Vì sao tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới sụt mạnh?
Từ giữa tháng 2 tới nay, giá trị tài sản ròng của người giàu nhất thế giới, tỷ phú người Mexico Carlos Slim Helu, đã sụt giảm 11 tỷ USD
Từ giữa tháng 2 tới nay, giá trị tài sản ròng của người giàu nhất thế giới, tỷ phú người Mexico Carlos Slim Helu, đã sụt giảm 11 tỷ USD, tờ Forbes cho hay. Do vậy, khoảng cách giữa giá trị tài sản ròng của ông trùm viễn thông này với người giàu thứ nhì thế giới là tỷ phú Mỹ Bill Gates đang thu hẹp nhanh chóng.
Theo Forbes, tài sản của Carlos Slim khi tạp chí này công bố danh sách các tỷ phú của thế giới năm 2011 hồi đầu tháng 3 ước tính vào khoảng 74 tỷ USD. Nhưng đến giữa tháng 10, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của tỷ phú này chỉ còn 63,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, Carlos Slim hiện vẫn là tỷ phú số 1 của thế giới, theo sát đang là “vua” phần mềm Bill Gates, người hiện sở hữu khối tài sản ròng trị giá chừng 60 tỷ USD theo như giá cổ phiếu của Microsoft ngày 12/10. Vào tháng 3, Bill Gates có 56 tỷ USD.
“Thủ phạm” đẩy giá trị tài sản ròng của Carlos Slim là tình trạng xuống dốc giá cổ phiếu công ty viễn thông America Movil mà tỷ phú này cùng người con trai Patrick Slim Domit chung tay lãnh đạo.
America Movil hoạt động ở 18 quốc gia, nhưng phụ thuộc chủ yếu vào mảng viễn thông không dây tại thị trường Mexico. Chứng chỉ lưu ký của công ty này niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán New York đã giảm giá 17% kể từ giữa tháng 2. Tệ hơn, trong cùng khoảng thời gian, thị trường chứng khoán Mexico giảm 6,8%, cộng với mức giảm giá 10% của đồng Peso, kéo tài sản của Carlos Slim teo tọp nhanh hơn.
“Năm nay là một năm khó khăn cho America Movil, chủ yếu vì hoạt động của công ty ở Mexico”, nhà phân tích Gregorio Tomassi thuộc công ty Santander Latam Research có trụ sở ở Mexico City nhận xét.
Theo chuyên gia này, America Movil đã chịu tác động bất lợi từ ba yếu tố. Thứ nhất, hồi tháng 4, cơ quan giám sát cạnh tranh của Mexico áp án phạt kỷ lục 1 tỷ USD đối với công ty này, với lý do America Movil đã dính líu tới các hoạt động thông đồng độc quyền liên quan tới việc giới hạn cuộc gọi. America Movil đã kháng cáo và ít có khả năng phải nộp phạt số tiền khổng lồ trên, nhưng vụ việc vẫn có ảnh hưởng bất lợi tới giá cổ phiếu.
Thứ hai, một đối thủ gần phá sản của America Movil là Iusacell bỗng được hãng truyền hình Grupo Televisa rót cho khoản đầu tư 1,6 tỷ USD. Hiện Iusacell chưa giành mất thị phần của America Movil, nhưng chuyên gia Tomassi dự báo, điều này có khả năng sẽ xảy ra trong một vài quý tới đây.
Thứ ba, cơ quan quản lý thị trường viễn thông của Mexico ra phán quyết buộc các công ty viễn thông phải hạ cước phí kết cuối (MTR) từ 0,95 Peso xuống còn 0,35 Peso mỗi cuộc gọi. Đây là loại phí mà các nhà mạng di động áp dụng để tiếp nhận cuộc gọi từ nhà mạng khác. Việc giảm phí kết cuối làm lợi cho người tiêu dùng, nhưng gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà mạng, bao gồm America Movil.
Mặc dù vậy, America Movil vẫn là một công ty hùng mạnh trên thị trường di động Mexico. Carlos Slim và gia đình ông sở hữu hơn 40% công ty này, tương đương giá trị 38,5 tỷ USD tính theo giá cổ phiếu ngày 12/10. Hồi giữa tháng 2, số cổ phiếu này có trị giá 46 tỷ USD, tương đương 62% tổng tài sản ròng của Carlos Slim. Như vậy, America Movil chiếm 7,5 tỷ USD trong giá trị tài sản “bốc hơi” 10,7 tỷ USD của tỷ phú này kể từ giữa tháng 2.
