Venezuela tuyên bố tình trạng kinh tế khẩn cấp
Quốc gia giàu dầu mỏ này đang vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro ngày 15/1 đã công bố tình trạng kinh tế khẩn cấp kéo dài 60 ngày trên toàn quốc.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Venezuela vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và chính quyền Maduro tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của phe đối lập chiếm đa số trong Quốc hội mới.
Lạm phát hơn 140%
Tuyên bố về tình trạng kinh tế khẩn cấp được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Maduro đọc thông điệp liên bang, và ngay trước khi Ngân hàng Trung ương Venezuela lần đầu tiên công bố các số liệu thống kê kinh tế trong hơn một năm qua.
Các số liệu vừa được công bố cho thấy tình trạng tồi tệ của nền kinh tế Venezuela - quốc gia có trữ lượng dầu lửa thuộc hàng lớn nhất thế giới: GDP suy giảm với tốc độ 7,1% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát lên tới 141,5% trong tháng 9/2015 - mức lạm phát cao nhất trên thế giới.
“Chúng tôi muốn tái khẳng định sự tin tưởng của nhân dân vào chính phủ cách mạng”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela Luis Salas, phát biểu từ phủ tổng thống trong một chương trình truyền hình trực tiếp khi đọc sắc lệnh về tình trạng kinh tế khẩn cấp.
Sắc lệnh này không đưa ra các biện pháp cụ thể, nhưng trao cho ông Salas quyền kiểm soát gần như hoàn toàn đối với ngân sách quốc gia và thực thi các chính sách mà Tổng thống Maduro cho là cần thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Các nghị sỹ thuộc liên minh Đoàn kết Dân chủ đối lập, phe giành đa số ghế trong Quốc hội Venezuela trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, xem sắc lệnh này là một nỗ lực nhằm “qua mặt” sự kiểm soát mới của họ trong Quốc hội.
Sắc lệnh cũng kêu gọi các công ty tăng cường sản xuất trong nước các mặt hàng thiết yếu và kiểm soát chặt hơn nữa mạng lưới phân phối. Trong khi đó, sắc lệnh không vạch ra các biện pháp cụ thể để các doanh nghiệp đang cạn kiệt ngoại tệ của Venezuela có thể nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và thiết bị cần thiết để có thể đẩy mạnh sản xuất.
“Chẳng có gì mới”
Sắc lệnh này là một trong những biện pháp đầu tiên được thực hiện bởi nội các mới do Tổng thống Maduro bổ nhiệm vào hôm 6/1. Ông Salas, một nhà xã hội học cánh tả, đã được bổ nhiệm vào ghế Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela.
Trong các công trình nghiên cứu trước đây của mình, ông Salas đã phủ nhận sự tồn tại của lạm phát và cho rằng các vấn đề mà Venezuela gặp phải xuất phát từ sự tham lam của các nhà tư bản.
Việc bổ nhiệm ông Salas đã làm dấy lên những quan ngại rằng ông Maduro tiếp tục theo đuổi các chính sách lấy lòng dân và mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung mà người tiền nhiệm Hugo Chavez khởi xướng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính những chính sách này đã khiến kinh tế Venezuela suy sụp và người dân nước này chịu cảnh thiếu thốn nghiêm trọng các mặt hàng nhu yếu phẩm từ giấy vệ sinh cho tới dầu ăn.
Phát biểu khi đọc sắc lệnh về tình trạng kinh tế khẩn cấp, ông Salas nhắc lại những tuyên bố trước đó của ông Maduro rằng kẻ thù của Chính phủ Venezuela đang tiến hành một “cuộc chiến tranh kinh tế” nhằm vào nước này.
Ông Salas nói sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp là cần thiết để giải quyết tình trạng lạm phát, cuộc chiến phá hoại và những tin đồn bất hợp pháp khiến đồng nội tệ Bolivar mất giá chóng mặt trên thị trường “chợ đen”.
“Chẳng có gì mới”, ông Henkel Garcia, Giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Econometrica ở Caracas, nhận xét. “Khi đọc kỹ sắc lệnh này, bạn sẽ thấy sự tiếp tục của chính sách mà Chính phủ vẫn luôn sử dụng”.
Vị chuyên gia nói thêm: “Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ không hề quan tâm tới việc khắc phục tình trạng hiện nay, và đời sống hàng ngày của người dân sẽ càng khó khăn hơn. Sẽ có thêm áp lực xã hội và xung đột”.
Theo các nhà kinh tế học, Venezuela cần thực hiện một danh sách dài các biện pháp cải cách để vực dậy nền kinh tế. Các biện pháp này bao gồm cắt giảm mức trợ giá xăng hào phóng hiện nay, nới lỏng các biện pháp ngặt nghèo đối với nguồn cung ngoại tệ, và dỡ bỏ trần giá cứng nhắc đối với các mặt hàng như dầu ăn và bột giặt...
Tuy nhiên, các biện pháp này có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa và gây ảnh hưởng xấu đến Tổng thống Maduro giữa lúc tỷ lệ ủng hộ ông xuống thấp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí cho rằng nền kinh tế của Venezuela ở trong tình trạng tồi tệ hơn những gì mà Ngân hàng Trung ương nước này công bố. Theo IMF, GDP của Venezuela suy giảm 10% trong năm 2015, trong khi lạm phát lên tới gần 200%.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Venezuela vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và chính quyền Maduro tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của phe đối lập chiếm đa số trong Quốc hội mới.
