Sản xuất và nhập khẩu thuốc lá: Chính phủ độc quyền?
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá
Theo quy định tại khoản 2, điều 4 của dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 30/9, Chính phủ thực hiện độc quyền sản xuất và nhập khẩu thuốc lá.
Giải thích sự cần thiết phải ban hành luật này, Chính phủ cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Một người hút thuốc một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền dành cho lương thực, gấp 1,5 lần chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người.
Tờ trình của Chính phủ cũng cho biết, hiện cả nước có 6 đầu mối với 17 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu, với tổng diện tích trồng thuốc lá hằng năm từ 15.000 – 16.000 ha. Sản lượng năm 2010 đạt khoảng 5,2 tỷ bao.
Giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới, trong khi việc kinh doanh thuốc lá lậu vẫn chưa được kiểm soát. Mỗi năm ở Việt Nam có gần 40.000 người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Với 5 chương và 30 điều, phạm vi điều chỉnh của luật là quy định các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện bảo đảm để phòng chống tác hại của thuốc lá.
Theo đó, sẽ có nhiều hành vi bị nghiêm cấm, như quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức; sử dụng hoặc bán thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi, bán cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi…
Cũng theo dự luật, sẽ có địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như cơ sở y tế, cơ sở giáo dục… và có địa điểm cấm hút trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá như nhà hàng, khách sạn…
Với quy định Chính phủ thực hiện độc quyền sản xuất và nhập khẩu thuốc lá, cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội – đề nghị ban soạn thảo cần nêu rõ căn cứ pháp lý và quy định như vậy có phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay hay không?
Có ý kiến tại ủy ban cho rằng, sản xuất kinh doanh thuốc lá là kinh doanh có điều kiện, do đó nên quy định rõ các điều kiện cụ thể liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc lá.
Một trong những nội dung chưa nhận được sự đồng tình là quy định về thành lập quỹ và khoản đóng góp bắt buộc để tạo nguồn cho quỹ phòng chống tác hại thuốc lá tại dự án luật. Vì theo phân tích của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển việc này sẽ khiến cho ngân sách bị chia cắt. Bác bỏ hoàn toàn lập luận về sự cần thiết phải lập quỹ này, ông Hiển cho rằng, nếu cần thì tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chứ không nên lập quỹ.
Cả chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đều lưu ý thêm về tính khả thi của dự án luật. Vì lâu nay vẫn cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhưng thực tế chỉ xử phạt được vài trường hợp.
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị cần quy định mức xử phạt cho từng hành vi vi phạm ngay trong luật.
Dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc ngày 20/10 tới đây.
Giải thích sự cần thiết phải ban hành luật này, Chính phủ cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Một người hút thuốc một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền dành cho lương thực, gấp 1,5 lần chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người.
Tờ trình của Chính phủ cũng cho biết, hiện cả nước có 6 đầu mối với 17 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu, với tổng diện tích trồng thuốc lá hằng năm từ 15.000 – 16.000 ha. Sản lượng năm 2010 đạt khoảng 5,2 tỷ bao.
Giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới, trong khi việc kinh doanh thuốc lá lậu vẫn chưa được kiểm soát. Mỗi năm ở Việt Nam có gần 40.000 người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Với 5 chương và 30 điều, phạm vi điều chỉnh của luật là quy định các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện bảo đảm để phòng chống tác hại của thuốc lá.
Theo đó, sẽ có nhiều hành vi bị nghiêm cấm, như quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức; sử dụng hoặc bán thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi, bán cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi…
Cũng theo dự luật, sẽ có địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như cơ sở y tế, cơ sở giáo dục… và có địa điểm cấm hút trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá như nhà hàng, khách sạn…
Với quy định Chính phủ thực hiện độc quyền sản xuất và nhập khẩu thuốc lá, cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội – đề nghị ban soạn thảo cần nêu rõ căn cứ pháp lý và quy định như vậy có phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay hay không?
Có ý kiến tại ủy ban cho rằng, sản xuất kinh doanh thuốc lá là kinh doanh có điều kiện, do đó nên quy định rõ các điều kiện cụ thể liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc lá.
Một trong những nội dung chưa nhận được sự đồng tình là quy định về thành lập quỹ và khoản đóng góp bắt buộc để tạo nguồn cho quỹ phòng chống tác hại thuốc lá tại dự án luật. Vì theo phân tích của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển việc này sẽ khiến cho ngân sách bị chia cắt. Bác bỏ hoàn toàn lập luận về sự cần thiết phải lập quỹ này, ông Hiển cho rằng, nếu cần thì tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chứ không nên lập quỹ.
Cả chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đều lưu ý thêm về tính khả thi của dự án luật. Vì lâu nay vẫn cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhưng thực tế chỉ xử phạt được vài trường hợp.
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị cần quy định mức xử phạt cho từng hành vi vi phạm ngay trong luật.
Dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc ngày 20/10 tới đây.