Vì sao Triều Tiên “ghét” loa và bóng bay Hàn Quốc?
Nước này chỉ có một yêu cầu duy nhất: Hàn Quốc phải ngừng các chiến dịch tuyên truyền dọc biên giới
Cuối cùng thì sau ba ngày đàm phán gấp rút, Triều Tiên mới đây đã nhượng bộ Hàn Quốc và chính thức “lấy làm tiếc” về vụ việc hai binh sỹ Hàn Quốc bị thương trong khu vực phi quân sự.
Đổi lại, nước này chỉ có một yêu cầu duy nhất: Hàn Quốc phải ngừng các chiến dịch tuyên truyền dọc biên giới.
Các chiến dịch tuyên truyền của Hàn Quốc có điều gì khiến Triều Tiên lo ngại đến vậy?
Loa...
Đây chính là một trong hai công cụ truyền bá thông tin hiệu quả của Hàn Quốc, khiến Triều Tiên lo lắng.
Theo tờ The Guardian, ngay từ cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, cả hai nước đã ra sức sử dụng các chương trình phát thanh tuyên truyền ở khu vực dọc biên giới. Dù số lượng dân cư ở khu vực biên giới giữa hai nước rất thấp, nhưng tần suất phát sóng radio lại gần như cao nhất thế giới.
Hệ thống loa mà Hàn Quốc lắp đặt gần biên giới có khả năng truyền âm thanh đi xa 24 km vào ban đêm và khoảng 10 km vào ban ngày, đồng nghĩa với việc những binh sỹ Triều Tiên đóng quân khu vực biên giới và người dân Triều Tiên sống gần khu phi quân sự sẽ có thể nghe thấy được chương trình phát thanh.
Thế nhưng, hệ thống loa mà Hàn Quốc lắp đặt thời gian gần đây thậm chí còn có âm lượng lớn hơn vậy nhiều.
Được coi như vũ khí hiệu quả đánh vào tâm lý của người dân Triều Tiên, các chương trình phát thanh của Hàn Quốc thường có nội dung tuyên truyền về đạo Phật, dự báo thời tiết cũng như nhạc pop Hàn Quốc. Những bản nhạc pop đã giúp K-Pop nổi tiếng toàn thế giới được bật không ngừng.
Tuy nhiên mọi chuyện không dừng lại ở đó. Nội dung phát thanh còn bao gồm những ưu việt của hệ thống chính quyền Hàn Quốc, phúc lợi mà người dân được hưởng.
Trong lần căng thẳng cuối tuần qua, đã có nhiều khi người ta nghe thấy phía Hàn Quốc phát thanh về cuộc sống giàu có ở Hàn Quốc, chỉ trích lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, các hành vi được cho là vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên.
Đáp trả lại nội dung tuyên truyền của Hàn Quốc, Triều Tiên cũng phát các chương trình tuyên truyền về giá trị nổi bật của Triều Tiên, tuy nhiên nội dung còn khá nghèo nàn.
Và khi Triều Tiên bật loa to thì Hàn Quốc còn chỉnh loa to hơn nữa. Nhìn chung, lúc nào loa phía Hàn Quốc cũng có âm lượng to hơn hẳn.
...và bóng bay
Trong lần căng thẳng mới đây, các nhà hoạt động Hàn Quốc có kế hoạch in 10 nghìn đĩa DVD bộ phim The Interview, một bộ phim hài về âm mưu ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và gắn đĩa DVD vào... các quả bóng bay.
Theo một bài viết trên tờ Telegraph, không chỉ có vậy, họ còn định in khoảng nửa triệu tờ rơi rồi đính vào bóng bay, để thả khắp dọc biên giới hai nước.
Cả hai kế hoạch này sau đó đã bị tạm ngưng lại vì Hàn Quốc lo căng thẳng sẽ leo thang quá mức.
Phía Hàn Quốc còn từng đính kèm rất nhiều socola vào các bóng bay để thả sang Triều Tiên. Socola dù là sản phẩm bình thường ở Hàn Quốc và nhiều nước khác, nhưng với Triều Tiên, nó được coi như món hàng hiếm, xa xỉ.
Lãnh đạo Triều Tiên không thích người dân tiếp xúc với những mặt hàng kiểu này, bởi dân chúng có thể sẽ nảy sinh tâm lý so sánh với hàng tiêu dùng nội địa, vốn còn nghèo nàn về chất lượng và chủng loại.
Triều Tiên đã phản đối mạnh mẽ việc Hàn Quốc thả bóng bay, coi đây như những hành vi gây hấn nghiêm trọng, cũng như từng dọa sẽ dùng pháo để bắn vỡ bong bóng.
Đáp lại, Hàn Quốc khẳng định nếu Triều Tiên khiêu chiến, họ cũng sẵn sàng bắn trả. Các cuộc đấu pháo Triều Tiên - Hàn Quốc vào tháng 10 năm ngoái thực ra có nguyên nhân ban đầu từ việc binh sỹ Triều Tiên cố gắng bắn bong bóng.
Lý giải nguyên nhân Triều Tiên “ghét” các chương trình phát thanh cũng như nội dung tuyên truyền gắn trên những quả bóng bay, ông Cheong Seong-chang, chuyên gia cao cấp về các vấn đề quốc tế tại viện Sejong, Hàn Quốc nói: “Triều Tiên e rằng các chương trình phát thanh sẽ làm binh sỹ nơi tiền tuyến mất niềm tin, cũng như bị hủy hoại tinh thần chiến đấu”.