Lạm phát hơn 140%
Tuyên bố về tình trạng kinh tế khẩn cấp được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Maduro đọc thông điệp liên bang, và ngay trước khi Ngân hàng Trung ương Venezuela lần đầu tiên công bố các số liệu thống kê kinh tế trong hơn một năm qua.
Các số liệu vừa được công bố cho thấy tình trạng tồi tệ của nền kinh tế Venezuela - quốc gia có trữ lượng dầu lửa thuộc hàng lớn nhất thế giới: GDP suy giảm với tốc độ 7,1% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát lên tới 141,5% trong tháng 9/2015 - mức lạm phát cao nhất trên thế giới.
“Chúng tôi muốn tái khẳng định sự tin tưởng của nhân dân vào chính phủ cách mạng”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela Luis Salas, phát biểu từ phủ tổng thống trong một chương trình truyền hình trực tiếp khi đọc sắc lệnh về tình trạng kinh tế khẩn cấp.
Sắc lệnh này không đưa ra các biện pháp cụ thể, nhưng trao cho ông Salas quyền kiểm soát gần như hoàn toàn đối với ngân sách quốc gia và thực thi các chính sách mà Tổng thống Maduro cho là cần thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Các nghị sỹ thuộc liên minh Đoàn kết Dân chủ đối lập, phe giành đa số ghế trong Quốc hội Venezuela trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, xem sắc lệnh này là một nỗ lực nhằm “qua mặt” sự kiểm soát mới của họ trong Quốc hội.
Sắc lệnh cũng kêu gọi các công ty tăng cường sản xuất trong nước các mặt hàng thiết yếu và kiểm soát chặt hơn nữa mạng lưới phân phối. Trong khi đó, sắc lệnh không vạch ra các biện pháp cụ thể để các doanh nghiệp đang cạn kiệt ngoại tệ của Venezuela có thể nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và thiết bị cần thiết để có thể đẩy mạnh sản xuất.
“Chẳng có gì mới”
Sắc lệnh này là một trong những biện pháp đầu tiên được thực hiện bởi nội các mới do Tổng thống Maduro bổ nhiệm vào hôm 6/1. Ông Salas, một nhà xã hội học cánh tả, đã được bổ nhiệm vào ghế Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela.
Trong các công trình nghiên cứu trước đây của mình, ông Salas đã phủ nhận sự tồn tại của lạm phát và cho rằng các vấn đề mà Venezuela gặp phải xuất phát từ sự tham lam của các nhà tư bản.
Việc bổ nhiệm ông Salas đã làm dấy lên những quan ngại rằng ông Maduro tiếp tục theo đuổi các chính sách lấy lòng dân và mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung mà người tiền nhiệm Hugo Chavez khởi xướng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính những chính sách này đã khiến kinh tế Venezuela suy sụp và người dân nước này chịu cảnh thiếu thốn nghiêm trọng các mặt hàng nhu yếu phẩm từ giấy vệ sinh cho tới dầu ăn.
Phát biểu khi đọc sắc lệnh về tình trạng kinh tế khẩn cấp, ông Salas nhắc lại những tuyên bố trước đó của ông Maduro rằng kẻ thù của Chính phủ Venezuela đang tiến hành một “cuộc chiến tranh kinh tế” nhằm vào nước này.
Ông Salas nói sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp là cần thiết để giải quyết tình trạng lạm phát, cuộc chiến phá hoại và những tin đồn bất hợp pháp khiến đồng nội tệ Bolivar mất giá chóng mặt trên thị trường “chợ đen”.
“Chẳng có gì mới”, ông Henkel Garcia, Giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Econometrica ở Caracas, nhận xét. “Khi đọc kỹ sắc lệnh này, bạn sẽ thấy sự tiếp tục của chính sách mà Chính phủ vẫn luôn sử dụng”.
Vị chuyên gia nói thêm: “Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ không hề quan tâm tới việc khắc phục tình trạng hiện nay, và đời sống hàng ngày của người dân sẽ càng khó khăn hơn. Sẽ có thêm áp lực xã hội và xung đột”.
Theo các nhà kinh tế học, Venezuela cần thực hiện một danh sách dài các biện pháp cải cách để vực dậy nền kinh tế. Các biện pháp này bao gồm cắt giảm mức trợ giá xăng hào phóng hiện nay, nới lỏng các biện pháp ngặt nghèo đối với nguồn cung ngoại tệ, và dỡ bỏ trần giá cứng nhắc đối với các mặt hàng như dầu ăn và bột giặt...
Tuy nhiên, các biện pháp này có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa và gây ảnh hưởng xấu đến Tổng thống Maduro giữa lúc tỷ lệ ủng hộ ông xuống thấp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí cho rằng nền kinh tế của Venezuela ở trong tình trạng tồi tệ hơn những gì mà Ngân hàng Trung ương nước này công bố. Theo IMF, GDP của Venezuela suy giảm 10% trong năm 2015, trong khi lạm phát lên tới gần 200%.