Vietcombank quyết tâm lên sàn trong năm 2008
"Về kế hoạch lên sàn, chúng tôi không muốn thất hứa nhiều với các nhà đầu tư"
"Về kế hoạch lên sàn, chúng tôi không muốn thất hứa nhiều với các nhà đầu tư".
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hòa Bình–Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh kế hoạch niêm yết của ngân hàng này.
Thưa ông, Đại hội Cổ đông vừa qua đã ủy quyền cho Hội đồng Quản trị lựa chọn thời điểm niêm yết cổ phiếu của Vietcombank. Vậy thời điểm lựa chọn là khi nào?
Việc niêm yết hiện nay của Vietcombank phải đảm bảo các quy định theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Quan điểm của chúng tôi là cái gì được trước thì làm trước. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn điều lệ cho Vietcombank.
Vì vậy, việc xác định thời điểm cụ thể để niêm yết là không dễ. Chủ trương của chúng tôi là quyết tâm thực hiện niêm yết. Trong thời gian hoàn thành các thủ tục niêm, chúng tôi sẽ triển khai một số công việc như: in sổ chứng nhận cổ đông, tạo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư trong việc chuyển nhượng cổ phiếu, qua đó nâng cao được tính thanh khoản.
Vậy có thể hiểu là kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn Tp.HCM trong quý 3 tới như dự kiến trước đây có thể bị chậm lại, thưa ông?
Nếu xác định niêm yết vào quý 3 thì chúng tôi vẫn còn thời gian, vì hết ngày 30/9 mới hết quý 3/2008, chúng tôi cũng có cơ hội để hoàn tất hồ sơ trong quý 3, còn thời gian cụ thể thì chưa thể tính được.
Thị trường chứng khoán giảm sâu như hiện nay có ảnh hưởng đến việc đàm phán với đối tác chiến lược của Vietcombank không, thưa ông?
Nói không ảnh hưởng thì không đúng. Đương nhiên với thị trường biến động như hiện nay thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Giá cổ phiếu được giao dịch trên trên thị trường tự do hiện nay sẽ là một nhân tố quan trọng để nhà đầu tư trong và ngoài nước nhìn vào. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào sự trao đổi và thiện chí của nhà đầu tư khi đàm phán.
Vậy có hay không xảy ra khả năng Vietcombank sẽ bán cổ phần cho đối tác chiến lược với giá thấp hơn giá đấu giá bình quân không, thưa ông?
Xét về cơ chế, Nghị định 109 về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã quy định việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược sẽ theo giá trung bình hình thành dựa trên đấu giá. Nhưng Nghị định 109 cũng có quy định các phương án cụ thể của ngân hàng thương mại Nhà nước có thể sẽ do Thủ tướng duyệt, mức bao nhiêu là do đàm phán cụ thể.
Nhìn vào thực tế, giá đấu thành công bình quân là 107.860 đ/cổ phần, là cao trong thời điểm này, như vậy chắc là chưa bán được cho đối tác chiến lược bằng giá đó.
Giá chào sàn ngày đầu tiên của Vietcombank có dựa trên căn cứ giá đấu thầu bình quân không?
Giá đấu thầu bình quân chỉ là một nhân tố nhưng không phải là nhân tố duy nhất, việc xác định giá chào sàn không được phép dựa hoàn toàn vào đó mà phải căn cứ vào nhiều nhân tố khác.
Giá chào sàn là bao nhiêu sẽ được xác định cụ thể vào thời điểm lên sàn, còn hiện nay chúng tôi đang lo thủ tục nhiều hơn là kỹ thuật. Thực ra, khi mình đã là một phần thị trường thì phải chấp nhận chịu tác động của thị trường. Thị trường đánh giá thế nào thì là giá sẽ là như vậy.
Về kế hoạch lên sàn, chúng tôi không muốn thất hứa nhiều với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cái khó, nhà đầu tư về mặt tâm lý không muốn khi cổ phiếu niêm yết giá lại thấp hơn so với giá mà họ đã đấu thầu. Nhưng dù muốn hay không thì chúng tôi cũng vẫn tiến hành theo lộ trình.
Tốc độ huy động trong 5 tháng của Vietcombank giảm khá mạnh trong đó tốc độ tiền gửi của dân cư giảm nhiều, ông có thể lý giải điều này?
Nhìn chung trong 5 tháng vừa qua, hệ thống ngân hàng nói chung có sự tăng trưởng không đáng kể trong việc huy động vốn. Đối với Vietcombank, sự suy giảm chủ yếu là tiền gửi từ các doanh nghiệp. Khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank có nhiều doanh nghiệp lớn nên việc họ thay đổi chiến lược đã dẫn đến sự điều chỉnh đó.
