Vì sao Nhật thâu tóm trái phiếu Trung Quốc?
Nhật Bản sẽ trở thành một trong vài nước hiếm hoi được quyền mua trái phiếu của Trung Quốc
Hôm qua (13/3), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Jun Azumi tuyên bố, Tokyo sẽ mua số trái phiếu Trung Quốc trị giá 65 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 10,3 tỷ USD, sau khi đã được Bắc Kinh "bật đèn xanh". Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thu mua trái phiếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trên thực tế, đây là việc hiện thực hóa tuyên bố hồi cuối tháng 12 năm ngoái của Nhật Bản. Hôm 21/12/2011, ông Azumi đã cho biết rằng, Nhật Bản đang cân nhắc mua trái phiếu chính phủ của Trung Quốc một cách nghiêm túc và đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố ý định đầu tư như vậy.
Theo lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật phát biểu khi đó, việc Trung Quốc và Nhật Bản thu mua trái phiếu chính phủ của nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ song phương. Thời gian qua, Trung Quốc đã mua vào rất nhiều trái phiếu chính phủ của Nhật Bản.
Với kế hoạch mua trái phiếu này, Nhật Bản hy vọng sẽ góp phần quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda khi còn đảm nhận vai trò lãnh đạo Bộ Tài chính tháng 9/2010 cũng từng phát tín hiệu cho thấy, nước này có khả năng sẽ đầu tư vào Trung Quốc.
Theo ghi nhận của hãng tin AFP, tại cuộc hợp thượng đỉnh hồi tháng 12/2011 giữa ông Yoshihiko Noda và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên đã ký kết một loạt các thỏa thuận tài chính. Cũng nhân dịp đó, Chính phủ Tokyo đã chính thức đề nghị được mua trái phiếu của Trung Quốc.
Đài RFI của Pháp bình luận, với việc Bắc Kinh bật đèn xanh, chấp nhận lời đề nghị mua công trái phiếu Trung Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi được quyền mua lại nợ của Trung Quốc. Không giống như các nước khác, Bắc Kinh không cho phép các nhà đầu tư tự do mua lại nợ của mình.
Theo giới phân tích, việc hai nền kinh tế số 2 và số 3 thế giới tăng mua nợ của nhau để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối, cho thấy Nhật Bản và Trung Quốc đang cẩn trọng trước diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Nhật Bản, Trung Quốc cũng là hai chủ nợ hàng đầu của kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, việc Nhật Bản quyết định mua trái phiếu Trung Quốc còn là nhằm chứng minh nước này có thiện chí tăng cường hợp tác kinh tế và tài chính giữa hai nước, vốn là những đối tác thương mại quan trọng. Nhật Bản muốn cho Trung Quốc thấy là họ ủng hộ sự tăng trưởng của Trung Quốc.
Ngược lại, nếu Trung Quốc đạt được sự ủng hộ này, thì coi như Bắc Kinh đã có được một phiếu tín nhiệm cho đồng nhân dân tệ của họ. Thỏa thuận ký kết giữa hai nước hồi năm ngoái là nhằm mục tiêu phát triển việc sử dụng đồng Yên và Nhân dân tệ trong trao đổi thương mại, đầu tư song phương.
Cho đến nay, hợp tác đầu tư thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc chủ yếu được thực hiện bằng USD, với tỷ lệ lên tới 60%. Như vậy, việc sử dụng trực tiếp đồng tiền của hai quốc gia cho phép các doanh nghiệp giữa hai nước giảm thiểu chi phí và dự phòng những bất ổn do sự dao động của đồng USD.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích khác, việc Nhật Bản thu mua trái phiếu Trung Quốc nặng về tính biểu tượng hơn là thực tế nhu cầu như trên. Một nhà kinh tế học Trung Quốc làm việc tại Viện Moody của Australia cho rằng, sở dĩ Nhật Bản ra quyết định này là bởi Trung Quốc đang khuyến khích quốc tế sử dụng Nhân dân tệ.
