Việt - Nga hợp tác truyền thông về điện hạt nhân
Hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông về năng lượng hạt nhân
Ngày 3/2, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác thông tin truyền thông tuyên truyền về năng lượng hạt nhân nguyên tử, giai đoạn 2015 - 2020.
Thảo thuận này được thực hiện trong khuôn khổ cuộc họp về các nội dung xây dựng hành lang pháp lý, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, hợp tác Việt - Nga trong phát triển điện hạt nhân, diễn ra trong hai ngày 2 - 3/2/2015.
Phiên họp xoay quanh chủ đề về hành lang pháp lý và tính an toàn, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu.
Hai bên cũng đã bàn bạc nhằm thống nhất lộ trình hợp tác cho mối quan hệ hạt nhân song phương của hai quốc gia.
Theo thoả thuận được ký giữa hai bên, Việt - Nga sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về công nghiệp hạt nhân và công nghệ bức xạ; tổ chức các chuyến thăm và làm việc từ hai phía đồng thời cử đại diện tham gia các hoạt động truyền thông của mỗi bên.
Cùng với đó, hai bên sẽ hợp tác biên soạn và xuất bản các tài liệu phù hợp về công nghiệp điện hạt nhân; phối hợp tổ chức các hội nghị, triển lãm quốc tế, hội thảo chuyên đề… về điện hạt nhân, đồng thời tổ chức các hoạt động đào tạo cho đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020, và giao Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chính trong công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân.
Một hiệp định liên chính phủ giữa hai nước đã được ký cuối năm 2010, đảm bảo rằng Nga sẽ cho Việt Nam vay 8 tỷ USD cho dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận theo hình thức ODA.
Tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam thông qua dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận. Dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ gồm hai nhà máy có tổng công suất 4.000 MW. Theo kế hoạch, nhà máy bắt đầu phát điện năm 2020.
Thảo thuận này được thực hiện trong khuôn khổ cuộc họp về các nội dung xây dựng hành lang pháp lý, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, hợp tác Việt - Nga trong phát triển điện hạt nhân, diễn ra trong hai ngày 2 - 3/2/2015.
Phiên họp xoay quanh chủ đề về hành lang pháp lý và tính an toàn, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu.
Hai bên cũng đã bàn bạc nhằm thống nhất lộ trình hợp tác cho mối quan hệ hạt nhân song phương của hai quốc gia.
Theo thoả thuận được ký giữa hai bên, Việt - Nga sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về công nghiệp hạt nhân và công nghệ bức xạ; tổ chức các chuyến thăm và làm việc từ hai phía đồng thời cử đại diện tham gia các hoạt động truyền thông của mỗi bên.
Cùng với đó, hai bên sẽ hợp tác biên soạn và xuất bản các tài liệu phù hợp về công nghiệp điện hạt nhân; phối hợp tổ chức các hội nghị, triển lãm quốc tế, hội thảo chuyên đề… về điện hạt nhân, đồng thời tổ chức các hoạt động đào tạo cho đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020, và giao Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chính trong công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân.
Một hiệp định liên chính phủ giữa hai nước đã được ký cuối năm 2010, đảm bảo rằng Nga sẽ cho Việt Nam vay 8 tỷ USD cho dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận theo hình thức ODA.
Tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam thông qua dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận. Dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ gồm hai nhà máy có tổng công suất 4.000 MW. Theo kế hoạch, nhà máy bắt đầu phát điện năm 2020.