Đối với khách hàng cá nhân, sự chuyển dịch là chuyện bình thường và diễn ra tùy từng thời điểm. Đối với chúng tôi, tuy huy động có giảm đi nhưng Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn vốn và tham gia thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ ngân hàng bạn về thanh khoản khi cần thiết.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hòa Bình–Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh kế hoạch niêm yết của ngân hàng này.
Thưa ông, Đại hội Cổ đông vừa qua đã ủy quyền cho Hội đồng Quản trị lựa chọn thời điểm niêm yết cổ phiếu của Vietcombank. Vậy thời điểm lựa chọn là khi nào?
Việc niêm yết hiện nay của Vietcombank phải đảm bảo các quy định theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Quan điểm của chúng tôi là cái gì được trước thì làm trước. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn điều lệ cho Vietcombank.
Vì vậy, việc xác định thời điểm cụ thể để niêm yết là không dễ. Chủ trương của chúng tôi là quyết tâm thực hiện niêm yết. Trong thời gian hoàn thành các thủ tục niêm, chúng tôi sẽ triển khai một số công việc như: in sổ chứng nhận cổ đông, tạo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư trong việc chuyển nhượng cổ phiếu, qua đó nâng cao được tính thanh khoản.
Vậy có thể hiểu là kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn Tp.HCM trong quý 3 tới như dự kiến trước đây có thể bị chậm lại, thưa ông?
Nếu xác định niêm yết vào quý 3 thì chúng tôi vẫn còn thời gian, vì hết ngày 30/9 mới hết quý 3/2008, chúng tôi cũng có cơ hội để hoàn tất hồ sơ trong quý 3, còn thời gian cụ thể thì chưa thể tính được.
Thị trường chứng khoán giảm sâu như hiện nay có ảnh hưởng đến việc đàm phán với đối tác chiến lược của Vietcombank không, thưa ông?
Nói không ảnh hưởng thì không đúng. Đương nhiên với thị trường biến động như hiện nay thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Giá cổ phiếu được giao dịch trên trên thị trường tự do hiện nay sẽ là một nhân tố quan trọng để nhà đầu tư trong và ngoài nước nhìn vào. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào sự trao đổi và thiện chí của nhà đầu tư khi đàm phán.
Vậy có hay không xảy ra khả năng Vietcombank sẽ bán cổ phần cho đối tác chiến lược với giá thấp hơn giá đấu giá bình quân không, thưa ông?
Xét về cơ chế, Nghị định 109 về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã quy định việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược sẽ theo giá trung bình hình thành dựa trên đấu giá. Nhưng Nghị định 109 cũng có quy định các phương án cụ thể của ngân hàng thương mại Nhà nước có thể sẽ do Thủ tướng duyệt, mức bao nhiêu là do đàm phán cụ thể.
Nhìn vào thực tế, giá đấu thành công bình quân là 107.860 đ/cổ phần, là cao trong thời điểm này, như vậy chắc là chưa bán được cho đối tác chiến lược bằng giá đó.
Giá chào sàn ngày đầu tiên của Vietcombank có dựa trên căn cứ giá đấu thầu bình quân không?
Giá đấu thầu bình quân chỉ là một nhân tố nhưng không phải là nhân tố duy nhất, việc xác định giá chào sàn không được phép dựa hoàn toàn vào đó mà phải căn cứ vào nhiều nhân tố khác.
Giá chào sàn là bao nhiêu sẽ được xác định cụ thể vào thời điểm lên sàn, còn hiện nay chúng tôi đang lo thủ tục nhiều hơn là kỹ thuật. Thực ra, khi mình đã là một phần thị trường thì phải chấp nhận chịu tác động của thị trường. Thị trường đánh giá thế nào thì là giá sẽ là như vậy.
Về kế hoạch lên sàn, chúng tôi không muốn thất hứa nhiều với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cái khó, nhà đầu tư về mặt tâm lý không muốn khi cổ phiếu niêm yết giá lại thấp hơn so với giá mà họ đã đấu thầu. Nhưng dù muốn hay không thì chúng tôi cũng vẫn tiến hành theo lộ trình.
Tốc độ huy động trong 5 tháng của Vietcombank giảm khá mạnh trong đó tốc độ tiền gửi của dân cư giảm nhiều, ông có thể lý giải điều này?
Nhìn chung trong 5 tháng vừa qua, hệ thống ngân hàng nói chung có sự tăng trưởng không đáng kể trong việc huy động vốn. Đối với Vietcombank, sự suy giảm chủ yếu là tiền gửi từ các doanh nghiệp. Khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank có nhiều doanh nghiệp lớn nên việc họ thay đổi chiến lược đã dẫn đến sự điều chỉnh đó.
Đối với khách hàng cá nhân, sự chuyển dịch là chuyện bình thường và diễn ra tùy từng thời điểm. Đối với chúng tôi, tuy huy động có giảm đi nhưng Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn vốn và tham gia thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ ngân hàng bạn về thanh khoản khi cần thiết.