Vì sao Olympics “sợ” nhận tài trợ của McDonald’s?
Ủy ban Olympics Quốc tế (IOC) đã phải cân nhắc có nên tiếp tục cho phép hãng đồ ăn nhanh McDonald’s tài trợ
Các quan chức hàng đầu của Ủy ban Olympics Quốc tế (IOC) đã phải cân nhắc có nên tiếp tục cho phép hãng đồ ăn nhanh McDonald’s tài trợ cho giải thi đấu thể thao này. IOC lo ngại, số người béo phì ngày càng gia tăng trên toàn cầu có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Olympics nếu còn nhận tài trợ từ McDonald’s.
Trả lời phỏng vấn báo Financial Times, ông Jacques Rogge, Chủ tịch IOC, cho biết, nhu cầu tài chính gia tăng của Olympics khiến phong trào này ngày càng khó theo sát những giá trị mà họ cổ vũ bấy lâu nay, bao gồm việc đề cao sức khỏe cho mọi người. Olympics đã vấp phải sự chỉ trích gia tăng từ các tổ chức y tế và sức khỏe về việc kết nối với những thương hiệu đồ ăn có hàm lượng calorie cao.
Hồi tháng 1 năm nay, McDonald’s đã ký hợp đồng tài trợ cho Olympics thêm 8 năm. Đến nay, McDonald’s đã tài trợ cho Olympics được 36 năm. Trong số 4 nhà hàng của chuỗi đồ ăn nhanh này tại Công viên Olympic ở London, có nhà hàng lớn nhất thế giới của hãng, có thể tiếp đón 1.500 thực khách cùng lúc.
Ông Rogge cho biết, không chỉ McDonald’s mà cả hãng đồ uống Coca-Cola cũng bị “đặt dấu hỏi” về quyền tài trợ cho Olympics. Hãng Coca-Cola đã tài trợ cho Olympics kể từ năm 1928 và đã ký hợp đồng tài trợ cho tới năm 2020.
“Chúng tôi đã nói với những công ty này rằng, xu hướng lo ngại tình trạng béo phì đang gia tăng, cần phải làm điều gì đó để giải quyết”, ông Rogge nói.
Thu nhập của IOC chủ yếu đến từ việc bán quyền phát sóng. Tổ chức này đã thu được 3,9 tỷ USD trong thời gian 4 năm qua và cho cả kỳ Olympics London năm nay.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian trên, IOC còn nhận được 957 triệu USD từ 11 nhà tài trợ toàn cầu. 90% nguồn thu của IOC được trao cho các ủy ban Olympics quốc gia, các liên đoàn Olympics quốc tế và nhà tổ chức các cuộc thi đấu của Olympics tại các thành phố chủ nhà.
Theo ông Rogge, quyết định gia hạn hợp đồng tài trợ với McDonald’s “không phải là một quyết định dễ dàng. Nhưng chúng tôi vẫn hạ bút ký để có được sự hỗ trợ của họ ở mức độ sâu xa nhất”.
Ông Rogge cho rằng, McDonald’s đã có những thực đơn lành mạnh và Coca-Cola cũng đã có các loại đồ uống không có calorie, xem đây như là nỗ lực của hai công ty trong vấn đề trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng.
Các đây 4 năm, trong chiến dịch tranh cử ghế Chủ tịch IOC, chính ông Rogge đã nêu cao những lo ngại về tình trạng béo phì. Tuy nhiên, trả lời Financial Times, ông cho rằng, sự hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ, trong đó có McDonald’s và Coca-Cola đảm bảo sự sống còn của các giải đấu Olympics và các đội tuyển Olympics quốc gia.
“Tóm lại là chúng tôi phải có tiền để hỗ trợ và giải tỏa nhu cầu của các ủy ban Olympics quốc gia và các liên đoàn quốc tế. Nếu không, họ sẽ gặp vấn đề”, ông Rogge phát biểu.
Trả lời phỏng vấn báo Financial Times, ông Jacques Rogge, Chủ tịch IOC, cho biết, nhu cầu tài chính gia tăng của Olympics khiến phong trào này ngày càng khó theo sát những giá trị mà họ cổ vũ bấy lâu nay, bao gồm việc đề cao sức khỏe cho mọi người. Olympics đã vấp phải sự chỉ trích gia tăng từ các tổ chức y tế và sức khỏe về việc kết nối với những thương hiệu đồ ăn có hàm lượng calorie cao.
Hồi tháng 1 năm nay, McDonald’s đã ký hợp đồng tài trợ cho Olympics thêm 8 năm. Đến nay, McDonald’s đã tài trợ cho Olympics được 36 năm. Trong số 4 nhà hàng của chuỗi đồ ăn nhanh này tại Công viên Olympic ở London, có nhà hàng lớn nhất thế giới của hãng, có thể tiếp đón 1.500 thực khách cùng lúc.
Ông Rogge cho biết, không chỉ McDonald’s mà cả hãng đồ uống Coca-Cola cũng bị “đặt dấu hỏi” về quyền tài trợ cho Olympics. Hãng Coca-Cola đã tài trợ cho Olympics kể từ năm 1928 và đã ký hợp đồng tài trợ cho tới năm 2020.
“Chúng tôi đã nói với những công ty này rằng, xu hướng lo ngại tình trạng béo phì đang gia tăng, cần phải làm điều gì đó để giải quyết”, ông Rogge nói.
Thu nhập của IOC chủ yếu đến từ việc bán quyền phát sóng. Tổ chức này đã thu được 3,9 tỷ USD trong thời gian 4 năm qua và cho cả kỳ Olympics London năm nay.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian trên, IOC còn nhận được 957 triệu USD từ 11 nhà tài trợ toàn cầu. 90% nguồn thu của IOC được trao cho các ủy ban Olympics quốc gia, các liên đoàn Olympics quốc tế và nhà tổ chức các cuộc thi đấu của Olympics tại các thành phố chủ nhà.
Theo ông Rogge, quyết định gia hạn hợp đồng tài trợ với McDonald’s “không phải là một quyết định dễ dàng. Nhưng chúng tôi vẫn hạ bút ký để có được sự hỗ trợ của họ ở mức độ sâu xa nhất”.
Ông Rogge cho rằng, McDonald’s đã có những thực đơn lành mạnh và Coca-Cola cũng đã có các loại đồ uống không có calorie, xem đây như là nỗ lực của hai công ty trong vấn đề trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng.
Các đây 4 năm, trong chiến dịch tranh cử ghế Chủ tịch IOC, chính ông Rogge đã nêu cao những lo ngại về tình trạng béo phì. Tuy nhiên, trả lời Financial Times, ông cho rằng, sự hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ, trong đó có McDonald’s và Coca-Cola đảm bảo sự sống còn của các giải đấu Olympics và các đội tuyển Olympics quốc gia.
“Tóm lại là chúng tôi phải có tiền để hỗ trợ và giải tỏa nhu cầu của các ủy ban Olympics quốc gia và các liên đoàn quốc tế. Nếu không, họ sẽ gặp vấn đề”, ông Rogge phát biểu.