Ủy ban Tư pháp “đòi” địa chỉ chống tham nhũng chưa tốt
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội “phê” Chính phủ chậm khắc phục một số hạn chế đã được cơ quan thẩm tra chỉ rõ
Thêm một lần, thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2011, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội lại “phê” Chính phủ chậm khắc phục một số hạn chế, tồn tại đã được cơ quan thẩm tra nêu từ các năm trước.
Đó là báo cáo vẫn chưa nêu được cụ thể địa chỉ đã làm tốt và chưa tốt công tác phòng, chống tham nhũng hoặc những nơi để xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng. Chưa phân tích sâu nguyên nhân chủ quan của việc trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị ít phát hiện được tham nhũng…
Đặc biệt, cơ quan thẩm tra còn chỉ rõ bước lùi của báo cáo năm nay, khi không có đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về tình hình tham nhũng nên chưa làm rõ được tình hình tham nhũng tăng hay giảm cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng và các lĩnh vực phát sinh nhiều tham nhũng mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, làm cơ sở để đánh giá chính xác về kết quả công tác phòng chống tham nhũng và đề ra các giải pháp phù hợp trong thời gian tới.
Điều đáng lưu ý khác cũng được báo cáo thẩm tra chỉ rõ là theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2011 thì các loại tội phạm được phát hiện và xử lý đều tăng cả về số vụ và số người phạm tội, tính chất và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.
Song, cũng theo báo cáo của Chính phủ, về công tác phòng chống tham nhũng năm 2011 thì tội phạm về tham nhũng được phát hiện và xử lý lại giảm.
“Đây là thực trạng cần được đánh giá, phân tích sâu về nhiều mặt để thấy rõ tình hình tham nhũng hiện nay cũng như chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng nói chung và hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng nói riêng”, báo cáo viết.
Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, Qua khảo sát, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc kê khai tài sản, thu nhập và trả lương qua tài khoản hiện nay còn hình thức, chưa thiết thực phòng ngừa tham nhũng.
Liên quan đến kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng, mặc dù báo cáo của Chính phủ nêu con số hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng nghìn ha đất sai phạm được phát hiện, nhưng cơ quan thẩm tra vẫn lo ngại khi việc phát hiện tội phạm về tham nhũng và kiến nghị xử lý bằng biện pháp hình sự hàng năm đều giảm.
Theo cơ quan thẩm tra, công tác kiểm toán trong nhiều năm qua hầu như không phát hiện được vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng để chuyển cho cơ quan điều tra xử lý hình sự. Và, trong cả năm qua, nội bộ của các cơ quan hầu như không tự phát hiện được trường hợp tham nhũng nào.
Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, phải làm rõ việc có không tình trạng bỏ lọt tội phạm về tham nhũng và việc kiến nghị xử lý hành chính 947 cá nhân có sai phạm đã nghiêm minh hay chưa, mới đáp ứng được yêu cầu của nhân dân cả nước.
Nguyên nhân chưa tạo được lòng tin của nhân dân vào công cuộc phòng chống tham nhũng, theo báo cáo thẩm tra còn nằm ở thực trạng xử lý một số vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp bị kéo dài. Có vụ án đã được khởi tố, điều tra nhiều năm nững phải tạm đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra vẫn chưa chứng minh được thiệt hại. Như vụ Cao Minh Huệ và đồng bọn phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc bán 700 ha đất cao su ở Bình Dương.
Dẫn đánh giá của tổ chức minh bạch quốc tế, năm nay chỉ số chống tham nhũng của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện với 2.7 điểm trên thang điểm 10, Ủy ban Tư pháp nhất trí với đánh giá của Chính phủ là công tác phòng chống tham nhũng chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.
Trong năm 2012 đề nghị Chính phủ ban hành các tiêu chí cụ thể đánh giá tình hình tham nhũng tại Việt Nam làm cơ sở cho việc đánhgiá chất lượng, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng một cách khách quan, khoa học và có căn cứ xác đáng, Ủy ban Tư pháp đề nghị.
