Viettel chống "nghẽn mạng" Tết Kỷ Sửu như thế nào?
Một ê kíp gồm hàng trăm kỹ sư đã được lựa chọn cho ca trực đón năm mới tại trung tâm Viettel Telecom từ chiều 30 Tết
Một ê kíp gồm hàng trăm kỹ sư đã được lựa chọn cho ca trực đón năm mới tại trung tâm Viettel Telecom từ chiều 30 Tết.
Trước đó, máy móc đã được nâng cấp để sẵn sàng cho công tác đặc biệt. Mục tiêu của công việc lặng thầm này là chống nghẽn mạch dịch vụ điện thoại di động, để những lời chúc vào thời khắc giao thừa được thông suốt.
Giao thừa đã qua, nhiệm vụ coi như đã hoàn thành, nhưng không vì thế họ được về nhà. Ca trực của tổ công tác vẫn kéo dài đến 7h sáng.
Diễn biến đầu tiên mà trung tâm Vietel Telecom phải xử lý bắt đầu xuất hiện từ lúc 8h30 tối 30 Tết (25/1) khi mạng di động tại Thái Bình đột nhiên chạy “phi mã” lên đứng đầu.
Theo đánh giá của các kỹ sư vào thời điểm từ lúc xảy ra vụ việc cho đến 22h đêm mạng di động ở Thái Bình luôn tăng vọt về số người sử dụng. Có những lúc lên đến gần 30.000 người sử dụng đồng thời vào một thời điểm…
Sau Thái Bình là Nghệ An, có số người gọi điện thoại trước 23h luôn dẫn đầu. Thủ đô Hà Nội suốt trong tối 30 luôn ở khoảng cách “an toàn” trong giới hạn cho phép nên các chuyên gia chưa phải can thiệp nhiều.
Kinh nghiệm chống nghẽn mạch qua các năm, cho các kỹ sư những bài học quý. Do vậy, năm nay việc tập trung tăng dung lượng hệ thống xử lý nhắn tin lên nhiều lần đã được tính đến trước đó. Bí quyết “đi trước” của mạng là sử dụng công nghệ tổng đài chuyển mạch Softswich, có năng lực xử lý cuộc gọi tốt hơn nhiều lần so với tổng đài truyền thống TDM.
Ngoài ra, Viettel cũng tăng cường thêm gấp đôi số lượng xe phát sóng lưu động nên kế hoạch chống nghẽn mạng tại các điểm nóng để giải quyết cơ bản việc nghẽn cục bộ.
Để phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2009, Viettel đã lắp đặt thêm 3.000 trạm BTS, nâng tổng số trạm phát sóng lên 14.000 trạm. Nâng cấp hàng chục ngàn bộ phát đáp cho các trạm hiện có. Lắp đặt mới 23 tổng đài, đáp ứng thêm 10 triệu thuê bao. Triển khai các trạm trên xe lưu động phục vụ tại những điểm đông người. Lắp mới 2 tổng đài nhắn tin, đáp ứng lưu lượng tăng 4 lần so với hiện tại. Làm việc với các nhà khai thác khác để mở thông các luồng truyền dẫn...
Tại các tỉnh, đã bố trí các kíp trực - đội kỹ thuật nằm vùng tại các quận huyện với xe ôtô, máy quay, máy đo, máy hàn vật tư luôn sẵn sàng nhận lệnh từ trung tâm điều hành. Từ ngày 20 tháng 12 âm lịch, cả hệ thống bắt đầu vào chế độ hoạt động trong tình trạng chống nghẽn mạng. Từ ngày này, các kỹ sư bắt đầu vận hành kế hoạch “đóng băng hệ thống”- tức là dừng tất cả các tác động vào hệ thống, với mục đích không gây ảnh hưởng tới hệ thống - tránh những biến cố.
Thiếu tá Tào Đức Thắng, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Viettel Telecom cho biết: “Các thuê bao trong cùng một mạng khi gọi điện, nhắn tin với nhau thì ít khi xảy ra nghẽn mạng hơn so với các cuộc gọi, nhắn tin liên mạng. Để khách hàng không tiếp tục gặp phải tình trạng rớt sóng, không liên lạc được giữa các thuê Viettel và các mạng khác, đặc biệt là MobiFone và VinaPhone, Viettel đã làm việc với các đối tác này để mở thông các đường truyền dẫn.”
