Vì sao Nga bán chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc?
Có hai khả năng lý giải việc Nga chấp nhận bán dòng Su-35 lừng lẫy cho Trung Quốc
Cuối tháng 11 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố thỏa thuận mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga với giá 2 tỷ USD. Theo nhận định của hãng tin CNBC, đây là một quyết định “khó hiểu” của Nga.
Mức giá 83,3 triệu USD mà Trung Quốc trả cho mỗi chiếc Su-35 không phải là giá quá hời, nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Su-35 - loại chiến đấu cơ tân tiến nhất của Nga - đã bị bán cho nước ngoài.
Su-35 không chỉ là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất do Nga sản xuất, mà nước này cũng như các quốc gia khác trên thế giới hiếm khi bán chiến đấu cơ hay vũ khí mới nhất của mình cho Trung Quốc, bởi lo ngại Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ và sản xuất ra sản phẩm tương tự có giá rẻ hơn.
Nói một cách đơn giản, Nga đã tự phá vỡ truyền thống bằng thương vụ này, và thế giới đang đặt câu hỏi tại sao Nga lại làm như vậy?
Có hai khả năng được đặt ra.
Thứ nhất, quan hệ giữa Nga với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các nước phương Tây đang trong giai đoạn rất xấu, nên Nga muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc nói riêng và các quốc gia phương Đông nói chung.
Rút ngắn khoảng thời gian chờ trước khi bán những loại vũ khí mới nhất, tốt nhất của mình là một cách để Moscow củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh.
Chiến lược này có vẻ là hợp lý, nhưng cũng khá mạo hiểm, bởi Ấn Độ hiện vẫn là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga, trong khi Ấn Độ-Trung Quốc lại là đối thủ lâu năm trong khu vực.
Khả năng thứ hai đơn giản hơn và có phần thuyết phục hơn: Nga đang thiếu tiền.
Với giá dầu liên tục lập đáy trong 15 tháng qua, những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong đó có Nga đang cảm nhận rõ rệt sức ép tài chính. Áp lực ngân sách này càng lớn khi Nga phải tiêu những khoản không nhỏ cho sự dính líu của nước này đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và cuộc nội chiến ở Syria.
Không chỉ có Trung Quốc tranh thủ cơ hội này để sắm vũ khí Nga. Lo ngại trước thỏa thuận hạt nhân của Iran với phương Tây, nhiều nước vùng Vịnh gần đây đã mạnh tay mua vũ khí Nga với sự hậu thuẫn tài chính từ Saudi Arabia.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là sắp tới Nga sẽ có khách hàng mới nào mua vũ khí nếu Moscow thực sự đẩy mạnh việc bán.
Có thể thấy rằng, một khi đã sẵn sàng bán dòng Su-35 lừng lẫy cho Trung Quốc, thì danh sách các quốc gia mà Nga không muốn bán chiến đấu cơ này chắc chắn không phải là một danh sách dài.
Mức giá 83,3 triệu USD mà Trung Quốc trả cho mỗi chiếc Su-35 không phải là giá quá hời, nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Su-35 - loại chiến đấu cơ tân tiến nhất của Nga - đã bị bán cho nước ngoài.
Su-35 không chỉ là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất do Nga sản xuất, mà nước này cũng như các quốc gia khác trên thế giới hiếm khi bán chiến đấu cơ hay vũ khí mới nhất của mình cho Trung Quốc, bởi lo ngại Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ và sản xuất ra sản phẩm tương tự có giá rẻ hơn.
Nói một cách đơn giản, Nga đã tự phá vỡ truyền thống bằng thương vụ này, và thế giới đang đặt câu hỏi tại sao Nga lại làm như vậy?
Có hai khả năng được đặt ra.
Thứ nhất, quan hệ giữa Nga với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các nước phương Tây đang trong giai đoạn rất xấu, nên Nga muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc nói riêng và các quốc gia phương Đông nói chung.
Rút ngắn khoảng thời gian chờ trước khi bán những loại vũ khí mới nhất, tốt nhất của mình là một cách để Moscow củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh.
Chiến lược này có vẻ là hợp lý, nhưng cũng khá mạo hiểm, bởi Ấn Độ hiện vẫn là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga, trong khi Ấn Độ-Trung Quốc lại là đối thủ lâu năm trong khu vực.
Khả năng thứ hai đơn giản hơn và có phần thuyết phục hơn: Nga đang thiếu tiền.
Với giá dầu liên tục lập đáy trong 15 tháng qua, những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong đó có Nga đang cảm nhận rõ rệt sức ép tài chính. Áp lực ngân sách này càng lớn khi Nga phải tiêu những khoản không nhỏ cho sự dính líu của nước này đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và cuộc nội chiến ở Syria.
Không chỉ có Trung Quốc tranh thủ cơ hội này để sắm vũ khí Nga. Lo ngại trước thỏa thuận hạt nhân của Iran với phương Tây, nhiều nước vùng Vịnh gần đây đã mạnh tay mua vũ khí Nga với sự hậu thuẫn tài chính từ Saudi Arabia.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là sắp tới Nga sẽ có khách hàng mới nào mua vũ khí nếu Moscow thực sự đẩy mạnh việc bán.
Có thể thấy rằng, một khi đã sẵn sàng bán dòng Su-35 lừng lẫy cho Trung Quốc, thì danh sách các quốc gia mà Nga không muốn bán chiến đấu cơ này chắc chắn không phải là một danh sách dài.