Trên thực tế, đã từng có một binh sỹ Triều Tiên vượt mọi cản trở khu vực biên giới để trốn sang Hàn Quốc trong năm nay. Triều Tiên cũng gài rất nhiều mìn khu vực biên giới để cản trở các hành vi đào thoát.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng lo sợ thông tin mà phía Hàn Quốc phát thanh sẽ gây ra tâm lý hoài nghi đối với chính quyền.
Đổi lại, nước này chỉ có một yêu cầu duy nhất: Hàn Quốc phải ngừng các chiến dịch tuyên truyền dọc biên giới.
Các chiến dịch tuyên truyền của Hàn Quốc có điều gì khiến Triều Tiên lo ngại đến vậy?
Loa...
Đây chính là một trong hai công cụ truyền bá thông tin hiệu quả của Hàn Quốc, khiến Triều Tiên lo lắng.
Theo tờ The Guardian, ngay từ cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, cả hai nước đã ra sức sử dụng các chương trình phát thanh tuyên truyền ở khu vực dọc biên giới. Dù số lượng dân cư ở khu vực biên giới giữa hai nước rất thấp, nhưng tần suất phát sóng radio lại gần như cao nhất thế giới.
Hệ thống loa mà Hàn Quốc lắp đặt gần biên giới có khả năng truyền âm thanh đi xa 24 km vào ban đêm và khoảng 10 km vào ban ngày, đồng nghĩa với việc những binh sỹ Triều Tiên đóng quân khu vực biên giới và người dân Triều Tiên sống gần khu phi quân sự sẽ có thể nghe thấy được chương trình phát thanh.
Thế nhưng, hệ thống loa mà Hàn Quốc lắp đặt thời gian gần đây thậm chí còn có âm lượng lớn hơn vậy nhiều.
Được coi như vũ khí hiệu quả đánh vào tâm lý của người dân Triều Tiên, các chương trình phát thanh của Hàn Quốc thường có nội dung tuyên truyền về đạo Phật, dự báo thời tiết cũng như nhạc pop Hàn Quốc. Những bản nhạc pop đã giúp K-Pop nổi tiếng toàn thế giới được bật không ngừng.
Tuy nhiên mọi chuyện không dừng lại ở đó. Nội dung phát thanh còn bao gồm những ưu việt của hệ thống chính quyền Hàn Quốc, phúc lợi mà người dân được hưởng.
Trong lần căng thẳng cuối tuần qua, đã có nhiều khi người ta nghe thấy phía Hàn Quốc phát thanh về cuộc sống giàu có ở Hàn Quốc, chỉ trích lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, các hành vi được cho là vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên.
Đáp trả lại nội dung tuyên truyền của Hàn Quốc, Triều Tiên cũng phát các chương trình tuyên truyền về giá trị nổi bật của Triều Tiên, tuy nhiên nội dung còn khá nghèo nàn.
Và khi Triều Tiên bật loa to thì Hàn Quốc còn chỉnh loa to hơn nữa. Nhìn chung, lúc nào loa phía Hàn Quốc cũng có âm lượng to hơn hẳn.
...và bóng bay
Trong lần căng thẳng mới đây, các nhà hoạt động Hàn Quốc có kế hoạch in 10 nghìn đĩa DVD bộ phim The Interview, một bộ phim hài về âm mưu ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và gắn đĩa DVD vào... các quả bóng bay.
Theo một bài viết trên tờ Telegraph, không chỉ có vậy, họ còn định in khoảng nửa triệu tờ rơi rồi đính vào bóng bay, để thả khắp dọc biên giới hai nước.
Cả hai kế hoạch này sau đó đã bị tạm ngưng lại vì Hàn Quốc lo căng thẳng sẽ leo thang quá mức.
Phía Hàn Quốc còn từng đính kèm rất nhiều socola vào các bóng bay để thả sang Triều Tiên. Socola dù là sản phẩm bình thường ở Hàn Quốc và nhiều nước khác, nhưng với Triều Tiên, nó được coi như món hàng hiếm, xa xỉ.
Lãnh đạo Triều Tiên không thích người dân tiếp xúc với những mặt hàng kiểu này, bởi dân chúng có thể sẽ nảy sinh tâm lý so sánh với hàng tiêu dùng nội địa, vốn còn nghèo nàn về chất lượng và chủng loại.
Triều Tiên đã phản đối mạnh mẽ việc Hàn Quốc thả bóng bay, coi đây như những hành vi gây hấn nghiêm trọng, cũng như từng dọa sẽ dùng pháo để bắn vỡ bong bóng.
Đáp lại, Hàn Quốc khẳng định nếu Triều Tiên khiêu chiến, họ cũng sẵn sàng bắn trả. Các cuộc đấu pháo Triều Tiên - Hàn Quốc vào tháng 10 năm ngoái thực ra có nguyên nhân ban đầu từ việc binh sỹ Triều Tiên cố gắng bắn bong bóng.
Lý giải nguyên nhân Triều Tiên “ghét” các chương trình phát thanh cũng như nội dung tuyên truyền gắn trên những quả bóng bay, ông Cheong Seong-chang, chuyên gia cao cấp về các vấn đề quốc tế tại viện Sejong, Hàn Quốc nói: “Triều Tiên e rằng các chương trình phát thanh sẽ làm binh sỹ nơi tiền tuyến mất niềm tin, cũng như bị hủy hoại tinh thần chiến đấu”.
Trên thực tế, đã từng có một binh sỹ Triều Tiên vượt mọi cản trở khu vực biên giới để trốn sang Hàn Quốc trong năm nay. Triều Tiên cũng gài rất nhiều mìn khu vực biên giới để cản trở các hành vi đào thoát.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng lo sợ thông tin mà phía Hàn Quốc phát thanh sẽ gây ra tâm lý hoài nghi đối với chính quyền.