Riêng tại Thủ đô Hà Nội, để chống nghẽn mạch cục bộ, Viettel Telecom đã huy động thêm nhiều xe sử lý sự cố lưu động tại các điểm tạp trung đông người xem bắn pháo hoa như quanh khu vực Hồ Gươm, sân vận động Mỹ Đình, Hồ Tây và quanh Lăng Bác…
Từ “trung tâm chống nghẽn mạch”, sức làm việc khẩn trương của hàng trăm con người vẫn miệt mài trên màn hình vi tính chằng chịt những con số. Một cầu truyền hình trực tiếp nối với trung tâm chỉ huy thành phố Đà Nẵng và Tp.HCM, tạo nên sự liền mạch Bắc - Trung - Nam trên những cánh sóng.
Phút giao thừa sắp đến, bên cạnh những mệnh lệnh tắp lự, rõ ràng khẩn trương khắc phục sự cố khi số lượng thuê bao của bà con gọi điện chúc Tết ngày càng tăng là những lời động viên, thăm hỏi của những đồng đội thấy mặt, thấy tiếng như ở gần bên mà thực ra là xa vạn lý. Không gian của mùa xuân an bình của cả nước như vẫn gần bên với những người lính làm công việc lặng thầm này.
Kỹ sư Trần Anh Sơn, làm việc tại Viettel Telecom, tâm sự: “Năm nào chúng tôi chẳng đón giao thừa xa gia đình như thế này. Giao thừa nào cũng chỉ có mấy anh em nhưng trong niềm vui chung của cả nước chúng tôi cũng có những niềm vui của chính mình khi đưa những lời chúc phúc của triệu người được thông suốt”.
Trước phút giao thừa, theo “bật mí” của kỹ sư Sơn, anh đã dành giây phút riêng tư tranh thủ vừa gửi lời yêu thương đến vợ và con nhỏ mới một tuổi ở nhà qua sóng của đơn vị.
Bên cạnh anh nhiều người đồng đội cũng lặng lẽ thưởng cho mình những giây phút nhắn tin cho người thân. Niềm vui của các anh như nhân lên khi biết rằng không chỉ riêng Thủ đô, trong đêm giao thừa sóng của Vietel vẫn đảm bảo thông suốt trên toàn tuyến từ Tây Nguyên, Tây Bắc, cực Bắc, cực Nam của Tổ quốc đến vùng biên giới hải đảo xa xôi.
Trước thời khắc giao thừa, cà phê cũng vừa được tổ phục vụ pha xong chuyển đến từng bàn. Thay cho champagne chuếnh choáng thì những người lính đã có cách cụng ly rất riêng để chào năm mới là cà phê.
Trước đó, máy móc đã được nâng cấp để sẵn sàng cho công tác đặc biệt. Mục tiêu của công việc lặng thầm này là chống nghẽn mạch dịch vụ điện thoại di động, để những lời chúc vào thời khắc giao thừa được thông suốt.
Giao thừa đã qua, nhiệm vụ coi như đã hoàn thành, nhưng không vì thế họ được về nhà. Ca trực của tổ công tác vẫn kéo dài đến 7h sáng.
Diễn biến đầu tiên mà trung tâm Vietel Telecom phải xử lý bắt đầu xuất hiện từ lúc 8h30 tối 30 Tết (25/1) khi mạng di động tại Thái Bình đột nhiên chạy “phi mã” lên đứng đầu.
Theo đánh giá của các kỹ sư vào thời điểm từ lúc xảy ra vụ việc cho đến 22h đêm mạng di động ở Thái Bình luôn tăng vọt về số người sử dụng. Có những lúc lên đến gần 30.000 người sử dụng đồng thời vào một thời điểm…
Sau Thái Bình là Nghệ An, có số người gọi điện thoại trước 23h luôn dẫn đầu. Thủ đô Hà Nội suốt trong tối 30 luôn ở khoảng cách “an toàn” trong giới hạn cho phép nên các chuyên gia chưa phải can thiệp nhiều.
Kinh nghiệm chống nghẽn mạch qua các năm, cho các kỹ sư những bài học quý. Do vậy, năm nay việc tập trung tăng dung lượng hệ thống xử lý nhắn tin lên nhiều lần đã được tính đến trước đó. Bí quyết “đi trước” của mạng là sử dụng công nghệ tổng đài chuyển mạch Softswich, có năng lực xử lý cuộc gọi tốt hơn nhiều lần so với tổng đài truyền thống TDM.
Ngoài ra, Viettel cũng tăng cường thêm gấp đôi số lượng xe phát sóng lưu động nên kế hoạch chống nghẽn mạng tại các điểm nóng để giải quyết cơ bản việc nghẽn cục bộ.
