Viện trợ phi chính phủ cần cơ chế giám sát độc lập
Thông thường, chi phí hành chính có thể chiếm đến 40-50%, thậm chí đến 60-70% trong tổng giá trị tài trợ
Các dự án tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đang có triển vọng tiếp cận với một đặc thù mới của thời hội nhập: cơ chế phản biện và giám sát độc lập.
Lẽ dĩ nhiên, cơ chế này được hình thành không phải do một cơ quan nhà nước thực hiện, mà chủ đạo của nó sẽ là những tổ chức “bên cạnh” hoặc “ngoài” nhà nước.
Nội dung này được thể hiện trong Chương trình quốc gia xúc tiến và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 286 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, cần tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và cộng đồng; đồng thời xây dựng một đội ngũ từ trung ương đến địa phương và mạng lưới các tổ chức tư vấn độc lập trong nước, làm nguồn lực bổ sung cho công tác phi chính phủ nước ngoài, nhất là trong khảo sát, thiết kế, giám sát và đánh giá dự án, đặc biệt cần thúc đẩy vai trò của các nhân sĩ, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học...
Một lỗ hổng lớn?
Trước khi có chủ trương về cơ chế giám sát độc lập, các dự án tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài thường được tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài trực tiếp thẩm định kết quả. Cùng với thời gian, các tổ chức NGO nước ngoài hướng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chương trình, dự án của Việt Nam để thay thế dần cho chuyên gia, chuyên viên nước ngoài.
Đội ngũ này, vốn trước đây chưa được đào tạo bài bản, thường chỉ đóng vai trò kiêm nhiệm (là cán bộ của cơ quan nhà nước cử sang dự án làm việc, hoặc là người của cơ quan mặt trận và đoàn thể), do vậy ít có kinh nghiệm và thực tiễn về hoạt động NGO.
Do sự hạn chế về trình độ và kỹ năng tác nghiệp, việc đánh giá dự án thường không mang lại kết quả khả quan, và cho tới nay, tuy đã có hàng ngàn dự án tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, nhưng các cơ quan nhà nước vẫn chưa xây dựng được một chương trình nào đúc kết một cách tổng hợp các dự án tiêu biểu và có tính bền vững, những mô hình có hiệu quả có thể nhân rộng được.
Cũng bởi vậy, một số dự án phi chính phủ nước ngoài khi bắt đầu đi vào giai đoạn triển khai lâu dài và bền vững thì lại bị hẫng hụt về đội ngũ điều hành người Việt Nam. Đây chính là một lỗ hổng rất lớn khiến không ít chương trình, dự án tuy có sự khởi đầu tốt nhưng lại kém hẳn tính thuyết phục ở các giai đoạn sau. Yêu cầu về hình thành một đội ngũ cán bộ thẩm định dự án đã trở nên cấp bách trong bối cảnh thực trạng này.
Hơn nữa, cũng gần tương tự như ý nghĩa của nguồn tài trợ ODA, viện trợ phi chính phủ nước ngoài dù không phải hoàn lại nhưng lại mang ý nghĩa xã hội rất lớn, đi trực tiếp vào tình cảm và trái tim mọi người, vì thế càng cần phải hạn chế những biểu hiện tiêu cực hoặc thất thoát trong lĩnh vực này.
Tuy không nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực như trong hoạt động tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, nhưng lác đác đây đó trong lĩnh vực viện trợ phi chính phủ nước ngoài cũng đã có những dấu hiệu bất ổn. Cần nói thêm, đây là một lĩnh vực được quan niệm theo kiểu “của trời cho”, nên tiền trong một số dự án đã bị chi xài vô tội vạ.
Thường nhất, phần chi cho quản lý phí (còn gọi là chi phí hành chính) có thể chiếm đến 40-50%, thậm chí đến 60-70% trong tổng giá trị tài trợ (phần hành chính này thường được sử dụng cho phía đối tác nước ngoài như đi lại, ăn ở, hội thảo, khảo sát..., nhưng khi hạch toán lại chẳng mấy hợp lý).
Ở một số quốc gia như Ấn Độ, Nepan, Indonesia, có đến vài trăm ngàn tổ chức NGO địa phương “bung ra” hết sức sôi động để đón nhận nguồn tiền từ “trên trời” rơi xuống này, và theo đánh giá của một chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), số tổ chức NGO địa phương và cả tổ chức NGO quốc tế mang biểu hiện trục lợi ngày càng nhiều.
Đó cũng là lý do tại sao lại nảy sinh xu hướng các tổ chức NGO nước ngoài lớn, có uy tín, hoặc những tổ chức NGO nước ngoài theo đường lối giáo dục phát triển luôn đề nghị cần có cơ chế giám sát độc lập, tức ban điều phối dự án chọn ra những tổ chức độc lập trong nước, do họ chỉ định để thẩm định dự án.
Đáng chú ý là các tổ chức phản biện và giám sát độc lập này hoạt động theo dạng tổ chức NGO trong nước nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch hơn trong đánh giá dự án.
Muộn còn hơn không
Xét ra, việc hình thành cơ chế phản biện và giám sát độc lập đối với hoạt động tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay là khá muộn màng. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, cơ chế này là rất cần thiết, trong bối cảnh số tổ chức NGO nước ngoài tham gia hoạt động ở Việt Nam cũng đang lên đến gần 600, giá trị viện trợ đang tăng liên tục qua các năm, mỗi năm tăng đều khoảng 30-40 triệu USD, và cho tới năm 2006 đã đạt đến 216 triệu USD.
Vấn đề còn lại là cơ chế giám sát như vậy khi nào mới được triển khai và sẽ được triển khai như thế nào. Một trong những vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai cơ chế này vào giai đoạn hiện nay là nó chỉ có thể được hình thành với các tổ chức giám sát là mặt trận và đoàn thể thuộc nhà nước, trong khi khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức NGO trong nước vẫn chưa được ban hành chính thức (và chưa biết bao giờ mới được ban hành).
Mà nếu việc giám sát dự án phi chính phủ nước ngoài chỉ được thực hiện với vai trò của các tổ chức nhà nước hoặc “bán nhà nước”, thì đương nhiên sẽ có phần bị khiên cưỡng, không bảo đảm hoàn toàn về tính khách quan, kể cả thiếu thuyết phục đối với những tổ chức NGO nước ngoài lớn và có uy tín, ảnh hưởng đến kế hoạch và giá trị viện trợ của họ.
Cũng tương tự như các yêu cầu về cơ chế phản biện và giám sát độc lập đối với nguồn tài trợ ODA, đã đến lúc các cơ quan nhà nước liên quan đến viện trợ phi chính phủ nước ngoài cần xúc tiến nhanh việc kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại học và những nhà nghiên cứu xã hội có uy tín, hình thành các nhóm đánh giá dự án với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, thí điểm phục vụ một số chương trình, dự án có giá trị lớn hoặc có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội.
Quá trình đánh giá này cần được đảm bảo thật trung thực và khách quan, đặc biệt không nên có sự can thiệp của cơ quan chức năng nhà nước vào nội dung phản biện và giám sát. Có như thế, tính hiệu quả và độ bền vững của các chương trình, dự án mới được thúc đẩy, và những đối tượng người nghèo, trẻ em trong xã hội mới mong nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của những nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Lẽ dĩ nhiên, cơ chế này được hình thành không phải do một cơ quan nhà nước thực hiện, mà chủ đạo của nó sẽ là những tổ chức “bên cạnh” hoặc “ngoài” nhà nước.
Nội dung này được thể hiện trong Chương trình quốc gia xúc tiến và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 286 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, cần tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và cộng đồng; đồng thời xây dựng một đội ngũ từ trung ương đến địa phương và mạng lưới các tổ chức tư vấn độc lập trong nước, làm nguồn lực bổ sung cho công tác phi chính phủ nước ngoài, nhất là trong khảo sát, thiết kế, giám sát và đánh giá dự án, đặc biệt cần thúc đẩy vai trò của các nhân sĩ, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học...
Một lỗ hổng lớn?
Trước khi có chủ trương về cơ chế giám sát độc lập, các dự án tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài thường được tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài trực tiếp thẩm định kết quả. Cùng với thời gian, các tổ chức NGO nước ngoài hướng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chương trình, dự án của Việt Nam để thay thế dần cho chuyên gia, chuyên viên nước ngoài.
Đội ngũ này, vốn trước đây chưa được đào tạo bài bản, thường chỉ đóng vai trò kiêm nhiệm (là cán bộ của cơ quan nhà nước cử sang dự án làm việc, hoặc là người của cơ quan mặt trận và đoàn thể), do vậy ít có kinh nghiệm và thực tiễn về hoạt động NGO.
Do sự hạn chế về trình độ và kỹ năng tác nghiệp, việc đánh giá dự án thường không mang lại kết quả khả quan, và cho tới nay, tuy đã có hàng ngàn dự án tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, nhưng các cơ quan nhà nước vẫn chưa xây dựng được một chương trình nào đúc kết một cách tổng hợp các dự án tiêu biểu và có tính bền vững, những mô hình có hiệu quả có thể nhân rộng được.
Cũng bởi vậy, một số dự án phi chính phủ nước ngoài khi bắt đầu đi vào giai đoạn triển khai lâu dài và bền vững thì lại bị hẫng hụt về đội ngũ điều hành người Việt Nam. Đây chính là một lỗ hổng rất lớn khiến không ít chương trình, dự án tuy có sự khởi đầu tốt nhưng lại kém hẳn tính thuyết phục ở các giai đoạn sau. Yêu cầu về hình thành một đội ngũ cán bộ thẩm định dự án đã trở nên cấp bách trong bối cảnh thực trạng này.
Hơn nữa, cũng gần tương tự như ý nghĩa của nguồn tài trợ ODA, viện trợ phi chính phủ nước ngoài dù không phải hoàn lại nhưng lại mang ý nghĩa xã hội rất lớn, đi trực tiếp vào tình cảm và trái tim mọi người, vì thế càng cần phải hạn chế những biểu hiện tiêu cực hoặc thất thoát trong lĩnh vực này.
Tuy không nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực như trong hoạt động tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, nhưng lác đác đây đó trong lĩnh vực viện trợ phi chính phủ nước ngoài cũng đã có những dấu hiệu bất ổn. Cần nói thêm, đây là một lĩnh vực được quan niệm theo kiểu “của trời cho”, nên tiền trong một số dự án đã bị chi xài vô tội vạ.
Thường nhất, phần chi cho quản lý phí (còn gọi là chi phí hành chính) có thể chiếm đến 40-50%, thậm chí đến 60-70% trong tổng giá trị tài trợ (phần hành chính này thường được sử dụng cho phía đối tác nước ngoài như đi lại, ăn ở, hội thảo, khảo sát..., nhưng khi hạch toán lại chẳng mấy hợp lý).
Ở một số quốc gia như Ấn Độ, Nepan, Indonesia, có đến vài trăm ngàn tổ chức NGO địa phương “bung ra” hết sức sôi động để đón nhận nguồn tiền từ “trên trời” rơi xuống này, và theo đánh giá của một chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), số tổ chức NGO địa phương và cả tổ chức NGO quốc tế mang biểu hiện trục lợi ngày càng nhiều.
Đó cũng là lý do tại sao lại nảy sinh xu hướng các tổ chức NGO nước ngoài lớn, có uy tín, hoặc những tổ chức NGO nước ngoài theo đường lối giáo dục phát triển luôn đề nghị cần có cơ chế giám sát độc lập, tức ban điều phối dự án chọn ra những tổ chức độc lập trong nước, do họ chỉ định để thẩm định dự án.
Đáng chú ý là các tổ chức phản biện và giám sát độc lập này hoạt động theo dạng tổ chức NGO trong nước nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch hơn trong đánh giá dự án.
Muộn còn hơn không
Xét ra, việc hình thành cơ chế phản biện và giám sát độc lập đối với hoạt động tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay là khá muộn màng. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, cơ chế này là rất cần thiết, trong bối cảnh số tổ chức NGO nước ngoài tham gia hoạt động ở Việt Nam cũng đang lên đến gần 600, giá trị viện trợ đang tăng liên tục qua các năm, mỗi năm tăng đều khoảng 30-40 triệu USD, và cho tới năm 2006 đã đạt đến 216 triệu USD.
Vấn đề còn lại là cơ chế giám sát như vậy khi nào mới được triển khai và sẽ được triển khai như thế nào. Một trong những vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai cơ chế này vào giai đoạn hiện nay là nó chỉ có thể được hình thành với các tổ chức giám sát là mặt trận và đoàn thể thuộc nhà nước, trong khi khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức NGO trong nước vẫn chưa được ban hành chính thức (và chưa biết bao giờ mới được ban hành).
Mà nếu việc giám sát dự án phi chính phủ nước ngoài chỉ được thực hiện với vai trò của các tổ chức nhà nước hoặc “bán nhà nước”, thì đương nhiên sẽ có phần bị khiên cưỡng, không bảo đảm hoàn toàn về tính khách quan, kể cả thiếu thuyết phục đối với những tổ chức NGO nước ngoài lớn và có uy tín, ảnh hưởng đến kế hoạch và giá trị viện trợ của họ.
Cũng tương tự như các yêu cầu về cơ chế phản biện và giám sát độc lập đối với nguồn tài trợ ODA, đã đến lúc các cơ quan nhà nước liên quan đến viện trợ phi chính phủ nước ngoài cần xúc tiến nhanh việc kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại học và những nhà nghiên cứu xã hội có uy tín, hình thành các nhóm đánh giá dự án với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, thí điểm phục vụ một số chương trình, dự án có giá trị lớn hoặc có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội.
Quá trình đánh giá này cần được đảm bảo thật trung thực và khách quan, đặc biệt không nên có sự can thiệp của cơ quan chức năng nhà nước vào nội dung phản biện và giám sát. Có như thế, tính hiệu quả và độ bền vững của các chương trình, dự án mới được thúc đẩy, và những đối tượng người nghèo, trẻ em trong xã hội mới mong nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của những nhà hảo tâm trong và ngoài nước.