Ưu đãi kiểm toán viên và vấn đề “dưỡng liêm”
Có nên tiếp tục ban hành quá nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho các ngành, lĩnh vực, tạo sự bất bình đẳng về thu nhập
Những ý kiến về sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi và ưu tiên cho kiểm toán viên Nhà nước tại buổi họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 14/5 đã vượt ra khỏi phạm vi này, với những câu hỏi chưa có lời giải.
Ngày 3/3/2006, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1003/2006/NQ – UBTVQH11, trong đó có quy định về việc phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với lãnh đạo, chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên Nhà nước.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, số tiền chi khuyến khích, thưởng…cho kiểm toán viên trong năm 2006 là hơn 10 tỷ đồng, 2007 là hơn 15 tỷ và 2008 chi gần 20 tỷ đồng.
Nguồn chi này được lấy từ 2% số tiền thực nộp vào Kho bạc Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước phát hiện ngoài số thu Ngân sách Nhà nước do cơ quan có nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước đảm nhận đề chi một số khoản, trong đó phần lớn chi khuyến khích, thưởng…cho kiểm toán viên.
Nay Kiểm toán Nhà nước đề nghị căn cứ để trích kinh phí 2% này là số liệu báo cáo của Bộ Tài chính thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại các bộ, ngành địa phương đơn vị kiểm toán… nhằm tăng nguồn kinh phí.
Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị mức thưởng đồng đều giữa người trực tiếp kiểm toán và người không trực tiếp, thay vì người trực tiếp được thưởng cao hơn như quy định hiện hành.
Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng thưởng cho người kiểm toán trực tiếp mức tối đa là một dạng “dưỡng liêm”.
Tuy nhiên, cũng ngay trong ủy ban này, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần tổng kết, đề xuất chính sách chung cho cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị, không nên ban hành quá nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho các ngành, lĩnh vực, tạo sự bất bình đẳng về thu nhập đối với cán bộ, công nhân viên chức.
Ý kiến này nhận được khá nhiều chia sẻ trong phần thảo luận. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng cần phải có chế độ để mọi công chức đều mẫn cán với công việc, còn cách xử lý hiện nay tạo ra bất bình đẳng. “Như một nhà có 5,7 con 1 vài đứa kêu thì được bố mẹ đáp ứng, không kêu thì không được”, ông ví von.
Theo ông, chả riêng gì kiểm toán mà ngành nào cũng cần phải “dưỡng liêm cả”. Vì thế “tôi không ủng hộ cách chúng ta hiện nay đang làm”.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vương phàn nàn chuyện này liên quan đến nhiều cái đã bàn song còn nhiều câu hỏi không trả lời được.
Theo ông vì không giải quyết tổng thể mà cứ chắp vá nên sinh ra tâm tư, so sánh ngay trong cùng cơ quan. “Giá như Chính phủ có đề án giải quyết vấn đề tổng thể về dưỡng liêm hay phụ cấp trách nhiệm rồi có chế độ lấy từ ngân sách, chứ trích thế này có thể dẫn đến càng xử phạt nhiều càng trích nhiều, càng khuyến khích xử phạt”, ông lo lắng.
Theo Chủ tịch hội đồng dân tộc Kso Phước, tiền “dưỡng liêm” thì phải có, nhưng Chính phủ cần phải xem xét lại hết các ngành có liên quan đến chống tham nhũng, bảo vệ tài sản, tài chính… nên có phụ cấp dưỡng liêm.
“Kiểm toán có “dưỡng liêm” nhưng mức độ nào thì do Chính phủ ban hành như thanh tra, Hải quan, không nên lấy trích thưởng trong phần anh phát hiện, thưởng thì thưởng riêng” , ông đề nghị.
Đại biểu Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phát biểu, anh em trong ngành tư pháp rất tâm tư, vì sự phân biệt về chế độ đãi ngộ giữa "giữ tiền" và "giữ an ninh trật tự".
Bà đề nghị, nên chỉ đạo tính lại tiền lương theo từng nhóm đề có chính sách cho bình đẳng, chứ nếu chỉ cơ quan nào trình thì mới xem xét sẽ dễ nảy sinh tư tưởng bi quan tiêu cực trong cán bộ công chức. Chế độ cho kiểm toán cũng cần tương đối như với hải quan, thanh tra, thuế…
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nhận xét, chính sách tiền lương phụ cấp hiện còn nhiều bất cập, chưa thấu đáo, đồng bộ ngay trong cùng một cơ quan cũng chưa hợp lý, phải chờ phương án tổng thể để Quốc hội cho ý kiến mới đảm bảo công bằng.
Riêng Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng lĩnh vực kiểm toán rất khó khăn và căng thẳng, là công cụ để đảm bảo sử dụng tiền của dân và nhà nước đúng quy định pháp luật. Nhưng chế độ tiền lương chưa hợp lý, nên cán bộ chưa yên tâm cống hiến tốt.
Ông nêu thực tế có không ít cán bộ công chức giỏi xin ra khỏi cơ quan nhà nước. Và nếu cứ kéo dài chế độ tiền lương mãi thế này thì không thu hút được cán bộ giỏi nữa. Theo ông thì thì thang bậc lương kiểm toán phải cao hơn để đúng với tính chất công viêc của họ.
Chỉ ra nhiều bất cập, song một số ý kiến cũng “chấp nhận thực tế” vì “việc này có nghị quyết rồi bảo không thì không được”.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên Nhà nước, có hiệu lực từ năm ngân sách 2009.