Những hạng mục lớn khác trong giá trị tài sản của Carlos Slim, bao gồm cổ phần trong các công ty Grupo Financiero Inbursa và Minera Frisco, cũng giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian, nhưng mức giảm vẫn khiêm tốn so với độ xuống dốc của America Movil.
Theo Forbes, tài sản của Carlos Slim khi tạp chí này công bố danh sách các tỷ phú của thế giới năm 2011 hồi đầu tháng 3 ước tính vào khoảng 74 tỷ USD. Nhưng đến giữa tháng 10, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của tỷ phú này chỉ còn 63,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, Carlos Slim hiện vẫn là tỷ phú số 1 của thế giới, theo sát đang là “vua” phần mềm Bill Gates, người hiện sở hữu khối tài sản ròng trị giá chừng 60 tỷ USD theo như giá cổ phiếu của Microsoft ngày 12/10. Vào tháng 3, Bill Gates có 56 tỷ USD.
“Thủ phạm” đẩy giá trị tài sản ròng của Carlos Slim là tình trạng xuống dốc giá cổ phiếu công ty viễn thông America Movil mà tỷ phú này cùng người con trai Patrick Slim Domit chung tay lãnh đạo.
America Movil hoạt động ở 18 quốc gia, nhưng phụ thuộc chủ yếu vào mảng viễn thông không dây tại thị trường Mexico. Chứng chỉ lưu ký của công ty này niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán New York đã giảm giá 17% kể từ giữa tháng 2. Tệ hơn, trong cùng khoảng thời gian, thị trường chứng khoán Mexico giảm 6,8%, cộng với mức giảm giá 10% của đồng Peso, kéo tài sản của Carlos Slim teo tọp nhanh hơn.
“Năm nay là một năm khó khăn cho America Movil, chủ yếu vì hoạt động của công ty ở Mexico”, nhà phân tích Gregorio Tomassi thuộc công ty Santander Latam Research có trụ sở ở Mexico City nhận xét.
Theo chuyên gia này, America Movil đã chịu tác động bất lợi từ ba yếu tố. Thứ nhất, hồi tháng 4, cơ quan giám sát cạnh tranh của Mexico áp án phạt kỷ lục 1 tỷ USD đối với công ty này, với lý do America Movil đã dính líu tới các hoạt động thông đồng độc quyền liên quan tới việc giới hạn cuộc gọi. America Movil đã kháng cáo và ít có khả năng phải nộp phạt số tiền khổng lồ trên, nhưng vụ việc vẫn có ảnh hưởng bất lợi tới giá cổ phiếu.
Thứ hai, một đối thủ gần phá sản của America Movil là Iusacell bỗng được hãng truyền hình Grupo Televisa rót cho khoản đầu tư 1,6 tỷ USD. Hiện Iusacell chưa giành mất thị phần của America Movil, nhưng chuyên gia Tomassi dự báo, điều này có khả năng sẽ xảy ra trong một vài quý tới đây.
Thứ ba, cơ quan quản lý thị trường viễn thông của Mexico ra phán quyết buộc các công ty viễn thông phải hạ cước phí kết cuối (MTR) từ 0,95 Peso xuống còn 0,35 Peso mỗi cuộc gọi. Đây là loại phí mà các nhà mạng di động áp dụng để tiếp nhận cuộc gọi từ nhà mạng khác. Việc giảm phí kết cuối làm lợi cho người tiêu dùng, nhưng gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà mạng, bao gồm America Movil.
Mặc dù vậy, America Movil vẫn là một công ty hùng mạnh trên thị trường di động Mexico. Carlos Slim và gia đình ông sở hữu hơn 40% công ty này, tương đương giá trị 38,5 tỷ USD tính theo giá cổ phiếu ngày 12/10. Hồi giữa tháng 2, số cổ phiếu này có trị giá 46 tỷ USD, tương đương 62% tổng tài sản ròng của Carlos Slim. Như vậy, America Movil chiếm 7,5 tỷ USD trong giá trị tài sản “bốc hơi” 10,7 tỷ USD của tỷ phú này kể từ giữa tháng 2.
Những hạng mục lớn khác trong giá trị tài sản của Carlos Slim, bao gồm cổ phần trong các công ty Grupo Financiero Inbursa và Minera Frisco, cũng giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian, nhưng mức giảm vẫn khiêm tốn so với độ xuống dốc của America Movil.