Việt Nam thành thị trường “nóng” nhất của Apple
Trong cuộc họp hàng quý diễn ra vào ngày thứ Tư (23/4) vừa rồi, các sếp Apple đã nói về tiềm năng của thị trường Việt Nam
Theo hãng tin Reuters, Việt Nam bất ngờ trở thành thị trường “nóng” nhất của hãng công nghệ Apple sau khi doanh số của “quả táo” tại Việt Nam tăng gấp 3 lần trong nửa đầu của năm tài khóa hiện tại. Mức tăng trưởng doanh số này của Apple tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng doanh số của hãng tại Ấn Độ - nơi hãng đang chi mạnh cho cuộc chiến giành thị phần.
Trước đây, Việt Nam hiếm khi nào được các nhà điều hành của Apple nhắc đến trong các cuộc họp thường kỳ với các chuyên gia phân tích tài chính. Tuy nhiên, trong cuộc họp hàng quý diễn ra vào ngày thứ Tư (23/4) vừa rồi, các sếp Apple đã nói về tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Apple cho biết, doanh số điện thoại iPhone tại Việt Nam trong quý 1 năm nay tăng hơn gấp đôi, và tốc độ tăng trưởng doanh số mạnh mẽ như vậy có vẻ như sẽ được duy trì xét tới dân số trẻ và ham thích công nghệ của Việt Nam, cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về sử dụng Internet và di động ở đây. Ngoài ra, số dân thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ nay tới năm 2020.
Các công ty công nghệ của Việt Nam đang nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mà sự tăng trưởng mạnh nói trên đem lại, tung ra hàng loạt ứng dụng như trò chơi gây “sốt” toàn cầu Flappy Bird.
Giá mỗi chiếc iPhone ngang với một nửa thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên, những người trẻ Việt Nam bỏ tiền sắm iPhone coi mức giá đó là “đáng đồng tiền bát gạo”.
“Chiếc điện thoại này có giá bằng hơn 2 tháng lương của tôi. Nhưng tôi cần nó để cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp”, Phạm Mỹ Linh, 23 tuổi, một nhân viên văn phòng nói khi xem lướt qua thỏa thuận mua iPhone 5 trả góp.
Các nhà bán lẻ điện thoại thông minh (smartphone) nói rằng, nhu cầu thể hiện “đẳng cấp” là nhân tố thúc đẩy doanh số của Apple. Bên cạnh đó, việc giảm giá và bán trả góp cũng giúp khách hàng dễ dàng chấp nhận hơn mức giá iPhone vượt quá thu nhập hàng tháng của hầu hết người dân thành thị Việt Nam.
“Cơn khát” hàng công nghệ ở Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho Apple mà cả hầu hết các công ty cung cấp máy tính bảng (tablet) và smartphone như HTC hay Samsung. Tốc độ tăng trưởng doanh số giảm đối với các loại điện thoại di động thông thường cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang có nhu cầu nâng cấp lên các loại điện thoại hiện đại hơn.
“Tôi chưa thấy dấu hiệu suy thoái kinh tế nào trong cửa hàng này. Mọi người mua các sản phẩm có giá gần 1.000 USD dễ như không. Chẳng hiếm những gia đình mua 3 iPad”, quản lý một cửa hàng của FPT ở Hà Nội nói.
Theo số liệu do hãng nghiên cứu GfK công bố hồi tháng 1 năm nay, smartphone chiếm khoảng 77% doanh số điện thoại di động ở Việt Nam trong năm ngoái. So với năm 2012, doanh số smartphone tại Việt Nam trong năm 2013 tăng gần 135%. Trong khi đó, doanh số tablet tăng 250% trong bối cảnh giá giảm gần 27%.
Nhiều công ty công nghệ đang theo dõi chặt chẽ thị trường Việt Nam, nơi có 15 triệu người sống ở 2 thành phố chính, mới chỉ có 30 triệu người dùng Internet trong số 90 triệu dân, và 2/3 dân số dưới 30 tuổi.
Apple không phải là đối tượng duy nhất hưởng lợi từ sức hút của thương hiệu “quả táo”. iPhone “nhái” với vẻ bề ngoài bắt mắt không kém có giá bán chỉ khoảng 2 triệu đồng.
