Vẫn đang nghiên cứu phương án giá xăng
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc tăng giá bán lẻ xăng
Ngày 2/5, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết vẫn đang nghiên cứu phương án điều chỉnh giá bán lẻ xăng trong nước và chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc tăng giá.
Ông Bùi Ngọc Bảo - Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết mặc dù Bộ Tài chính vừa có Quyết định 29/2007 giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 5% từ ngày 28/4 song doanh nghiệp vẫn lỗ khoảng 300 đồng/lít, trong khi giá dầu thô thế giới vẫn đang ở mức cao. doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến giá thế giới để xây dựng giá bán trong nước một cách hợp lý trước khi đăng ký tăng giá với liên bộ Thương mại - Tài chính.
Về phía Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định đến ngày 2/5 vẫn chưa có doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu nào gửi đăng ký tăng giá.
Ông Thỏa cho biết, việc Bộ Tài chính ra quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng bớt 5% là một động thái giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm bớt khó khăn. Mức giảm thuế này được tính toán trên cơ sở giá xăng thế giới dao động quanh mức 84 USD/thùng và có thể "chịu đựng, thích nghi" khi lên tới ngưỡng 90 USD/thùng.
Điều này có thể được hiểu rằng trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục tăng trong ngưỡng trên thì việc giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 0% là khó xảy ra, và như vậy, tất yếu là các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán lẻ trong nước.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, dự kiến năm nay giá xăng trung bình trong nước sẽ được khống chế không vượt quá 12.000 đồng/lít. Mặc dù hiện nay giá xăng ở một số nước xung quanh đã lên tới 14.000-15.000 đồng/lít, song theo ông Tuyển, thực tế nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể chịu được mức giá này.
Vì vậy, trong trường hợp giá thế giới lên quá cao, Nhà nước có thể tính toán giảm thuế nhập khẩu xuống 0% để giảm lỗ cho doanh nghiệp. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng dự đoán khó có thể xảy ra việc các doanh nghiệp xin tăng giá ngay sau khi Nghị định 55 có hiệu lực (ngày 1/5) vì các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố về chống đầu cơ và khả năng chịu lỗ của mình.
Nếu tăng giá ngay sau ngày 1/5 thì từ bây giờ các đại lý đã biết trước và họ sẽ đầu cơ kiếm lãi. Như vậy tiền vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chảy sang các đại lý một cách không hợp lý.
Ông ví von: "Nếu tôi là Tổng giám đốc Petrolimex thì tôi sẽ không tăng giá vào thời điểm nghị định có hiệu lực, bởi tính tôi vốn ghét nhất là tình trạng đầu cơ". Dù có quyền quyết định giá, doanh nghiệp cũng cần phải bình tĩnh theo dõi, không phải giá thế giới lên thì lập tức lên theo và ngược lại. Rất nhiều trường hợp, giá xăng dầu thế giới lên nhưng không phải do quan hệ cung cầu mà là do tác động của yếu tố nào đó, chẳng hạn như đầu cơ. Nhưng khi yếu tố này không còn nữa, giá sẽ giảm trở lại.
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh, việc cho doanh nghiệp xăng dầu quyền tự định giá không có nghĩa là Nhà nước sẽ buông lỏng trách nhiệm quản lý. Trước khi tăng giá, doanh nghiệp phải đăng ký với liên bộ Thương mại- Tài chính, nếu thấy không hợp lý, các cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp dừng lại ngay. Liên bộ sẽ thành lập một tổ giám sát thị trường xăng dầu để kiểm soát việc tăng giảm giá của các doanh nghiệp.
Về cách thức và thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ trong nước, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, doanh nghiệp chỉ việc đăng ký với Tổ giám sát liên bộ trước khi quyết định tăng, giảm giá bán.
Tổ giám sát chỉ mất một vài giờ đồng hồ để xem xét mức giá điều chỉnh có hợp lý hay không vì yếu tố hình thành giá đã có khung sẵn như giá xăng, dầu thế giới (được theo dõi sát sao, liên tục); tỷ giá; các loại thuế, phí, chi phí lưu thông...
Nếu doanh nghiệp định giá bất hợp lý (hoặc liên kết, độc quyền giá...) thì theo các quy định hiện hành của Pháp lệnh giá, Luật Cạnh tranh, các cơ quan quản lý sẽ ra quyết định đình chỉ mức giá bất hợp lý đó và yêu cầu doanh nghiệp xác định lại đúng mức giá theo quy chế xác định giá.