Theo đó, căn cứ vào kết quả kiểm toán hàng năm, Kiểm toán Nhà nước được trích 2% số tiền do cơ quan này phát hiện và kiến nghị, sử dụng chi thưởng, khuyến khích cho cán bộ công chức và đầu tư cơ sở vật chất.
Ngày 3/3/2006, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1003/2006/NQ – UBTVQH11, trong đó có quy định về việc phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với lãnh đạo, chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên Nhà nước.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, số tiền chi khuyến khích, thưởng…cho kiểm toán viên trong năm 2006 là hơn 10 tỷ đồng, 2007 là hơn 15 tỷ và 2008 chi gần 20 tỷ đồng.
Nguồn chi này được lấy từ 2% số tiền thực nộp vào Kho bạc Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước phát hiện ngoài số thu Ngân sách Nhà nước do cơ quan có nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước đảm nhận đề chi một số khoản, trong đó phần lớn chi khuyến khích, thưởng…cho kiểm toán viên.
Nay Kiểm toán Nhà nước đề nghị căn cứ để trích kinh phí 2% này là số liệu báo cáo của Bộ Tài chính thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại các bộ, ngành địa phương đơn vị kiểm toán… nhằm tăng nguồn kinh phí.
Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị mức thưởng đồng đều giữa người trực tiếp kiểm toán và người không trực tiếp, thay vì người trực tiếp được thưởng cao hơn như quy định hiện hành.
Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng thưởng cho người kiểm toán trực tiếp mức tối đa là một dạng “dưỡng liêm”.
Tuy nhiên, cũng ngay trong ủy ban này, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần tổng kết, đề xuất chính sách chung cho cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị, không nên ban hành quá nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho các ngành, lĩnh vực, tạo sự bất bình đẳng về thu nhập đối với cán bộ, công nhân viên chức.
Ý kiến này nhận được khá nhiều chia sẻ trong phần thảo luận. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng cần phải có chế độ để mọi công chức đều mẫn cán với công việc, còn cách xử lý hiện nay tạo ra bất bình đẳng. “Như một nhà có 5,7 con 1 vài đứa kêu thì được bố mẹ đáp ứng, không kêu thì không được”, ông ví von.
Theo ông, chả riêng gì kiểm toán mà ngành nào cũng cần phải “dưỡng liêm cả”. Vì thế “tôi không ủng hộ cách chúng ta hiện nay đang làm”.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vương phàn nàn chuyện này liên quan đến nhiều cái đã bàn song còn nhiều câu hỏi không trả lời được.
Theo ông vì không giải quyết tổng thể mà cứ chắp vá nên sinh ra tâm tư, so sánh ngay trong cùng cơ quan. “Giá như Chính phủ có đề án giải quyết vấn đề tổng thể về dưỡng liêm hay phụ cấp trách nhiệm rồi có chế độ lấy từ ngân sách, chứ trích thế này có thể dẫn đến càng xử phạt nhiều càng trích nhiều, càng khuyến khích xử phạt”, ông lo lắng.
Theo Chủ tịch hội đồng dân tộc Kso Phước, tiền “dưỡng liêm” thì phải có, nhưng Chính phủ cần phải xem xét lại hết các ngành có liên quan đến chống tham nhũng, bảo vệ tài sản, tài chính… nên có phụ cấp dưỡng liêm.
“Kiểm toán có “dưỡng liêm” nhưng mức độ nào thì do Chính phủ ban hành như thanh tra, Hải quan, không nên lấy trích thưởng trong phần anh phát hiện, thưởng thì thưởng riêng” , ông đề nghị.
Đại biểu Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phát biểu, anh em trong ngành tư pháp rất tâm tư, vì sự phân biệt về chế độ đãi ngộ giữa "giữ tiền" và "giữ an ninh trật tự".
Bà đề nghị, nên chỉ đạo tính lại tiền lương theo từng nhóm đề có chính sách cho bình đẳng, chứ nếu chỉ cơ quan nào trình thì mới xem xét sẽ dễ nảy sinh tư tưởng bi quan tiêu cực trong cán bộ công chức. Chế độ cho kiểm toán cũng cần tương đối như với hải quan, thanh tra, thuế…
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nhận xét, chính sách tiền lương phụ cấp hiện còn nhiều bất cập, chưa thấu đáo, đồng bộ ngay trong cùng một cơ quan cũng chưa hợp lý, phải chờ phương án tổng thể để Quốc hội cho ý kiến mới đảm bảo công bằng.
Riêng Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng lĩnh vực kiểm toán rất khó khăn và căng thẳng, là công cụ để đảm bảo sử dụng tiền của dân và nhà nước đúng quy định pháp luật. Nhưng chế độ tiền lương chưa hợp lý, nên cán bộ chưa yên tâm cống hiến tốt.
Ông nêu thực tế có không ít cán bộ công chức giỏi xin ra khỏi cơ quan nhà nước. Và nếu cứ kéo dài chế độ tiền lương mãi thế này thì không thu hút được cán bộ giỏi nữa. Theo ông thì thì thang bậc lương kiểm toán phải cao hơn để đúng với tính chất công viêc của họ.
Chỉ ra nhiều bất cập, song một số ý kiến cũng “chấp nhận thực tế” vì “việc này có nghị quyết rồi bảo không thì không được”.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên Nhà nước, có hiệu lực từ năm ngân sách 2009.
Theo đó, căn cứ vào kết quả kiểm toán hàng năm, Kiểm toán Nhà nước được trích 2% số tiền do cơ quan này phát hiện và kiến nghị, sử dụng chi thưởng, khuyến khích cho cán bộ công chức và đầu tư cơ sở vật chất.