“Nhiều người không có tiền mua iPhone nhưng muốn tỏ ra sang trọng. Đó là lý do vì sao những cửa hiệu như của chúng tôi làm ăn tốt”, anh Nguyễn Đức Hải, 33 tuổi, chủ một cửa hiệu bán iPhone “nhái”, nói. “Tại sao lại phải bỏ ra số tiền lớn gấp 10 lần để mua iPhone thật chỉ để khoe?”
Trước đây, Việt Nam hiếm khi nào được các nhà điều hành của Apple nhắc đến trong các cuộc họp thường kỳ với các chuyên gia phân tích tài chính. Tuy nhiên, trong cuộc họp hàng quý diễn ra vào ngày thứ Tư (23/4) vừa rồi, các sếp Apple đã nói về tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Apple cho biết, doanh số điện thoại iPhone tại Việt Nam trong quý 1 năm nay tăng hơn gấp đôi, và tốc độ tăng trưởng doanh số mạnh mẽ như vậy có vẻ như sẽ được duy trì xét tới dân số trẻ và ham thích công nghệ của Việt Nam, cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về sử dụng Internet và di động ở đây. Ngoài ra, số dân thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ nay tới năm 2020.
Các công ty công nghệ của Việt Nam đang nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mà sự tăng trưởng mạnh nói trên đem lại, tung ra hàng loạt ứng dụng như trò chơi gây “sốt” toàn cầu Flappy Bird.
Giá mỗi chiếc iPhone ngang với một nửa thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên, những người trẻ Việt Nam bỏ tiền sắm iPhone coi mức giá đó là “đáng đồng tiền bát gạo”.
“Chiếc điện thoại này có giá bằng hơn 2 tháng lương của tôi. Nhưng tôi cần nó để cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp”, Phạm Mỹ Linh, 23 tuổi, một nhân viên văn phòng nói khi xem lướt qua thỏa thuận mua iPhone 5 trả góp.
Các nhà bán lẻ điện thoại thông minh (smartphone) nói rằng, nhu cầu thể hiện “đẳng cấp” là nhân tố thúc đẩy doanh số của Apple. Bên cạnh đó, việc giảm giá và bán trả góp cũng giúp khách hàng dễ dàng chấp nhận hơn mức giá iPhone vượt quá thu nhập hàng tháng của hầu hết người dân thành thị Việt Nam.
“Cơn khát” hàng công nghệ ở Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho Apple mà cả hầu hết các công ty cung cấp máy tính bảng (tablet) và smartphone như HTC hay Samsung. Tốc độ tăng trưởng doanh số giảm đối với các loại điện thoại di động thông thường cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang có nhu cầu nâng cấp lên các loại điện thoại hiện đại hơn.
“Tôi chưa thấy dấu hiệu suy thoái kinh tế nào trong cửa hàng này. Mọi người mua các sản phẩm có giá gần 1.000 USD dễ như không. Chẳng hiếm những gia đình mua 3 iPad”, quản lý một cửa hàng của FPT ở Hà Nội nói.
Theo số liệu do hãng nghiên cứu GfK công bố hồi tháng 1 năm nay, smartphone chiếm khoảng 77% doanh số điện thoại di động ở Việt Nam trong năm ngoái. So với năm 2012, doanh số smartphone tại Việt Nam trong năm 2013 tăng gần 135%. Trong khi đó, doanh số tablet tăng 250% trong bối cảnh giá giảm gần 27%.
Nhiều công ty công nghệ đang theo dõi chặt chẽ thị trường Việt Nam, nơi có 15 triệu người sống ở 2 thành phố chính, mới chỉ có 30 triệu người dùng Internet trong số 90 triệu dân, và 2/3 dân số dưới 30 tuổi.
Apple không phải là đối tượng duy nhất hưởng lợi từ sức hút của thương hiệu “quả táo”. iPhone “nhái” với vẻ bề ngoài bắt mắt không kém có giá bán chỉ khoảng 2 triệu đồng.
“Nhiều người không có tiền mua iPhone nhưng muốn tỏ ra sang trọng. Đó là lý do vì sao những cửa hiệu như của chúng tôi làm ăn tốt”, anh Nguyễn Đức Hải, 33 tuổi, chủ một cửa hiệu bán iPhone “nhái”, nói. “Tại sao lại phải bỏ ra số tiền lớn gấp 10 lần để mua iPhone thật chỉ để khoe?”