Venezuela khởi động quy trình phế truất Tổng thống
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela đã dẫn tới sự chia rẽ sâu sắc ở nước này
Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela (CNE) đã phê chuẩn bước đầu tiên trong chiến dịch của phe đối lập nước này nhằm phế truất Tổng thống Nicolas Maduro, hãng BBC đưa tin.
CNE nói phe đối lập đã thu thập đủ 200.000 chữ ký, tương đương 1% cử tri tại toàn bộ 24 bang của Venezuela - con số cần thiết để quy trì bãi nhiệm Tổng thống được khởi động.
Động thái trên là bước tiến đầu tiên trong chiến dịch của phe đối lập nhằm buộc ông Maduro phải kết thúc sớm nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela đã dẫn tới sự chia rẽ sâu sắc ở nước này. Tình trạng thiếu thốn lương thực-thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác ngày càng gia tăng, cùng với đó là nạn cướp bóc tràn lan. Lạm phát của Venezuela đang vào hàng cao nhất thế giới, trong khi cảnh xếp hàng dài khi đi siêu thị mỗi ngày đã trở thành “đặc sản” của quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Maduro đổ lỗi cho “các lực lượng thù địch trong và ngoài nước” đẩy Venezuela rơi vào tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, phe đối lập và các chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách quản lý kinh tế sai lầm của ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez là một nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Việc phế truất ông Maduro sẽ là một quy trình kéo dài và phức tạp, BBC cho biết. HIện CNE chưa đặt ra thời hạn cho bước tiếp theo của quy trình này. Theo quy định, trong bước tiếp theo, phe đối lập sẽ phải thu thập đủ 4 triệu chữ ký của cử tri trong vòng 3 ngày.
Ông Maduro đắc cử Tổng thống vào tháng 4/2013, và nhiệm kỳ theo quy định của ông sẽ kéo dài tới tận năm 2019.
Chính phủ của ông Maduro đã thể hiện rõ quyết tâm sẽ không cho phép diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất Tổng thống trong năm nay. Chính phủ Venezuela đã khởi động gần 9.000 vụ kiện trên toàn quốc để ngăn chặn nỗ lực của phe đối lập nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý như vậy.
Thời điểm của cuộc trưng cầu dân ý có ý nghĩa quan trọng, bởi nếu ông Maduro bị bãi nhiệm trong năm 2016, một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức, đem đến cho phe đối lập cơ hội được lần đầu tiên lên nắm quyền sau 17 năm.
Còn nếu ông Maduro bị phế truất vào năm tới, thì người lên nắm quyền sẽ là Phó tổng thống, đồng nghĩa với đảng của ông Maduro vẫn giữ quyền lực cho tới cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2018.
Những cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Venezuela đều cho thấy, đại bộ phận người dân nước này muốn ông Maduro bị bãi nhiệm.
CNE nói phe đối lập đã thu thập đủ 200.000 chữ ký, tương đương 1% cử tri tại toàn bộ 24 bang của Venezuela - con số cần thiết để quy trì bãi nhiệm Tổng thống được khởi động.
Động thái trên là bước tiến đầu tiên trong chiến dịch của phe đối lập nhằm buộc ông Maduro phải kết thúc sớm nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela đã dẫn tới sự chia rẽ sâu sắc ở nước này. Tình trạng thiếu thốn lương thực-thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác ngày càng gia tăng, cùng với đó là nạn cướp bóc tràn lan. Lạm phát của Venezuela đang vào hàng cao nhất thế giới, trong khi cảnh xếp hàng dài khi đi siêu thị mỗi ngày đã trở thành “đặc sản” của quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Maduro đổ lỗi cho “các lực lượng thù địch trong và ngoài nước” đẩy Venezuela rơi vào tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, phe đối lập và các chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách quản lý kinh tế sai lầm của ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez là một nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Việc phế truất ông Maduro sẽ là một quy trình kéo dài và phức tạp, BBC cho biết. HIện CNE chưa đặt ra thời hạn cho bước tiếp theo của quy trình này. Theo quy định, trong bước tiếp theo, phe đối lập sẽ phải thu thập đủ 4 triệu chữ ký của cử tri trong vòng 3 ngày.
Ông Maduro đắc cử Tổng thống vào tháng 4/2013, và nhiệm kỳ theo quy định của ông sẽ kéo dài tới tận năm 2019.
Chính phủ của ông Maduro đã thể hiện rõ quyết tâm sẽ không cho phép diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất Tổng thống trong năm nay. Chính phủ Venezuela đã khởi động gần 9.000 vụ kiện trên toàn quốc để ngăn chặn nỗ lực của phe đối lập nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý như vậy.
Thời điểm của cuộc trưng cầu dân ý có ý nghĩa quan trọng, bởi nếu ông Maduro bị bãi nhiệm trong năm 2016, một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức, đem đến cho phe đối lập cơ hội được lần đầu tiên lên nắm quyền sau 17 năm.
Còn nếu ông Maduro bị phế truất vào năm tới, thì người lên nắm quyền sẽ là Phó tổng thống, đồng nghĩa với đảng của ông Maduro vẫn giữ quyền lực cho tới cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2018.
Những cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Venezuela đều cho thấy, đại bộ phận người dân nước này muốn ông Maduro bị bãi nhiệm.