Để phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2009, Viettel đã lắp đặt thêm 3.000 trạm BTS, nâng tổng số trạm phát sóng lên 14.000 trạm. Nâng cấp hàng chục ngàn bộ phát đáp cho các trạm hiện có. Lắp đặt mới 23 tổng đài, đáp ứng thêm 10 triệu thuê bao. Triển khai các trạm trên xe lưu động phục vụ tại những điểm đông người. Lắp mới 2 tổng đài nhắn tin, đáp ứng lưu lượng tăng 4 lần so với hiện tại. Làm việc với các nhà khai thác khác để mở thông các luồng truyền dẫn...
Tại các tỉnh, đã bố trí các kíp trực - đội kỹ thuật nằm vùng tại các quận huyện với xe ôtô, máy quay, máy đo, máy hàn vật tư luôn sẵn sàng nhận lệnh từ trung tâm điều hành. Từ ngày 20 tháng 12 âm lịch, cả hệ thống bắt đầu vào chế độ hoạt động trong tình trạng chống nghẽn mạng. Từ ngày này, các kỹ sư bắt đầu vận hành kế hoạch “đóng băng hệ thống”- tức là dừng tất cả các tác động vào hệ thống, với mục đích không gây ảnh hưởng tới hệ thống - tránh những biến cố.
Thiếu tá Tào Đức Thắng, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Viettel Telecom cho biết: “Các thuê bao trong cùng một mạng khi gọi điện, nhắn tin với nhau thì ít khi xảy ra nghẽn mạng hơn so với các cuộc gọi, nhắn tin liên mạng. Để khách hàng không tiếp tục gặp phải tình trạng rớt sóng, không liên lạc được giữa các thuê Viettel và các mạng khác, đặc biệt là MobiFone và VinaPhone, Viettel đã làm việc với các đối tác này để mở thông các đường truyền dẫn.”
Riêng tại Thủ đô Hà Nội, để chống nghẽn mạch cục bộ, Viettel Telecom đã huy động thêm nhiều xe sử lý sự cố lưu động tại các điểm tạp trung đông người xem bắn pháo hoa như quanh khu vực Hồ Gươm, sân vận động Mỹ Đình, Hồ Tây và quanh Lăng Bác…
Từ “trung tâm chống nghẽn mạch”, sức làm việc khẩn trương của hàng trăm con người vẫn miệt mài trên màn hình vi tính chằng chịt những con số. Một cầu truyền hình trực tiếp nối với trung tâm chỉ huy thành phố Đà Nẵng và Tp.HCM, tạo nên sự liền mạch Bắc - Trung - Nam trên những cánh sóng.
Phút giao thừa sắp đến, bên cạnh những mệnh lệnh tắp lự, rõ ràng khẩn trương khắc phục sự cố khi số lượng thuê bao của bà con gọi điện chúc Tết ngày càng tăng là những lời động viên, thăm hỏi của những đồng đội thấy mặt, thấy tiếng như ở gần bên mà thực ra là xa vạn lý. Không gian của mùa xuân an bình của cả nước như vẫn gần bên với những người lính làm công việc lặng thầm này.
Kỹ sư Trần Anh Sơn, làm việc tại Viettel Telecom, tâm sự: “Năm nào chúng tôi chẳng đón giao thừa xa gia đình như thế này. Giao thừa nào cũng chỉ có mấy anh em nhưng trong niềm vui chung của cả nước chúng tôi cũng có những niềm vui của chính mình khi đưa những lời chúc phúc của triệu người được thông suốt”.
Trước phút giao thừa, theo “bật mí” của kỹ sư Sơn, anh đã dành giây phút riêng tư tranh thủ vừa gửi lời yêu thương đến vợ và con nhỏ mới một tuổi ở nhà qua sóng của đơn vị.
Bên cạnh anh nhiều người đồng đội cũng lặng lẽ thưởng cho mình những giây phút nhắn tin cho người thân. Niềm vui của các anh như nhân lên khi biết rằng không chỉ riêng Thủ đô, trong đêm giao thừa sóng của Vietel vẫn đảm bảo thông suốt trên toàn tuyến từ Tây Nguyên, Tây Bắc, cực Bắc, cực Nam của Tổ quốc đến vùng biên giới hải đảo xa xôi.
Trước thời khắc giao thừa, cà phê cũng vừa được tổ phục vụ pha xong chuyển đến từng bàn. Thay cho champagne chuếnh choáng thì những người lính đã có cách cụng ly rất riêng để chào năm mới là cà phê.