Việt Nam làm cổ đông sáng lập ngân hàng 100 tỷ USD
Với tư cách là cổ đông sáng lập, Việt Nam sẽ có thêm nhiều quyền ưu đãi, trong bối cảnh nguồn vốn ngày càng hạn hẹp
Ngày 29/6, tại Trung Quốc đã diễn ra lễ ký điều lệ hoạt động của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), với sự tham dự của đại diện 57 quốc gia thành viên sáng lập tiềm năng của AIIB.
Trong 57 quốc gia này có nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Úc…, và có sự tham gia của Việt Nam.
Theo thông cáo Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi, AIIB thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia xuất phát từ chính nhu cầu của khu vực về nguồn vốn thiếu hụt trầm trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở châu Á.
Theo dự báo, nhu cầu về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nước châu Á đến năm 2020 là vào khoảng 8 nghìn tỷ USD ở quy mô các dự án cơ sở hạ tầng của các quốc gia, và 290 tỷ USD đối với các dự án kết nối cơ sở hạ tầng khu vực.
AIIB được thành lập sẽ là một định chế tài chính đa phương có trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và mức vốn điều lệ là 100 tỷ USD.
Với mục tiêu hoạt động là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực, AIIB sẽ đặt trọng tâm đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như năng lượng, vận tải, viễn thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, nước sạch và vệ sinh, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị.
Trong tiến trình tham gia AIIB và xây dựng các văn bản pháp lý, khung chính sách cho hoạt động, quản trị điều hành của ngân hàng, Việt Nam cùng các nước ASEAN và các thành viên sáng lập tiềm năng khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển đã nỗ lực xây dựng AIIB theo hướng minh bạch, hiệu quả và trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, theo thông cáo trên của Ngân hàng Nhà nước.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đại diện cho Việt Nam cùng các nước thành viên sáng lập khác cùng ký điều lệ hoạt động của AIIB.
Với tư cách là cổ đông sáng lập, Việt Nam kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quyền ưu đãi, cũng như thể hiện được tiếng nói tại ngân hàng mới này, trong bối cảnh nguồn vốn tài trợ hạn hẹp và chi phí vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế khác cao lên do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Trong 57 quốc gia này có nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Úc…, và có sự tham gia của Việt Nam.
Theo thông cáo Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi, AIIB thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia xuất phát từ chính nhu cầu của khu vực về nguồn vốn thiếu hụt trầm trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở châu Á.
Theo dự báo, nhu cầu về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nước châu Á đến năm 2020 là vào khoảng 8 nghìn tỷ USD ở quy mô các dự án cơ sở hạ tầng của các quốc gia, và 290 tỷ USD đối với các dự án kết nối cơ sở hạ tầng khu vực.
AIIB được thành lập sẽ là một định chế tài chính đa phương có trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và mức vốn điều lệ là 100 tỷ USD.
Với mục tiêu hoạt động là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực, AIIB sẽ đặt trọng tâm đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như năng lượng, vận tải, viễn thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, nước sạch và vệ sinh, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị.
Trong tiến trình tham gia AIIB và xây dựng các văn bản pháp lý, khung chính sách cho hoạt động, quản trị điều hành của ngân hàng, Việt Nam cùng các nước ASEAN và các thành viên sáng lập tiềm năng khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển đã nỗ lực xây dựng AIIB theo hướng minh bạch, hiệu quả và trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, theo thông cáo trên của Ngân hàng Nhà nước.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đại diện cho Việt Nam cùng các nước thành viên sáng lập khác cùng ký điều lệ hoạt động của AIIB.
Với tư cách là cổ đông sáng lập, Việt Nam kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quyền ưu đãi, cũng như thể hiện được tiếng nói tại ngân hàng mới này, trong bối cảnh nguồn vốn tài trợ hạn hẹp và chi phí vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế khác cao lên do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.