã nhậm chức thị trưởng New York sau khi chi ra 74 triệu USD để vận động tranh cử. Ông chỉ nhận mức lương 1 USD/năm cho chức vụ này và đã nỗ lực hết sức để tái thiết khu vực bị phá hủy của New York trong sự kiện tấn công khủng bố ngày 11/9. Trở thành thị trưởng New York, Bloomberg thôi chức Giám đốc điều hành (CEO) của công ty và cử Lex Stanwick vào vị trí này.
Nhiều người cho rằng, sau vụ 11/9, thành phố New York sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức như tội phạm gia tăng, các doanh nghiệp rời đi, và thành phố sẽ mất nhiều năm để hồi phục. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức vào năm 2002, thị trưởng Bloomberg đã giảm số người xin trợ cấp xã hội được 25%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 40%, tội phạm giảm 35%. Từ tháng 10/2009 tới nay, số việc làm mới được tạo thêm trong khu vực tư nhân ở New York nhiều gần gấp đôi so với 10 thành phố lớn nhất ở Mỹ sau New York gộp lại.
Hiện Bloomberg đang ở trong nhiệm kỳ thị trưởng New York thứ ba. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Bloomberg, tỷ lệ ủng hộ ông đã có lúc giảm xuống còn 24%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã hồi phục nhanh chóng và với chiến dịch tranh cử tiêu tốn 85 triệu USD, Bloomberg đã trúng cử nhiệm kỳ thứ hai. Vào năm 2007, Bloomberg tuyên bố từ bỏ đảng Cộng hòa và trở thành một chính trị gia độc lập. Cuộc chạy đua tranh cử nhiệm kỳ thị trưởng thứ ba của Bloomberg tiêu tốn 90 triệu USD, nhưng đã đưa ông trở thành 1 trong 4 thị trưởng New York tại vị lâu nhất.
Tuy chỉ nhận lương 1 USD từ chức thị trưởng New York, Bloomberg sở hữu giá trị tài sản ròng 22 tỷ USD và là người giàu thứ 11 ở Mỹ theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Ông cũng được cho là người giàu nhất ở New York.
Tính đến nay, Bloomberg đã dành 2,4 tỷ USD cho hoạt động từ thiện trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát huy các sáng kiến của chính phủ, nghệ thuật và giáo dục. Riêng trong năm 2011, ông đã tài trợ 330 triệu USD cho các hoạt động này. Bloomberg đã tài trợ nhiều cho Đại học Princeton. Trường này đã lấy tên con gái ông là Emma B. Bloomberg để đặt tên cho một ký túc xá trong trường sau khi cô Emma tốt nghiệp vào năm 2001.
Giống như nhiều tỷ phú khác, Bloomberg cũng thích sắm nhiều nhà đẹp và máy bay. Ông sở hữu nhiều dinh cơ hoành tráng ở nhiều nơi trên thế giới từ thành phố nghỉ dưỡng Vail của Mỹ tớ thủ đô London của Anh.
Tại New York, ông không sống trong dinh thự dành riêng cho thị trưởng là Gracie Mansion mà ông sống ở căn nhà riêng trị giá 17 triệu USD ở khu Upper East Side. Ông còn có một dinh cơ 10,5 triệu USD ở Bermuda, một căn nhà 10 triệu USD ở London, một biệt thự 20 triệu USD ở Southampton, bang New York, và một căn hộ 1,5 triệu USD ở Vail. Tính chung, ông có 11 bất động sản khác nhau.
Vào năm 1976, Bloomberg đã học lái máy bay. Ông có niềm đam mê láy máy bay trực thăng và một khi đã lên chiếc máy bay trực thăng 6 chỗ ngồi Agusta SPA A109s trị giá 4,5 triệu USD của công ty, ông hiếm khi nhường quyền lái cho phi công chuyên nghiệp. Thậm chí, ông còn đích thân lái máy bay đưa bạn bè và đối tác từ New York tới Albany trên chiếc máy bay trực thăng của mình. Những chiếc máy bay riêng của Bloomberg được cất giữ ở sân bay Morristown Municipal Airport ở New Jersey.
Còn khi không lái máy bay, Bloomberg thường đi tàu điện ngầm ở New York. Cả Bloomberg và bạn gái hiện tại của ông, bà Diana Taylor, một người làm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, thường xuyên sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York. Bà Diana Taylor cho biết, bà đi tàu điện ngầm đến chỗ làm mỗi ngày, còn thị trưởng Bloomberg cũng đi tàu điện ngầm từ nhà tới Tòa thị chính.