Giáo sư Akio Takahara chuyên về chính trị học Trung Quốc thuộc Đại học Tokyo cũng cho rằng, việc Nhật Bản mua trái phiếu Chính phủ Trung Quốc mang nặng tính biểu tượng, nhưng cũng có ý nghĩa Nhật Bản thể hiện sẵn sàng ủng hộ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Giáo sư Takahara không tin là Nhật Bản sẽ nhanh chóng đổ nhiều tiền ra để mua trái phiếu Trung Quốc như mức mà Tokyo đã mua trái phiếu Mỹ, bởi kinh tế Trung Quốc trong tương lai vẫn còn nhiều rủi ro. Thêm vào đó, Nhân dân tệ hiện chưa giành được vị trí chủ chốt trong giỏ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trên thực tế, đây là việc hiện thực hóa tuyên bố hồi cuối tháng 12 năm ngoái của Nhật Bản. Hôm 21/12/2011, ông Azumi đã cho biết rằng, Nhật Bản đang cân nhắc mua trái phiếu chính phủ của Trung Quốc một cách nghiêm túc và đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố ý định đầu tư như vậy.
Theo lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật phát biểu khi đó, việc Trung Quốc và Nhật Bản thu mua trái phiếu chính phủ của nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ song phương. Thời gian qua, Trung Quốc đã mua vào rất nhiều trái phiếu chính phủ của Nhật Bản.
Với kế hoạch mua trái phiếu này, Nhật Bản hy vọng sẽ góp phần quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda khi còn đảm nhận vai trò lãnh đạo Bộ Tài chính tháng 9/2010 cũng từng phát tín hiệu cho thấy, nước này có khả năng sẽ đầu tư vào Trung Quốc.
Theo ghi nhận của hãng tin AFP, tại cuộc hợp thượng đỉnh hồi tháng 12/2011 giữa ông Yoshihiko Noda và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên đã ký kết một loạt các thỏa thuận tài chính. Cũng nhân dịp đó, Chính phủ Tokyo đã chính thức đề nghị được mua trái phiếu của Trung Quốc.
Đài RFI của Pháp bình luận, với việc Bắc Kinh bật đèn xanh, chấp nhận lời đề nghị mua công trái phiếu Trung Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi được quyền mua lại nợ của Trung Quốc. Không giống như các nước khác, Bắc Kinh không cho phép các nhà đầu tư tự do mua lại nợ của mình.
Theo giới phân tích, việc hai nền kinh tế số 2 và số 3 thế giới tăng mua nợ của nhau để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối, cho thấy Nhật Bản và Trung Quốc đang cẩn trọng trước diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Nhật Bản, Trung Quốc cũng là hai chủ nợ hàng đầu của kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, việc Nhật Bản quyết định mua trái phiếu Trung Quốc còn là nhằm chứng minh nước này có thiện chí tăng cường hợp tác kinh tế và tài chính giữa hai nước, vốn là những đối tác thương mại quan trọng. Nhật Bản muốn cho Trung Quốc thấy là họ ủng hộ sự tăng trưởng của Trung Quốc.
Ngược lại, nếu Trung Quốc đạt được sự ủng hộ này, thì coi như Bắc Kinh đã có được một phiếu tín nhiệm cho đồng nhân dân tệ của họ. Thỏa thuận ký kết giữa hai nước hồi năm ngoái là nhằm mục tiêu phát triển việc sử dụng đồng Yên và Nhân dân tệ trong trao đổi thương mại, đầu tư song phương.
Cho đến nay, hợp tác đầu tư thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc chủ yếu được thực hiện bằng USD, với tỷ lệ lên tới 60%. Như vậy, việc sử dụng trực tiếp đồng tiền của hai quốc gia cho phép các doanh nghiệp giữa hai nước giảm thiểu chi phí và dự phòng những bất ổn do sự dao động của đồng USD.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích khác, việc Nhật Bản thu mua trái phiếu Trung Quốc nặng về tính biểu tượng hơn là thực tế nhu cầu như trên. Một nhà kinh tế học Trung Quốc làm việc tại Viện Moody của Australia cho rằng, sở dĩ Nhật Bản ra quyết định này là bởi Trung Quốc đang khuyến khích quốc tế sử dụng Nhân dân tệ.
Giáo sư Akio Takahara chuyên về chính trị học Trung Quốc thuộc Đại học Tokyo cũng cho rằng, việc Nhật Bản mua trái phiếu Chính phủ Trung Quốc mang nặng tính biểu tượng, nhưng cũng có ý nghĩa Nhật Bản thể hiện sẵn sàng ủng hộ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Giáo sư Takahara không tin là Nhật Bản sẽ nhanh chóng đổ nhiều tiền ra để mua trái phiếu Trung Quốc như mức mà Tokyo đã mua trái phiếu Mỹ, bởi kinh tế Trung Quốc trong tương lai vẫn còn nhiều rủi ro. Thêm vào đó, Nhân dân tệ hiện chưa giành được vị trí chủ chốt trong giỏ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.