Vì sao VASEP kiến nghị nhập nguyên liệu thủy sản?
Phó chủ tịch VASEP đưa lý giải vì sao hiệp hội này kiến nghị nhập khẩu 2 tỷ USD nguyên liệu thủy sản
Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Ngô Phước Hậu, lý giải vì sao hiệp hội này kiến nghị nhập khẩu 2 tỷ USD nguyên liệu thủy sản.
>>Đề nghị nhập khẩu 2 tỷ USD nguyên liệu thủy sản
Xin ông cho biết tại sao VASEP đề nghị Chính phủ cho nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến khi nguồn cá tra nguyên liệu trong nước đang bị tồn đọng?
Hiện có một số ngành chúng ta đang nhập khẩu nguyên liệu để gia công, đó là sự phân công quốc tế và việc VASEP đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến cũng rất bình thường.
Do hiện nay nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước cũng có, nên nhiều người hiểu lầm là chúng ta đang dư thừa, nhưng thật sự là không dư, nếu có dư thì chỉ có con cá tra của ĐBSCL.
Ở miền Bắc và miền Trung đang thiếu rất trầm trọng nguồn nguyên liệu thủy sản để chế biến, vì hai nơi này dựa vào nguồn nguyên liệu đánh bắt là chủ yếu, mà nguyên liệu đánh bắt thì ngày càng giảm đi. Cộng với chi phí đánh bắt trên biển rất cao do giá dầu tăng, và chúng ta bị mất cân đối rất nghiêm trọng ở các vùng biển khác nhau, con cá tra thì không thể chở ra Bắc hay Trung để chế biến vì các nhà máy này không có chuyên môn chế biến cá tra.
Do vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản là việc làm tự nhiên và hết sức là cần thiết, chúng ta nhập nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến nhằm nâng kim ngạch xuất khẩu.
Năm nay dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản bằng nguồn nội lực sẽ đạt khoảng 4 - 4,5 tỷ USD, nếu muốn vượt lên 6 tỷ hoặc 7 tỷ USD thì không có con đường nào khác là phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, việc này Trung Quốc, Thái Lan thậm chí Nhật và Mỹ... cũng đã làm. Chúng ta chỉ nhập những nguyên liệu không có và xuất tất cả những nguyên liệu nhập khẩu đã qua chế biến.
Xin ông cho biết cụ thể là VASEP đề nghị nhập khẩu những loại thủy sản nào?
Về cá, chúng ta nhập cá hồi, cá tuyết, cá minh thái. Ví dụ như cá hồi nhập từ Na Uy và Chi Lê làm phi lê bán qua nước thứ ba, còn về mực, do nguồn mực trong nước đang cạn kiệt, chúng ta phải nhập mực từ ấn Độ, Bangladesh vì các nước này có nguồn nguyên liệu dồi dào, tôm thì chúng ta nhập tôm thẻ chân trắng, hiện chúng ta đang chậm hơn các nước trong khu vực về vấn đề này.
Chúng ta nhập những gì cần và có thể bổ sung được để tạo công ăn việc làm cho công nhân và có lợi cho các nhà máy. Công ty Agifish cũng đã nhập một số cá hồi, có thể nhập thêm một số cá tuyết, để quanh năm suốt tháng nhà máy luôn có nguyên liệu chế biến, vì nhà máy chúng ta có dây chuyền làm cá tra cũng có dây chuyền làm cá hồi... hàng năm Trung Quốc tăng được kim ngạch xuất khẩu là nhờ tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu rất lớn, lên tới 40-50%.
Nếu các nhà máy chuyên chế biến cá tra ở ĐBSCL không còn cho lợi nhuận cao, họ sẽ chuyển sang chế biến thủy sản nhập khẩu, vậy tương lai con cá tra sẽ càng u ám hơn?
Việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ không ảnh hưởng đến ngành chế biến cá tra của ĐBSCL.
Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL có trên 100 nhà máy chế biến cá tra và trong tháng này sẽ có thêm 4 hoặc 5 nhà máy mới ra đời, về việc điều tiết chúng ta không nên quá lo xa, vấn đề cần quan tâm là cơ cấu hệ thống thị trường, thật ra con cá tra là một trong những mặt hàng rất thuận lợi cho việc chế biến.
Thứ nhất là có quanh năm, thứ hai công lao động chế biến đơn giản, nếu chế biến cho thị trường Nga, Ucraina, Ba Lan lại càng đơn giản hơn, còn chế biến những mặt hàng thủy sản khác cực kỳ khó khăn, mà chế biến dựa vào nguyên liệu nhập khẩu lại càng khó khăn hơn.
Cách đây một năm chúng tôi đã đề xuất nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và được Chính phủ chấp thuận, hiện Chính phủ đang nghiên cứu mức thuế. Đây là cách rất thuận lợi trong điều hành kiềm chế lạm phát, vì chúng ta tăng xuất khẩu bằng nguồn nguyên liệu nhập vào chế biến để tăng xuất khẩu, tăng giá trị nên đây cũng là biện pháp kiềm chế lạm phát.
>>Đề nghị nhập khẩu 2 tỷ USD nguyên liệu thủy sản
Xin ông cho biết tại sao VASEP đề nghị Chính phủ cho nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến khi nguồn cá tra nguyên liệu trong nước đang bị tồn đọng?
Hiện có một số ngành chúng ta đang nhập khẩu nguyên liệu để gia công, đó là sự phân công quốc tế và việc VASEP đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến cũng rất bình thường.
Do hiện nay nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước cũng có, nên nhiều người hiểu lầm là chúng ta đang dư thừa, nhưng thật sự là không dư, nếu có dư thì chỉ có con cá tra của ĐBSCL.
Ở miền Bắc và miền Trung đang thiếu rất trầm trọng nguồn nguyên liệu thủy sản để chế biến, vì hai nơi này dựa vào nguồn nguyên liệu đánh bắt là chủ yếu, mà nguyên liệu đánh bắt thì ngày càng giảm đi. Cộng với chi phí đánh bắt trên biển rất cao do giá dầu tăng, và chúng ta bị mất cân đối rất nghiêm trọng ở các vùng biển khác nhau, con cá tra thì không thể chở ra Bắc hay Trung để chế biến vì các nhà máy này không có chuyên môn chế biến cá tra.
Do vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản là việc làm tự nhiên và hết sức là cần thiết, chúng ta nhập nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến nhằm nâng kim ngạch xuất khẩu.
Năm nay dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản bằng nguồn nội lực sẽ đạt khoảng 4 - 4,5 tỷ USD, nếu muốn vượt lên 6 tỷ hoặc 7 tỷ USD thì không có con đường nào khác là phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, việc này Trung Quốc, Thái Lan thậm chí Nhật và Mỹ... cũng đã làm. Chúng ta chỉ nhập những nguyên liệu không có và xuất tất cả những nguyên liệu nhập khẩu đã qua chế biến.
Xin ông cho biết cụ thể là VASEP đề nghị nhập khẩu những loại thủy sản nào?
Về cá, chúng ta nhập cá hồi, cá tuyết, cá minh thái. Ví dụ như cá hồi nhập từ Na Uy và Chi Lê làm phi lê bán qua nước thứ ba, còn về mực, do nguồn mực trong nước đang cạn kiệt, chúng ta phải nhập mực từ ấn Độ, Bangladesh vì các nước này có nguồn nguyên liệu dồi dào, tôm thì chúng ta nhập tôm thẻ chân trắng, hiện chúng ta đang chậm hơn các nước trong khu vực về vấn đề này.
Chúng ta nhập những gì cần và có thể bổ sung được để tạo công ăn việc làm cho công nhân và có lợi cho các nhà máy. Công ty Agifish cũng đã nhập một số cá hồi, có thể nhập thêm một số cá tuyết, để quanh năm suốt tháng nhà máy luôn có nguyên liệu chế biến, vì nhà máy chúng ta có dây chuyền làm cá tra cũng có dây chuyền làm cá hồi... hàng năm Trung Quốc tăng được kim ngạch xuất khẩu là nhờ tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu rất lớn, lên tới 40-50%.
Nếu các nhà máy chuyên chế biến cá tra ở ĐBSCL không còn cho lợi nhuận cao, họ sẽ chuyển sang chế biến thủy sản nhập khẩu, vậy tương lai con cá tra sẽ càng u ám hơn?
Việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ không ảnh hưởng đến ngành chế biến cá tra của ĐBSCL.
Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL có trên 100 nhà máy chế biến cá tra và trong tháng này sẽ có thêm 4 hoặc 5 nhà máy mới ra đời, về việc điều tiết chúng ta không nên quá lo xa, vấn đề cần quan tâm là cơ cấu hệ thống thị trường, thật ra con cá tra là một trong những mặt hàng rất thuận lợi cho việc chế biến.
Thứ nhất là có quanh năm, thứ hai công lao động chế biến đơn giản, nếu chế biến cho thị trường Nga, Ucraina, Ba Lan lại càng đơn giản hơn, còn chế biến những mặt hàng thủy sản khác cực kỳ khó khăn, mà chế biến dựa vào nguyên liệu nhập khẩu lại càng khó khăn hơn.
Cách đây một năm chúng tôi đã đề xuất nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và được Chính phủ chấp thuận, hiện Chính phủ đang nghiên cứu mức thuế. Đây là cách rất thuận lợi trong điều hành kiềm chế lạm phát, vì chúng ta tăng xuất khẩu bằng nguồn nguyên liệu nhập vào chế biến để tăng xuất khẩu, tăng giá trị nên đây cũng là biện pháp kiềm chế lạm phát.