Vietstar có thể chờ thêm 3 năm để bay tại Việt Nam
Vietstar Airlines chỉ được xem xét cấp phép bay sau khi sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành điều chỉnh
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Giao thông Vận tải, liên quan tới việc xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Một thành viên Hàng không Vietstar (Vietstar Airlines).
Cụ thể, việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án vận tải hàng không và cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar sẽ được xem xét sau khi đã hoàn thành xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay, theo đúng phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất được Thủ tướng phê duyệt.
Trong khi đó, phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất mới đang được Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện. Phương án điều chỉnh được lựa chọn bao gồm mở rộng sân bay thông qua việc lấy quỹ đất sẵn có của quân đội với vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, thời gian dự kiến xây dựng trong 3 năm.
Như vậy, để được cấp phép, Vietstar có thể còn phải chờ thêm 3 năm nữa.
Vietstar là doanh nghiệp mới được thành lập vào cuối tháng 6/2016 (giấy chứng nhận đăng ký số 0313877053 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp), có trụ sở tại 286 đường Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Tp.HCM, với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Theo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ của Vietstar đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành, bao gồm những điều kiện tối cần thiết như văn bản xác nhận vốn, thỏa thuận về việc thuê tàu bay, bản sao các văn bằng chứng chỉ chuyên môn của người phụ trách.
Hãng từng có dự kiến cất cánh vào năm 2017, với đội bay gồm 5 máy bay vận chuyển khách, 2 máy bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng, có thị trường mục tiêu là trục nội địa Bắc-Nam, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Hãng cũng dự kiến vận chuyển được 0,5 triệu lượt hành khách và 32.000 tấn hàng hóa ngay trong năm đầu cất cánh.
Tại văn bản đề nghị xem xét việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, việc có thêm hãng hàng không mới tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không là hoàn toàn phù hợp với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng; góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Hiện Việt Nam có 4 hãng hàng không dân dụng đang hoạt động là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và VASCO.
Cụ thể, việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án vận tải hàng không và cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar sẽ được xem xét sau khi đã hoàn thành xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay, theo đúng phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất được Thủ tướng phê duyệt.
Trong khi đó, phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất mới đang được Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện. Phương án điều chỉnh được lựa chọn bao gồm mở rộng sân bay thông qua việc lấy quỹ đất sẵn có của quân đội với vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, thời gian dự kiến xây dựng trong 3 năm.
Như vậy, để được cấp phép, Vietstar có thể còn phải chờ thêm 3 năm nữa.
Vietstar là doanh nghiệp mới được thành lập vào cuối tháng 6/2016 (giấy chứng nhận đăng ký số 0313877053 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp), có trụ sở tại 286 đường Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Tp.HCM, với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Theo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ của Vietstar đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành, bao gồm những điều kiện tối cần thiết như văn bản xác nhận vốn, thỏa thuận về việc thuê tàu bay, bản sao các văn bằng chứng chỉ chuyên môn của người phụ trách.
Hãng từng có dự kiến cất cánh vào năm 2017, với đội bay gồm 5 máy bay vận chuyển khách, 2 máy bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng, có thị trường mục tiêu là trục nội địa Bắc-Nam, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Hãng cũng dự kiến vận chuyển được 0,5 triệu lượt hành khách và 32.000 tấn hàng hóa ngay trong năm đầu cất cánh.
Tại văn bản đề nghị xem xét việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, việc có thêm hãng hàng không mới tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không là hoàn toàn phù hợp với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng; góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Hiện Việt Nam có 4 hãng hàng không dân dụng đang hoạt động là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và VASCO.