Vì sao giá xăng, dầu quốc tế rủ nhau phi mã?
Đêm qua, giá dầu thô giao sau tăng trên 4%. Tương tự, giá xăng kỳ hạn cũng nhảy 3,4%, dầu sưởi tăng 2,7%
Đêm qua (27/10), trên thị trường năng lượng quốc tế, giá dầu kỳ hạn vọt tăng trên 4%. Nguyên nhân chính khiến dầu trở gót tăng mạnh là việc châu Âu đạt thỏa thuận giải quyết khủng hoảng nợ và nhất là kinh tế Mỹ khởi sắc.
Cụ thể, chốt ngày, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 tăng được 3,76 USD, tương ứng 4,2%, lên 93,96 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức chốt cao nhất của dầu thô loại này kể từ hôm 1/8 tới nay.
Tương tự, giá các mặt hàng xăng và dầu sưởi cũng vọt mạnh, trong đó giá xăng tăng mạnh nhất sau nhiều ngày dậm chân tại chỗ. Chốt phiên, xăng giao tháng 11 tăng 3,4% lên 2,74 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 2,7% lên 3,1 USD/gallon.
Đóng cửa trước đó, trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 27/10, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 12 tăng 1,67 USD lên 91,87 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 1,23 USD lên 110,14 USD/thùng.
Hôm 26/10, giá dầu kỳ hạn đã bốc hơi trên 3% sau khi báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng vượt dự báo. Nguyên nhân thứ hai là giới đầu tư chờ đợi "tuyên bố sau cùng" của giới chức châu Âu.
Sáng qua, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy công bố các chi tiết kế hoạch cứu trợ Hy Lạp, tái cơ cấu vốn cho các nhà băng châu lục và tăng cường sức mạnh của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu lên 1.400 tỷ USD. Giới đầu tư tư nhân cũng đồng ý xóa 50% nợ cho Hy Lạp.
Victor Shum, chuyên gia cao cấp tại công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz (có trụ sở ở Singapore) cho rằng thỏa thuận "bom tấn" mà các nhà lãnh đạo châu Âu vừa đạt được đã giúp thị trường dầu thô đi lên. Đây là phản ứng "tự động" của thị trường sau khi nhận được tin từ châu Âu.
Ngoài ra, trong ngày, Mỹ công bố tăng trưởng kinh tế quý 3 vượt xa kỳ vọng của giới phân tích. Cụ thể, GDP quý 3/2011 của kinh tế Mỹ đạt 2,5%, cao gần gấp đôi mức 1,3% trong quý 2/2011. Trước đó, giới phân tích trong cuộc điều tra của MarketWatch đưa ra con số dự báo là 2,8%.
Các thị trường đã các ăn mừng sự kiện này. Đêm qua các sàn chứng khoán từ châu Á, châu Âu cho tới Mỹ đều đồng loạt tăng vọt. Các thị trường hàng hóa, bao gồm cả kim loại quý và kim loại cơ bản cũng đi lên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, triển vọng tăng trưởng của châu Âu cũng như nhu cầu năng lượng ở khu vực này vẫn chưa rõ ràng. Do vậy, đà tăng mạnh của các sản phẩm xăng, dầu trong phiên này chưa hẳn phải là sự khởi đầu cho chuỗi ngày tăng giá sau đó.
Thêm vào đó, mặc dù kinh tế Mỹ lạc quan với tăng trưởng GDP, nhưng theo báo cáo cũng đưa ra hôm qua của Bộ Lao động nước này, thì số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua chỉ giảm rất ít.
Cụ thể, chốt ngày, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 tăng được 3,76 USD, tương ứng 4,2%, lên 93,96 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức chốt cao nhất của dầu thô loại này kể từ hôm 1/8 tới nay.
Tương tự, giá các mặt hàng xăng và dầu sưởi cũng vọt mạnh, trong đó giá xăng tăng mạnh nhất sau nhiều ngày dậm chân tại chỗ. Chốt phiên, xăng giao tháng 11 tăng 3,4% lên 2,74 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 2,7% lên 3,1 USD/gallon.
Đóng cửa trước đó, trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 27/10, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 12 tăng 1,67 USD lên 91,87 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 1,23 USD lên 110,14 USD/thùng.
Hôm 26/10, giá dầu kỳ hạn đã bốc hơi trên 3% sau khi báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng vượt dự báo. Nguyên nhân thứ hai là giới đầu tư chờ đợi "tuyên bố sau cùng" của giới chức châu Âu.
Sáng qua, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy công bố các chi tiết kế hoạch cứu trợ Hy Lạp, tái cơ cấu vốn cho các nhà băng châu lục và tăng cường sức mạnh của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu lên 1.400 tỷ USD. Giới đầu tư tư nhân cũng đồng ý xóa 50% nợ cho Hy Lạp.
Victor Shum, chuyên gia cao cấp tại công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz (có trụ sở ở Singapore) cho rằng thỏa thuận "bom tấn" mà các nhà lãnh đạo châu Âu vừa đạt được đã giúp thị trường dầu thô đi lên. Đây là phản ứng "tự động" của thị trường sau khi nhận được tin từ châu Âu.
Ngoài ra, trong ngày, Mỹ công bố tăng trưởng kinh tế quý 3 vượt xa kỳ vọng của giới phân tích. Cụ thể, GDP quý 3/2011 của kinh tế Mỹ đạt 2,5%, cao gần gấp đôi mức 1,3% trong quý 2/2011. Trước đó, giới phân tích trong cuộc điều tra của MarketWatch đưa ra con số dự báo là 2,8%.
Các thị trường đã các ăn mừng sự kiện này. Đêm qua các sàn chứng khoán từ châu Á, châu Âu cho tới Mỹ đều đồng loạt tăng vọt. Các thị trường hàng hóa, bao gồm cả kim loại quý và kim loại cơ bản cũng đi lên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, triển vọng tăng trưởng của châu Âu cũng như nhu cầu năng lượng ở khu vực này vẫn chưa rõ ràng. Do vậy, đà tăng mạnh của các sản phẩm xăng, dầu trong phiên này chưa hẳn phải là sự khởi đầu cho chuỗi ngày tăng giá sau đó.
Thêm vào đó, mặc dù kinh tế Mỹ lạc quan với tăng trưởng GDP, nhưng theo báo cáo cũng đưa ra hôm qua của Bộ Lao động nước này, thì số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua chỉ giảm rất ít.