Vì sao Trung Quốc bất ngờ thay đổi cách tính GDP?
Từ lâu, giới quan sát đã tỏ ra hoài nghi về tính xác thực trong các con số thống kê của Trung Quốc
Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) hôm nay (9/9) tuyên bố đã thay đổi cách tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng quý.
Hãng tin Reuters cho biết, NBS nói động thái này nhằm áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường tính chính xác cho các số liệu của Trung Quốc.
Từ lâu, giới quan sát đã tỏ ra hoài nghi về tính xác thực trong các con số thống kê của Trung Quốc, nhất là khi Chính phủ nước này tìm cách kiềm chế các kỳ vọng của thị trường về sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Động thái điều chỉnh cách tính GDP được Trung Quốc công bố sau khi nước này đưa ra dữ liệu hồi tháng 7 nói GDP quý 2 tăng trưởng 7%, bằng với mức tăng của quý 1. Nhiều nhà phân tích tin rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn trong quý 2.
Tổng sản lượng kinh tế các tỉnh thành của Trung Quốc từ lâu vượt quá GDP toàn quốc theo thống kê của NBS, dẫn tới nghi ngờ rằng một số quan chức địa phương bị ám ảnh thành tích đã “xào nấu” sổ sách.
Với cách tính mới, Trung Quốc tính GDP dựa trên các hoạt động kinh tế hàng quý để dữ liệu cuối cùng “chính xác hơn trong đo đếm các hoạt động kinh tế mang tính mùa vụ và nhạy cảm hơn trong việc nắm bắt thông tin về các biến động ngắn hạn”, NBS cho biết.
Trước đây, GDP hàng quý của Trung Quốc, cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng, được tính toán dựa trên các số liệu cộng dồn thay vì các hoạt động kinh tế của quý cụ thể đó - theo NBS.
Phương pháp mới - phù hợp phương pháp mà các nền kinh tế phát triển áp dụng - sẽ mở đường cho Trung Quốc áp dụng quy chuẩn Special Data Dissemination Standard (SDDS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) trong cách tính GDP, tuyên bố của NBS cho hay.
NBS cũng tuyên bố, số liệu GDP quý 2 của Trung Quốc mà cơ quan này công bố vào ngày 19/10 sẽ là số liệu được tính dựa trên phương pháp mới.
Cách đây ít hôm, NBS điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2014, xuống còn 7,3% từ mức 7,4% công bố trước đó.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 7% trong năm nay, mức tăng thấp nhất đối với nền kinh tế nước này trong 1/4 thế kỷ qua.
Hãng tin Reuters cho biết, NBS nói động thái này nhằm áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường tính chính xác cho các số liệu của Trung Quốc.
Từ lâu, giới quan sát đã tỏ ra hoài nghi về tính xác thực trong các con số thống kê của Trung Quốc, nhất là khi Chính phủ nước này tìm cách kiềm chế các kỳ vọng của thị trường về sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Động thái điều chỉnh cách tính GDP được Trung Quốc công bố sau khi nước này đưa ra dữ liệu hồi tháng 7 nói GDP quý 2 tăng trưởng 7%, bằng với mức tăng của quý 1. Nhiều nhà phân tích tin rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn trong quý 2.
Tổng sản lượng kinh tế các tỉnh thành của Trung Quốc từ lâu vượt quá GDP toàn quốc theo thống kê của NBS, dẫn tới nghi ngờ rằng một số quan chức địa phương bị ám ảnh thành tích đã “xào nấu” sổ sách.
Với cách tính mới, Trung Quốc tính GDP dựa trên các hoạt động kinh tế hàng quý để dữ liệu cuối cùng “chính xác hơn trong đo đếm các hoạt động kinh tế mang tính mùa vụ và nhạy cảm hơn trong việc nắm bắt thông tin về các biến động ngắn hạn”, NBS cho biết.
Trước đây, GDP hàng quý của Trung Quốc, cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng, được tính toán dựa trên các số liệu cộng dồn thay vì các hoạt động kinh tế của quý cụ thể đó - theo NBS.
Phương pháp mới - phù hợp phương pháp mà các nền kinh tế phát triển áp dụng - sẽ mở đường cho Trung Quốc áp dụng quy chuẩn Special Data Dissemination Standard (SDDS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) trong cách tính GDP, tuyên bố của NBS cho hay.
NBS cũng tuyên bố, số liệu GDP quý 2 của Trung Quốc mà cơ quan này công bố vào ngày 19/10 sẽ là số liệu được tính dựa trên phương pháp mới.
Cách đây ít hôm, NBS điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2014, xuống còn 7,3% từ mức 7,4% công bố trước đó.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 7% trong năm nay, mức tăng thấp nhất đối với nền kinh tế nước này trong 1/4 thế kỷ qua.