“Việt Nam không chạy đua vũ trang”
"Chúng ta thực thi đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, nhưng cũng cần có đủ sức mạnh để tự bảo vệ"
"Chúng ta thực thi đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, nhưng cũng cần có đủ sức mạnh để tự bảo vệ".
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp báo Chính phủ đầu năm, diễn ra vào chiều tối 7/1, tại Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng đã giải đáp nhiều câu hỏi của báo giới về một số vấn đề nổi cộm trong năm qua, như nhập siêu, ùn tắc giao thông, vụ PCI, lương lãnh đạo tại SCIC, phòng chống tham nhũng, an ninh quốc phòng...
Liên quan đến việc Việt Nam quyết định mua một số máy bay Su-30 và 6 tàu ngầm hiện đại của nước ngoài, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam hiện đại hóa quân đội theo khả năng phát triển kinh tế chứ không phải do tình hình đột xuất hay chạy đua vũ trang.
Nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam từ xưa đến nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. “Chúng ta có vùng trời, vùng biển rộng thì bắt buộc phải có những thứ đó để bảo vệ”, Thủ tướng nói.
Đề cập đến chuyện lương, thưởng của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) gây ra nhiều phản ứng trong dư luận, Thủ tướng khẳng định: ngay từ lúc đầu đã yêu cầu Kiểm toán Nhà nước phải phân tích rõ đúng, sai của vấn đề để từ đó có thể rút kinh nghiệm. Quan điểm của Chính phủ là nếu có sai phạm sẽ tiến hành xử lý ngay.
Tuy nhiên, bản thân Thủ tướng cũng như Chính phủ nhận thấy rằng cần phải có một thể chế, cơ chế để SCIC hoạt động phù hợp với chức năng mình. Thủ thướng cũng nhận trách nhiệm về việc chậm trễ ban hành một hành lang pháp cụ thể để quản lý một cơ quan đặc thù như SCIC.
Về vụ việc tham nhũng tại Công ty PCI, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ không chỉ căn cứ trên tài liệu phía Nhật Bản cung cấp mà đã chủ động yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, và đã xét xử tội cố ý làm trái, dựa theo chứng cứ có được.
“Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã báo cáo Chính phủ là hiện nay đã có đủ cơ sở, chứng cứ để khởi tố tội danh nhận hối lộ. Chắc chắn Chính phủ sẽ chỉ đạo xử lý với tinh thần dứt khoát, không để bỏ sót tội”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp báo, theo đánh giá của Thủ tướng, thành công nổi bật trong năm qua là chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, ổn định được kinh tế vĩ mô đi liền với đó là đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao (5,32%) trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Hiện nền kinh tế đang có những bước tiến triển theo hướng tích cực với tốc động tăng trưởng GDP liên tục được cải thiện.
Bước sang năm 2010, Thủ tướng yêu cầu, tất cả các bộ, ngành địa phương phải tập trung tháo gỡ và giải quyết hiệu quả 3 “điểm nghẽn” của nền kinh tế, đó là: vấn đề bất cập về hạ tầng giao thông; thể chế, thủ tục hành rườm rà và chất lượng nguồn nhân lực.
Với những gì đạt được trong năm 2009 vừa qua cùng với đà phục hồi kinh tế hiện nay, Thủ tướng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được và yêu cầu các ngành, các cấp phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu đó.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, dù “đỉnh” khó khăn nhất trong năm 2009 về cơ bản đã qua đi, nhưng không có nghĩa là đã hết khó khăn. Vì thế, Thủ tướng yêu cầu phải tập trung vào nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại, phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp báo Chính phủ đầu năm, diễn ra vào chiều tối 7/1, tại Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng đã giải đáp nhiều câu hỏi của báo giới về một số vấn đề nổi cộm trong năm qua, như nhập siêu, ùn tắc giao thông, vụ PCI, lương lãnh đạo tại SCIC, phòng chống tham nhũng, an ninh quốc phòng...
Liên quan đến việc Việt Nam quyết định mua một số máy bay Su-30 và 6 tàu ngầm hiện đại của nước ngoài, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam hiện đại hóa quân đội theo khả năng phát triển kinh tế chứ không phải do tình hình đột xuất hay chạy đua vũ trang.
Nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam từ xưa đến nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. “Chúng ta có vùng trời, vùng biển rộng thì bắt buộc phải có những thứ đó để bảo vệ”, Thủ tướng nói.
Đề cập đến chuyện lương, thưởng của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) gây ra nhiều phản ứng trong dư luận, Thủ tướng khẳng định: ngay từ lúc đầu đã yêu cầu Kiểm toán Nhà nước phải phân tích rõ đúng, sai của vấn đề để từ đó có thể rút kinh nghiệm. Quan điểm của Chính phủ là nếu có sai phạm sẽ tiến hành xử lý ngay.
Tuy nhiên, bản thân Thủ tướng cũng như Chính phủ nhận thấy rằng cần phải có một thể chế, cơ chế để SCIC hoạt động phù hợp với chức năng mình. Thủ thướng cũng nhận trách nhiệm về việc chậm trễ ban hành một hành lang pháp cụ thể để quản lý một cơ quan đặc thù như SCIC.
Về vụ việc tham nhũng tại Công ty PCI, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ không chỉ căn cứ trên tài liệu phía Nhật Bản cung cấp mà đã chủ động yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, và đã xét xử tội cố ý làm trái, dựa theo chứng cứ có được.
“Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã báo cáo Chính phủ là hiện nay đã có đủ cơ sở, chứng cứ để khởi tố tội danh nhận hối lộ. Chắc chắn Chính phủ sẽ chỉ đạo xử lý với tinh thần dứt khoát, không để bỏ sót tội”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp báo, theo đánh giá của Thủ tướng, thành công nổi bật trong năm qua là chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, ổn định được kinh tế vĩ mô đi liền với đó là đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao (5,32%) trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Hiện nền kinh tế đang có những bước tiến triển theo hướng tích cực với tốc động tăng trưởng GDP liên tục được cải thiện.
Bước sang năm 2010, Thủ tướng yêu cầu, tất cả các bộ, ngành địa phương phải tập trung tháo gỡ và giải quyết hiệu quả 3 “điểm nghẽn” của nền kinh tế, đó là: vấn đề bất cập về hạ tầng giao thông; thể chế, thủ tục hành rườm rà và chất lượng nguồn nhân lực.
Với những gì đạt được trong năm 2009 vừa qua cùng với đà phục hồi kinh tế hiện nay, Thủ tướng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được và yêu cầu các ngành, các cấp phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu đó.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, dù “đỉnh” khó khăn nhất trong năm 2009 về cơ bản đã qua đi, nhưng không có nghĩa là đã hết khó khăn. Vì thế, Thủ tướng yêu cầu phải tập trung vào nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại, phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...