Thứ hai, sẽ tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch do việc doanh nghiệp định giá bất hợp lý thu được. Thứ ba, rút giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Ông Bùi Ngọc Bảo - Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết mặc dù Bộ Tài chính vừa có Quyết định 29/2007 giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 5% từ ngày 28/4 song doanh nghiệp vẫn lỗ khoảng 300 đồng/lít, trong khi giá dầu thô thế giới vẫn đang ở mức cao. doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến giá thế giới để xây dựng giá bán trong nước một cách hợp lý trước khi đăng ký tăng giá với liên bộ Thương mại - Tài chính.
Về phía Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định đến ngày 2/5 vẫn chưa có doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu nào gửi đăng ký tăng giá.
Ông Thỏa cho biết, việc Bộ Tài chính ra quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng bớt 5% là một động thái giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm bớt khó khăn. Mức giảm thuế này được tính toán trên cơ sở giá xăng thế giới dao động quanh mức 84 USD/thùng và có thể "chịu đựng, thích nghi" khi lên tới ngưỡng 90 USD/thùng.
Điều này có thể được hiểu rằng trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục tăng trong ngưỡng trên thì việc giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 0% là khó xảy ra, và như vậy, tất yếu là các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán lẻ trong nước.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, dự kiến năm nay giá xăng trung bình trong nước sẽ được khống chế không vượt quá 12.000 đồng/lít. Mặc dù hiện nay giá xăng ở một số nước xung quanh đã lên tới 14.000-15.000 đồng/lít, song theo ông Tuyển, thực tế nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể chịu được mức giá này.
Vì vậy, trong trường hợp giá thế giới lên quá cao, Nhà nước có thể tính toán giảm thuế nhập khẩu xuống 0% để giảm lỗ cho doanh nghiệp. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng dự đoán khó có thể xảy ra việc các doanh nghiệp xin tăng giá ngay sau khi Nghị định 55 có hiệu lực (ngày 1/5) vì các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố về chống đầu cơ và khả năng chịu lỗ của mình.
Nếu tăng giá ngay sau ngày 1/5 thì từ bây giờ các đại lý đã biết trước và họ sẽ đầu cơ kiếm lãi. Như vậy tiền vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chảy sang các đại lý một cách không hợp lý.
Ông ví von: "Nếu tôi là Tổng giám đốc Petrolimex thì tôi sẽ không tăng giá vào thời điểm nghị định có hiệu lực, bởi tính tôi vốn ghét nhất là tình trạng đầu cơ". Dù có quyền quyết định giá, doanh nghiệp cũng cần phải bình tĩnh theo dõi, không phải giá thế giới lên thì lập tức lên theo và ngược lại. Rất nhiều trường hợp, giá xăng dầu thế giới lên nhưng không phải do quan hệ cung cầu mà là do tác động của yếu tố nào đó, chẳng hạn như đầu cơ. Nhưng khi yếu tố này không còn nữa, giá sẽ giảm trở lại.
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh, việc cho doanh nghiệp xăng dầu quyền tự định giá không có nghĩa là Nhà nước sẽ buông lỏng trách nhiệm quản lý. Trước khi tăng giá, doanh nghiệp phải đăng ký với liên bộ Thương mại- Tài chính, nếu thấy không hợp lý, các cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp dừng lại ngay. Liên bộ sẽ thành lập một tổ giám sát thị trường xăng dầu để kiểm soát việc tăng giảm giá của các doanh nghiệp.
Về cách thức và thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ trong nước, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, doanh nghiệp chỉ việc đăng ký với Tổ giám sát liên bộ trước khi quyết định tăng, giảm giá bán.
Tổ giám sát chỉ mất một vài giờ đồng hồ để xem xét mức giá điều chỉnh có hợp lý hay không vì yếu tố hình thành giá đã có khung sẵn như giá xăng, dầu thế giới (được theo dõi sát sao, liên tục); tỷ giá; các loại thuế, phí, chi phí lưu thông...
Nếu doanh nghiệp định giá bất hợp lý (hoặc liên kết, độc quyền giá...) thì theo các quy định hiện hành của Pháp lệnh giá, Luật Cạnh tranh, các cơ quan quản lý sẽ ra quyết định đình chỉ mức giá bất hợp lý đó và yêu cầu doanh nghiệp xác định lại đúng mức giá theo quy chế xác định giá.
Thứ hai, sẽ tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch do việc doanh nghiệp định giá bất hợp lý thu được. Thứ ba, rút giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự.