Vì sao Bộ trưởng Y tế chưa nghĩ đến việc từ chức?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng về trách nhiệm của người đứng đầu ngành y trước sự hoành hành của dịch sởi
“Cũng là người mẹ của các đứa con, trước hết tôi xin gửi lời chia buồn
sâu sắc đến các bà mẹ, các gia đình có con bị tử vong vì dịch sởi vừa
qua. Cá nhân tôi rất yêu trẻ con, mỗi lần đến bệnh viện tôi chỉ muốn đến
khoa nhi, khoa sản để bồng các cháu nhỏ bị bệnh ở đó để chia sẻ với các
gia đình”.
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 29/4, trước những câu hỏi của báo giới về trách nhiệm của người đứng đầu ngành y khi xảy ra dịch sởi tại nhiều địa phương trong thời gian qua, đặc biệt là Hà Nội.
Bài học truyền thông
Lý giải cho việc trẻ tử vong cao do sởi hoặc có liên quan đến sởi, Bộ trưởng Tiến cho rằng hầu hết các trường hợp trẻ mắc sởi là chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ và trên một nền tiêm chủng thấp so với trước.
Trong đó, tỷ lệ tử vong tập trung chủ yếu tại Bệnh viện Nhi Trung ương (chiếm 97%), và trong số đó 50% là sống tại Hà Nội.
Người đứng đầu ngành y còn nhận khuyết điểm về công tác truyền thông chưa được tốt, chưa quyết liệt, kém hiệu quả.
Bởi lẽ theo bà, việc trẻ tử vong cao tập trung tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài nguyên nhân khách quan, thì việc người dân tập trung quá đông của người dân tại đây đã khiến bệnh viện quá tải, từ đó tạo nên nhiễm trùng chéo, bội nhiễm làm cho tử vong cao.
Bộ trưởng nói, lẽ ra việc này đã hạn chế được, nếu công tác truyền thông tốt.
“Cảm ơn các cơ quan truyền thông đã đưa tin tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương cao, điều này khiến cho người dân không tập trung cao vào Bệnh viện Nhi nữa, đồng thời đưa con em đi tiêm chủng tăng lên”, Bộ trưởng nói.
Bài học lớn nhất đối với ngành y sau dịch sởi vừa qua là công tác truyền thông, theo bà Tiến. Do đó, nhiệm vụ mà Bộ Y tế đặt ra là phải tăng cường công tác truyền thông, và sẽ thành lập hẳn một vụ truyền thông để công tác này được chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
“Truyền thông thậm chí là phải đi trước công tác dự phòng, sau đó mới đến điều trị. Báo chí truyền thông hiệu quả sẽ cao hơn nhiều, bởi nếu chúng tôi tự truyền thông thì người dân sẽ cho rằng thiếu khách quan, chắc chắn họ sẽ tin tưởng báo chí hơn”, Bộ trưởng Tiến nói.
Từ chức, chưa nghĩ đến
Trả lời câu hỏi của báo giới về liệu có tính đến việc từ chức, Bộ trưởng Tiến nói: “Tôi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng là cả một quá trình của công tác quy hoạch cán bộ của Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, được Quốc hội và Chủ tịch nước phê chuẩn. Tôi nghĩ rằng, ở vị trí này thì phải đặt quyền lợi của nhân dân, dân tộc lên trên hết, phấn đấu làm hết sức mình”.
“Bên cạnh đó, là niềm đam mê nghề nghiệp làm sao cống hiến được nhiều nhất… Tuy nhiên, nếu trong quá trình công tác, mình đã nỗ lực, cống hiến hết sức và theo quy trình cán bộ mà chúng tôi không làm được nữa, thì cũng hoàn toàn thanh thản, nhẹ nhàng quay về với một công việc nào đó, miễn là có ích cho cuộc sống”.
Về trách nhiệm, Bộ trưởng cho rằng, dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do ai gây ra và ở cấp quản lý nào thì khi đã đụng đến lĩnh vực sức khoẻ thì người đứng đầu ngành cũng có ít nhiều liên quan đến trách nhiệm, đặc biệt là đối với trẻ em.
“Qua dịch sởi này, thực lòng tôi chưa nghĩ đến việc từ chức ngay, bởi lẽ, kể từ cuối năm ngoái, khi mới chỉ có những ca tử vong đầu tiên, thì toàn ngành y tế đã tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho mỗi cháu. Lúc này, chỉ mong sao mỗi ngày đừng có cháu nào ra đi, vì hiện vẫn còn 20 cháu đang thở máy ở Bệnh viện Nhi, 7 cháu ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đã nói rằng bằng mọi cách phải cứu sống lấy các cháu, kể cả ăn uống, thuốc men, vỗ về”, Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, bênh cạnh dịch sởi, hiện dịch tay chân miệng lại đang có nguy cơ bùng phát cao tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Đây là bệnh rất nguy hiểm vì trẻ có thể tử vong sau 24 giờ mắc bệnh và bệnh lại có chu kỳ sau 3 năm tái bùng phát.
Do đó, ngay lúc này tất cả cán bộ lãnh đạo Bộ Y tế, từ bộ trưởng, thứ trưởng đến cục, vụ trưởng đều phải dồn sức, không kể ngày đêm vẫn phải làm việc, đi kiểm tra, họp kiểm điểm, tất cả hợp lực cho mục tiêu đạt 95% trẻ được tiêm chủng sởi, giảm tối đa tử vong cho các cháu và tiếp tục công tác tuyên truyền.
Liên quan đến việc quy trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân mà cụ thể là tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì đã để dịch lây nhiễm chéo, Bộ trưởng Tiến cho hay, trong giai đoạn này, ngành y tế đang tập trung toàn bộ để dập dịch càng sớm càng tốt. Hiện các y, bác sỹ khối điều trị cũng đã quá sức mình, không đủ sức khoẻ vì đã dốc sức ngày đêm để cứu chữa bệnh nhi trong thời gian qua.
Do đó, hiện nay Bộ chỉ ra sức động viên họ để tiếp tục cứu chữa cho bệnh nhân, mọi vấn đề khác sau này mới tính đến...
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 29/4, trước những câu hỏi của báo giới về trách nhiệm của người đứng đầu ngành y khi xảy ra dịch sởi tại nhiều địa phương trong thời gian qua, đặc biệt là Hà Nội.
Bài học truyền thông
Lý giải cho việc trẻ tử vong cao do sởi hoặc có liên quan đến sởi, Bộ trưởng Tiến cho rằng hầu hết các trường hợp trẻ mắc sởi là chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ và trên một nền tiêm chủng thấp so với trước.
Trong đó, tỷ lệ tử vong tập trung chủ yếu tại Bệnh viện Nhi Trung ương (chiếm 97%), và trong số đó 50% là sống tại Hà Nội.
Người đứng đầu ngành y còn nhận khuyết điểm về công tác truyền thông chưa được tốt, chưa quyết liệt, kém hiệu quả.
Bởi lẽ theo bà, việc trẻ tử vong cao tập trung tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài nguyên nhân khách quan, thì việc người dân tập trung quá đông của người dân tại đây đã khiến bệnh viện quá tải, từ đó tạo nên nhiễm trùng chéo, bội nhiễm làm cho tử vong cao.
Bộ trưởng nói, lẽ ra việc này đã hạn chế được, nếu công tác truyền thông tốt.
“Cảm ơn các cơ quan truyền thông đã đưa tin tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương cao, điều này khiến cho người dân không tập trung cao vào Bệnh viện Nhi nữa, đồng thời đưa con em đi tiêm chủng tăng lên”, Bộ trưởng nói.
Bài học lớn nhất đối với ngành y sau dịch sởi vừa qua là công tác truyền thông, theo bà Tiến. Do đó, nhiệm vụ mà Bộ Y tế đặt ra là phải tăng cường công tác truyền thông, và sẽ thành lập hẳn một vụ truyền thông để công tác này được chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
“Truyền thông thậm chí là phải đi trước công tác dự phòng, sau đó mới đến điều trị. Báo chí truyền thông hiệu quả sẽ cao hơn nhiều, bởi nếu chúng tôi tự truyền thông thì người dân sẽ cho rằng thiếu khách quan, chắc chắn họ sẽ tin tưởng báo chí hơn”, Bộ trưởng Tiến nói.
Từ chức, chưa nghĩ đến
Trả lời câu hỏi của báo giới về liệu có tính đến việc từ chức, Bộ trưởng Tiến nói: “Tôi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng là cả một quá trình của công tác quy hoạch cán bộ của Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, được Quốc hội và Chủ tịch nước phê chuẩn. Tôi nghĩ rằng, ở vị trí này thì phải đặt quyền lợi của nhân dân, dân tộc lên trên hết, phấn đấu làm hết sức mình”.
“Bên cạnh đó, là niềm đam mê nghề nghiệp làm sao cống hiến được nhiều nhất… Tuy nhiên, nếu trong quá trình công tác, mình đã nỗ lực, cống hiến hết sức và theo quy trình cán bộ mà chúng tôi không làm được nữa, thì cũng hoàn toàn thanh thản, nhẹ nhàng quay về với một công việc nào đó, miễn là có ích cho cuộc sống”.
Về trách nhiệm, Bộ trưởng cho rằng, dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do ai gây ra và ở cấp quản lý nào thì khi đã đụng đến lĩnh vực sức khoẻ thì người đứng đầu ngành cũng có ít nhiều liên quan đến trách nhiệm, đặc biệt là đối với trẻ em.
“Qua dịch sởi này, thực lòng tôi chưa nghĩ đến việc từ chức ngay, bởi lẽ, kể từ cuối năm ngoái, khi mới chỉ có những ca tử vong đầu tiên, thì toàn ngành y tế đã tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho mỗi cháu. Lúc này, chỉ mong sao mỗi ngày đừng có cháu nào ra đi, vì hiện vẫn còn 20 cháu đang thở máy ở Bệnh viện Nhi, 7 cháu ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đã nói rằng bằng mọi cách phải cứu sống lấy các cháu, kể cả ăn uống, thuốc men, vỗ về”, Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, bênh cạnh dịch sởi, hiện dịch tay chân miệng lại đang có nguy cơ bùng phát cao tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Đây là bệnh rất nguy hiểm vì trẻ có thể tử vong sau 24 giờ mắc bệnh và bệnh lại có chu kỳ sau 3 năm tái bùng phát.
Do đó, ngay lúc này tất cả cán bộ lãnh đạo Bộ Y tế, từ bộ trưởng, thứ trưởng đến cục, vụ trưởng đều phải dồn sức, không kể ngày đêm vẫn phải làm việc, đi kiểm tra, họp kiểm điểm, tất cả hợp lực cho mục tiêu đạt 95% trẻ được tiêm chủng sởi, giảm tối đa tử vong cho các cháu và tiếp tục công tác tuyên truyền.
Liên quan đến việc quy trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân mà cụ thể là tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì đã để dịch lây nhiễm chéo, Bộ trưởng Tiến cho hay, trong giai đoạn này, ngành y tế đang tập trung toàn bộ để dập dịch càng sớm càng tốt. Hiện các y, bác sỹ khối điều trị cũng đã quá sức mình, không đủ sức khoẻ vì đã dốc sức ngày đêm để cứu chữa bệnh nhi trong thời gian qua.
Do đó, hiện nay Bộ chỉ ra sức động viên họ để tiếp tục cứu chữa cho bệnh nhân, mọi vấn đề khác sau này mới tính đến...