Cùng với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra về công tác phòng chống tham nhũng cũng vừa được gửi đến Quốc hội, trước khi Quốc hội thảo luận về nội dung này tại hội trường.
Đó là báo cáo vẫn chưa nêu được cụ thể địa chỉ đã làm tốt và chưa tốt công tác phòng, chống tham nhũng hoặc những nơi để xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng. Chưa phân tích sâu nguyên nhân chủ quan của việc trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị ít phát hiện được tham nhũng…
Đặc biệt, cơ quan thẩm tra còn chỉ rõ bước lùi của báo cáo năm nay, khi không có đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về tình hình tham nhũng nên chưa làm rõ được tình hình tham nhũng tăng hay giảm cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng và các lĩnh vực phát sinh nhiều tham nhũng mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, làm cơ sở để đánh giá chính xác về kết quả công tác phòng chống tham nhũng và đề ra các giải pháp phù hợp trong thời gian tới.
Điều đáng lưu ý khác cũng được báo cáo thẩm tra chỉ rõ là theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2011 thì các loại tội phạm được phát hiện và xử lý đều tăng cả về số vụ và số người phạm tội, tính chất và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.
Song, cũng theo báo cáo của Chính phủ, về công tác phòng chống tham nhũng năm 2011 thì tội phạm về tham nhũng được phát hiện và xử lý lại giảm.
“Đây là thực trạng cần được đánh giá, phân tích sâu về nhiều mặt để thấy rõ tình hình tham nhũng hiện nay cũng như chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng nói chung và hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng nói riêng”, báo cáo viết.
Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, Qua khảo sát, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc kê khai tài sản, thu nhập và trả lương qua tài khoản hiện nay còn hình thức, chưa thiết thực phòng ngừa tham nhũng.
Liên quan đến kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng, mặc dù báo cáo của Chính phủ nêu con số hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng nghìn ha đất sai phạm được phát hiện, nhưng cơ quan thẩm tra vẫn lo ngại khi việc phát hiện tội phạm về tham nhũng và kiến nghị xử lý bằng biện pháp hình sự hàng năm đều giảm.
Theo cơ quan thẩm tra, công tác kiểm toán trong nhiều năm qua hầu như không phát hiện được vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng để chuyển cho cơ quan điều tra xử lý hình sự. Và, trong cả năm qua, nội bộ của các cơ quan hầu như không tự phát hiện được trường hợp tham nhũng nào.
Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, phải làm rõ việc có không tình trạng bỏ lọt tội phạm về tham nhũng và việc kiến nghị xử lý hành chính 947 cá nhân có sai phạm đã nghiêm minh hay chưa, mới đáp ứng được yêu cầu của nhân dân cả nước.
Nguyên nhân chưa tạo được lòng tin của nhân dân vào công cuộc phòng chống tham nhũng, theo báo cáo thẩm tra còn nằm ở thực trạng xử lý một số vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp bị kéo dài. Có vụ án đã được khởi tố, điều tra nhiều năm nững phải tạm đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra vẫn chưa chứng minh được thiệt hại. Như vụ Cao Minh Huệ và đồng bọn phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc bán 700 ha đất cao su ở Bình Dương.
Dẫn đánh giá của tổ chức minh bạch quốc tế, năm nay chỉ số chống tham nhũng của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện với 2.7 điểm trên thang điểm 10, Ủy ban Tư pháp nhất trí với đánh giá của Chính phủ là công tác phòng chống tham nhũng chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.
Trong năm 2012 đề nghị Chính phủ ban hành các tiêu chí cụ thể đánh giá tình hình tham nhũng tại Việt Nam làm cơ sở cho việc đánhgiá chất lượng, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng một cách khách quan, khoa học và có căn cứ xác đáng, Ủy ban Tư pháp đề nghị.
Cùng với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra về công tác phòng chống tham nhũng cũng vừa được gửi đến Quốc hội, trước khi Quốc hội thảo luận về nội dung này tại hội trường.