“Việc đưa ra gói kích cầu thứ hai là không cấp thiết”
Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ nên xem xét đưa ra thêm gói kích cầu thứ hai cho nền kinh tế Việt Nam
Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ nên xem xét đưa ra thêm gói kích cầu thứ hai cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Robert Prior Wandesforde, Chuyên viên kinh tế châu Á cao cấp của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC), lại giữ quan điểm khá thận trọng.
Ông nói:
- Hiện nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Các hiệu ứng của gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ đã phát huy tác dụng và hiệu quả sẽ còn kéo dài chứ không phải kết thúc ngay khi gói kích cầu kết thúc vào năm 2009. Tôi nghĩ việc đưa ra gói kích cầu thứ hai là không cấp thiết.
Vào năm 2010, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khởi sắc hơn đồng hành cùng sự phục hồi của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Khi gói kích cầu đầu tiên của Chính phủ vừa kết thúc thì các doanh nghiệp Việt Nam đã có đà phát triển và củng cố thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho kinh doanh từ đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu với việc thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn cả trong và ngoài nước.
Tín dụng đang trên đà tăng trưởng trở lại và Chính phủ cũng đang kiểm soát rất chặt chẽ việc tăng trưởng tín dụng để tránh lặp lại tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng, quá nhanh dẫn đến lạm phát cao qua việc dùng hỗ trợ lãi suất 4% cùng các biện pháp tài chính khác...
Ông nhận định như thế nào về tình hình kinh tế châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2009 và 2010?
Nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đang có những dấu hiệu hồi phục đáng lạc quan, điển hình là nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2010 sẽ ở mức 6,8% bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố phát triển nền tảng của Việt Nam về trung và dài hạn vẫn rất tốt như dân số trẻ, có tỷ lệ khá cao người lao động có thể chuyển đổi từ nền sản xuất thấp lên sản xuất cao; thị trường tiêu thụ nội địa đang dần được mở rộng; tác động tích cực từ gói kích cầu năm 2009 tạo lực đẩy rất tốt cho nền kinh tế; cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế; các biện pháp tài chính tiền tệ kịp thời...
Ngoài ra, nền kinh tế của các nước trong khu vực châu Á và thế giới cũng đang trên đà hồi phục và sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hơn so với thời kỳ khủng hoảng cuối 2007 và năm 2008.
Dự đoán trong 5-10 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ trở lại mốc từ 7-7,5%, nằm trong top những nước có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở Việt Nam cũng là một vấn đề cần phải thận trọng. Chúng tôi dự đoán chỉ số lạm phát sẽ bắt đầu tăng trở lại ở mức hai con số trở lên vào cuối 2009 và đầu 2010.
Đây là một vấn đề khó tránh khỏi bởi ảnh hưởng của sự tăng trưởng tín dụng ngày càng cao hơn, sự gia tăng giá cả của hàng hoá tiêu dùng, của nhiên liệu và lương thực xét trên bình diện toàn thế giới... mà nhiên liệu và lương thực chiếm vị trí khá lớn trong rổ hàng hoá tiêu dùng ở thị trường Việt Nam (hơn 50%).
Theo như ông nói, triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ rất tốt trong năm 2010, vậy sự phục hồi và tăng trưởng sẽ thể hiện rõ nét nhất ở ngành nghề nào?
Ngành xây dựng sẽ là ngành có sự phục hồi nhanh và tăng trưởng tốt nhất trong cuối năm 2009 và năm 2010.
Do đó ảnh hưởng tích cực của gói kích cầu của Chính phủ lên ngành xây dựng thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ kéo dài dù gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ kết thúc. Sau ngành xây dựng là các ngành công nghiệp khác cũng sẽ tăng trưởng rõ nét trong năm 2010.
Nhưng trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Robert Prior Wandesforde, Chuyên viên kinh tế châu Á cao cấp của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC), lại giữ quan điểm khá thận trọng.
Ông nói:
- Hiện nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Các hiệu ứng của gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ đã phát huy tác dụng và hiệu quả sẽ còn kéo dài chứ không phải kết thúc ngay khi gói kích cầu kết thúc vào năm 2009. Tôi nghĩ việc đưa ra gói kích cầu thứ hai là không cấp thiết.
Vào năm 2010, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khởi sắc hơn đồng hành cùng sự phục hồi của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Khi gói kích cầu đầu tiên của Chính phủ vừa kết thúc thì các doanh nghiệp Việt Nam đã có đà phát triển và củng cố thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho kinh doanh từ đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu với việc thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn cả trong và ngoài nước.
Tín dụng đang trên đà tăng trưởng trở lại và Chính phủ cũng đang kiểm soát rất chặt chẽ việc tăng trưởng tín dụng để tránh lặp lại tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng, quá nhanh dẫn đến lạm phát cao qua việc dùng hỗ trợ lãi suất 4% cùng các biện pháp tài chính khác...
Ông nhận định như thế nào về tình hình kinh tế châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2009 và 2010?
Nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đang có những dấu hiệu hồi phục đáng lạc quan, điển hình là nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2010 sẽ ở mức 6,8% bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố phát triển nền tảng của Việt Nam về trung và dài hạn vẫn rất tốt như dân số trẻ, có tỷ lệ khá cao người lao động có thể chuyển đổi từ nền sản xuất thấp lên sản xuất cao; thị trường tiêu thụ nội địa đang dần được mở rộng; tác động tích cực từ gói kích cầu năm 2009 tạo lực đẩy rất tốt cho nền kinh tế; cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế; các biện pháp tài chính tiền tệ kịp thời...
Ngoài ra, nền kinh tế của các nước trong khu vực châu Á và thế giới cũng đang trên đà hồi phục và sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hơn so với thời kỳ khủng hoảng cuối 2007 và năm 2008.
Dự đoán trong 5-10 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ trở lại mốc từ 7-7,5%, nằm trong top những nước có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở Việt Nam cũng là một vấn đề cần phải thận trọng. Chúng tôi dự đoán chỉ số lạm phát sẽ bắt đầu tăng trở lại ở mức hai con số trở lên vào cuối 2009 và đầu 2010.
Đây là một vấn đề khó tránh khỏi bởi ảnh hưởng của sự tăng trưởng tín dụng ngày càng cao hơn, sự gia tăng giá cả của hàng hoá tiêu dùng, của nhiên liệu và lương thực xét trên bình diện toàn thế giới... mà nhiên liệu và lương thực chiếm vị trí khá lớn trong rổ hàng hoá tiêu dùng ở thị trường Việt Nam (hơn 50%).
Theo như ông nói, triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ rất tốt trong năm 2010, vậy sự phục hồi và tăng trưởng sẽ thể hiện rõ nét nhất ở ngành nghề nào?
Ngành xây dựng sẽ là ngành có sự phục hồi nhanh và tăng trưởng tốt nhất trong cuối năm 2009 và năm 2010.
Do đó ảnh hưởng tích cực của gói kích cầu của Chính phủ lên ngành xây dựng thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ kéo dài dù gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ kết thúc. Sau ngành xây dựng là các ngành công nghiệp khác cũng sẽ tăng trưởng rõ nét trong năm 2010.