Vì sao VAMC đòi được nợ xấu?
“VAMC giờ như một siêu thị nợ xấu. Tức là các khoản mua lại đã được phân loại, gắn với các “mức giá” cụ thể”
Tính đến 16/12/2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc, 22.863 tỷ đồng giá mua của 26 tổ chức tín dụng. Hướng thu hồi được cũng đã gợi mở.
Sau hơn hai tháng chính thức hoạt động, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho biết, một tín hiệu tích cực là một số khoản nợ xấu mua lại đã thu hồi được.
Theo ông Hùng, dù đó không phải là những khoản nợ lớn, nhưng là đáng mừng.
Về tín hiệu trên, liệu VAMC có những đặc thù, thế mạnh nào đó hơn các tổ chức tín dụng để thu hồi được nợ?
Một vị lãnh đạo cao cấp chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, tác động chính ở đây là giải pháp chung, chứ không hẳn gắn trực tiếp với việc đòi nợ của VAMC.
“Sau khi bán nợ cho VAMC, doanh nghiệp có điều kiện để có thể tiếp cận khoản vay mới, ngân hàng cũng có cơ sở để cho vay trở lại. Doanh nghiệp khó khăn, có nợ xấu nhưng không hẳn tất cả đều xấu. Có những dự án, mảng hoạt động của họ vẫn tốt và sinh lời, cho nên không vì có nợ xấu mà đóng hết cửa tiếp vốn. Và sau khi bán nợ cho VAMC, có những doanh nghiệp được vay vốn mới, họ tạo ra dòng tiền mới và lợi nhuận để trả cho nợ cũ”, vị lãnh đạo trên giải thích.
Theo lý giải trên, bên cạnh việc xử lý nợ xấu bằng cơ chế các tổ chức tín dụng phải hàng năm trích lập dự phòng khoản bán lại, VAMC cũng là yếu tố giúp những doanh nghiệp khó khăn có cơ hội để hồi phục sản xuất kinh doanh, khôi phục khả năng trả nợ. Như vậy, lợi ích là cho cả hai phía: ngân hàng - doanh nghiệp.
Với ý nghĩa đó, trong thời gian tới, khoản nợ mà VAMC thu hồi được càng lớn thì lợi ích trên càng lớn, thay vì tìm cách bán những khoản nợ xấu đã mua lại.
Ngoài tín hiệu thu hồi trên, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cũng ví von rằng: “VAMC giờ như một siêu thị nợ xấu. Tức là các khoản mua lại đã được phân loại, gắn với các “mức giá” cụ thể”.
“Mức giá” có thể hiểu là triển vọng xử lý, hoặc có thể làm cơ sở để xem xét nếu có đối tác tìm đến mua.
Sau hơn hai tháng chính thức hoạt động, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho biết, một tín hiệu tích cực là một số khoản nợ xấu mua lại đã thu hồi được.
Theo ông Hùng, dù đó không phải là những khoản nợ lớn, nhưng là đáng mừng.
Về tín hiệu trên, liệu VAMC có những đặc thù, thế mạnh nào đó hơn các tổ chức tín dụng để thu hồi được nợ?
Một vị lãnh đạo cao cấp chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, tác động chính ở đây là giải pháp chung, chứ không hẳn gắn trực tiếp với việc đòi nợ của VAMC.
“Sau khi bán nợ cho VAMC, doanh nghiệp có điều kiện để có thể tiếp cận khoản vay mới, ngân hàng cũng có cơ sở để cho vay trở lại. Doanh nghiệp khó khăn, có nợ xấu nhưng không hẳn tất cả đều xấu. Có những dự án, mảng hoạt động của họ vẫn tốt và sinh lời, cho nên không vì có nợ xấu mà đóng hết cửa tiếp vốn. Và sau khi bán nợ cho VAMC, có những doanh nghiệp được vay vốn mới, họ tạo ra dòng tiền mới và lợi nhuận để trả cho nợ cũ”, vị lãnh đạo trên giải thích.
Theo lý giải trên, bên cạnh việc xử lý nợ xấu bằng cơ chế các tổ chức tín dụng phải hàng năm trích lập dự phòng khoản bán lại, VAMC cũng là yếu tố giúp những doanh nghiệp khó khăn có cơ hội để hồi phục sản xuất kinh doanh, khôi phục khả năng trả nợ. Như vậy, lợi ích là cho cả hai phía: ngân hàng - doanh nghiệp.
Với ý nghĩa đó, trong thời gian tới, khoản nợ mà VAMC thu hồi được càng lớn thì lợi ích trên càng lớn, thay vì tìm cách bán những khoản nợ xấu đã mua lại.
Ngoài tín hiệu thu hồi trên, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cũng ví von rằng: “VAMC giờ như một siêu thị nợ xấu. Tức là các khoản mua lại đã được phân loại, gắn với các “mức giá” cụ thể”.
“Mức giá” có thể hiểu là triển vọng xử lý, hoặc có thể làm cơ sở để xem xét nếu có đối tác tìm đến mua.