“Việt Nam là trọng điểm kinh doanh toàn cầu”
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Shinya Abe, Tổng giám đốc Công ty Panasonic Việt Nam
Panasonic Việt Nam vừa mở rộng đầu tư tại Việt Nam bằng cách khai trương 2 nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và 2 dự án nghiên cứu, đào tạo với tổng số vốn lên tới 78 triệu USD. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Shinya Abe, Tổng giám đốc Panasonic Việt Nam.
Thưa ông, được biết Panasonic Việt Nam mới đây đã khai trương liền một lúc 2 nhà máy cùng 2 dự án nghiên cứu, đào tạo phát triển khác. Tại sao Panasonic lại quyết định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong thời điểm này?
Đầu tháng 4, chúng tôi đã khai trương 2 công ty TNHH Panasonic Communication chuyên sản xuất sản phẩm điện và điện tử công nghệ cao và Panasonic Electronic Devices sản xuất linh kiện điện tử, thành lập công ty nghiên cứu và phát triển đối với các sản phẩm gia dụng kỹ thuật số, thiết kế phần mềm và dự án hợp tác với trường Đại học Bách khoa đào tạo kỹ sư phần mềm nhúng. Tổng vốn pháp định của các dự án này đạt hơn 78 triệu USD.
Có thể nói, đây là chủ trương từ lâu khi chúng tôi thấy được mức tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam khi gia nhập WTO, quan hệ kinh tế giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng mật thiết hơn với việc triển khai Hiệp định đầu tư Nhật - Việt, đàm phán về Hiệp định sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Cho đến nay, chúng tôi xác định Việt Nam là một quốc gia trọng điểm trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của Panasonic.
Những dự án mới này sẽ tập trung vào các sản phẩm gì, thưa ông?
Chúng tôi tập trung vào các sản phẩm điện và điện tử công nghệ cao như tổng đài điện thoại, ổ đĩa quang, bộ chỉnh, bộ mã hóa, loa... Sản phẩm của các công ty này đều để xuất khẩu.
Kế hoạch đầu tư cũng nhắm vào các lợi thế của môi trường kinh doanh tại đây để đạt mục đích tăng trưởng doanh số bán hàng tại nước ngoài. Chúng tôi đang phấn đấu để đạt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất lên 100 tỷ Yên vào năm 2010.
Ông nhìn nhận thế nào về việc Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập thí điểm theo mô hình công ty mẹ - con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam?
Việc theo mô hình công ty mẹ - con 100% vốn nước ngoài là một bước tạo điều kiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư tại Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo đó, mô hình này cho phép chúng tôi nắm giữ phần vốn góp của tập đoàn đầu tư tại các công ty con tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tiếp thị, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng như nhập khẩu từ các công ty thuộc tập đoàn.
Thưa ông, được biết Panasonic Việt Nam mới đây đã khai trương liền một lúc 2 nhà máy cùng 2 dự án nghiên cứu, đào tạo phát triển khác. Tại sao Panasonic lại quyết định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong thời điểm này?
Đầu tháng 4, chúng tôi đã khai trương 2 công ty TNHH Panasonic Communication chuyên sản xuất sản phẩm điện và điện tử công nghệ cao và Panasonic Electronic Devices sản xuất linh kiện điện tử, thành lập công ty nghiên cứu và phát triển đối với các sản phẩm gia dụng kỹ thuật số, thiết kế phần mềm và dự án hợp tác với trường Đại học Bách khoa đào tạo kỹ sư phần mềm nhúng. Tổng vốn pháp định của các dự án này đạt hơn 78 triệu USD.
Có thể nói, đây là chủ trương từ lâu khi chúng tôi thấy được mức tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam khi gia nhập WTO, quan hệ kinh tế giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng mật thiết hơn với việc triển khai Hiệp định đầu tư Nhật - Việt, đàm phán về Hiệp định sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Cho đến nay, chúng tôi xác định Việt Nam là một quốc gia trọng điểm trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của Panasonic.
Những dự án mới này sẽ tập trung vào các sản phẩm gì, thưa ông?
Chúng tôi tập trung vào các sản phẩm điện và điện tử công nghệ cao như tổng đài điện thoại, ổ đĩa quang, bộ chỉnh, bộ mã hóa, loa... Sản phẩm của các công ty này đều để xuất khẩu.
Kế hoạch đầu tư cũng nhắm vào các lợi thế của môi trường kinh doanh tại đây để đạt mục đích tăng trưởng doanh số bán hàng tại nước ngoài. Chúng tôi đang phấn đấu để đạt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất lên 100 tỷ Yên vào năm 2010.
Ông nhìn nhận thế nào về việc Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập thí điểm theo mô hình công ty mẹ - con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam?
Việc theo mô hình công ty mẹ - con 100% vốn nước ngoài là một bước tạo điều kiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư tại Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo đó, mô hình này cho phép chúng tôi nắm giữ phần vốn góp của tập đoàn đầu tư tại các công ty con tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tiếp thị, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng như nhập khẩu từ các công ty thuộc tập đoàn.