Viettel sẽ đầu tư khoảng 300 triệu USD vào Haiti
Dự kiến đến quý 1/2011, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại thị trường Haiti
Viettel sẽ đầu tư khoảng 300 triệu USD vào thị trường Haiti. Hiện tập đoàn này đang tiến hành những bước khảo sát cuối cùng.
Thông tin này được ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), cho VnEconomy biết bên lề buổi lễ Viettel nhận giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, hôm 22/6.
Theo ông Tống Viết Trung, hiện tại, Viettel đang tập trung hợp tác và lên thiết kế tổng thể cho hệ thống hạ tầng, đồng thời nâng cấp mạng điện thoại cố định để nhanh chóng đưa vào phục vụ ở Haiti.
Đối với mạng điện thoại di động, ông Trung cho biết, khoảng 3 - 4 tháng nữa, Viettel mới triển khai hạ tầng được. Dự kiến đến quý 1/2011, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại thị trường Haiti.
Theo đánh giá của Viettel, Haiti gần giống như Campuchia về mức độ thị trường. Tuy nhiên, về đặc điểm địa lý thì Haiti tập trung mức độ cao ở khu vực ven biển, còn ở những khu vực miền núi thì thưa hơn. Vì thế, số trạm BTS cũng sẽ được xây dựng tập trung mạnh hơn ở khu vực ven biển.
Dự tính Viettel sẽ xây dựng trên 1.000 trạm BTS ở Haiti - tương đương như ở Campuchia. Và dự kiến toàn bộ tổng số vốn đầu tư vào Haiti của Viettel là khoảng 300 triệu USD.
Ông Trung cho biết, trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Haiti hồi giữa tháng 1/2010 không gây thiệt hại gì đến đầu tư của Viettel tại đây, vì thời điểm đó tập đoàn cũng chưa bắt tay vào xây dựng hạ tầng.
Hiện tại, theo phân tích của ông Trung, Haiti vẫn đang là thị trường còn nhiều hứa hẹn, vì tỉ lệ thâm nhập lĩnh vực viễn thông di động tại đây rất ít, cỡ từ 15 - 20% và mới chỉ có hai nhà mạng cung cấp dịch vụ di động tham gia thị trường.
“Hy vọng sau khoảng một thời gian ngắn, Viettel sẽ vươn lên vị trí cao tại thị trường này”, ông Trung nói.
Được biết trước đó, Viettel đã ký thỏa thuận đầu tư vào hãng viễn thông sở hữu nhà nước Telecommunications d’Haiti (Teleco) với số vốn 99 triệu USD, chiếm 60% cổ phần mạng viễn thông Teleco của Haiti.
Với hợp đồng này, Viettel sẽ có giấy phép và băng tần cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông gồm cố định hữu tuyến, cố định không dây, cáp quang biển quốc tế, băng rộng không dây WiMAX và di động.
Trong một lần trả lời phỏng vấn VnEconomy hồi đầu năm nay, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết ngoài thị trường Lào và Campuchia mà Viettel đã đầu tư và đi vào hoạt động, hiện Viettel cũng đang xúc tiến mở rộng đầu tư tới nhiều nước tại châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh. Hai lĩnh vực chính mà Viettel lựa chọn để đầu tư ra nước ngoài là dịch vụ viễn thông di động và Internet băng thông rộng, bởi đây là hai lĩnh vực đang phát triển nhanh, có nhu cầu rất lớn, và cũng là thế mạnh của Viettel.
"Tôi phải khẳng định lại là những nơi dễ thì đã không còn nữa", ông Hùng nói khi được hỏi vì sao Viettel lại chọn đầu tư vào cả những quốc gia có tình hình kinh tế - xã hội được xếp vào diện bất ổn. "Trên thế giới có hàng nghìn các công ty lớn về viễn thông, hàng trăm công ty mang tiền đi đầu tư ở nước ngoài, họ đã đến hết những nước thuận lợi rồi. Những nước còn lại, họ nhìn thấy chỉ còn là những rủi ro, trong đó có rủi ro về bất ổn chính trị... Tuy nhiên, dù những đất nước đó có chính trị không ổn định, nội chiến, thiên tai, nhưng dịch vụ viễn thông thì vẫn là thiết yếu, nó như là cơm là gạo, vì thế chính phủ nào cũng cần, cần ở mọi nơi mọi lúc".
Thông tin này được ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), cho VnEconomy biết bên lề buổi lễ Viettel nhận giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, hôm 22/6.
Theo ông Tống Viết Trung, hiện tại, Viettel đang tập trung hợp tác và lên thiết kế tổng thể cho hệ thống hạ tầng, đồng thời nâng cấp mạng điện thoại cố định để nhanh chóng đưa vào phục vụ ở Haiti.
Đối với mạng điện thoại di động, ông Trung cho biết, khoảng 3 - 4 tháng nữa, Viettel mới triển khai hạ tầng được. Dự kiến đến quý 1/2011, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại thị trường Haiti.
Theo đánh giá của Viettel, Haiti gần giống như Campuchia về mức độ thị trường. Tuy nhiên, về đặc điểm địa lý thì Haiti tập trung mức độ cao ở khu vực ven biển, còn ở những khu vực miền núi thì thưa hơn. Vì thế, số trạm BTS cũng sẽ được xây dựng tập trung mạnh hơn ở khu vực ven biển.
Dự tính Viettel sẽ xây dựng trên 1.000 trạm BTS ở Haiti - tương đương như ở Campuchia. Và dự kiến toàn bộ tổng số vốn đầu tư vào Haiti của Viettel là khoảng 300 triệu USD.
Ông Trung cho biết, trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Haiti hồi giữa tháng 1/2010 không gây thiệt hại gì đến đầu tư của Viettel tại đây, vì thời điểm đó tập đoàn cũng chưa bắt tay vào xây dựng hạ tầng.
Hiện tại, theo phân tích của ông Trung, Haiti vẫn đang là thị trường còn nhiều hứa hẹn, vì tỉ lệ thâm nhập lĩnh vực viễn thông di động tại đây rất ít, cỡ từ 15 - 20% và mới chỉ có hai nhà mạng cung cấp dịch vụ di động tham gia thị trường.
“Hy vọng sau khoảng một thời gian ngắn, Viettel sẽ vươn lên vị trí cao tại thị trường này”, ông Trung nói.
Được biết trước đó, Viettel đã ký thỏa thuận đầu tư vào hãng viễn thông sở hữu nhà nước Telecommunications d’Haiti (Teleco) với số vốn 99 triệu USD, chiếm 60% cổ phần mạng viễn thông Teleco của Haiti.
Với hợp đồng này, Viettel sẽ có giấy phép và băng tần cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông gồm cố định hữu tuyến, cố định không dây, cáp quang biển quốc tế, băng rộng không dây WiMAX và di động.
Trong một lần trả lời phỏng vấn VnEconomy hồi đầu năm nay, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết ngoài thị trường Lào và Campuchia mà Viettel đã đầu tư và đi vào hoạt động, hiện Viettel cũng đang xúc tiến mở rộng đầu tư tới nhiều nước tại châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh. Hai lĩnh vực chính mà Viettel lựa chọn để đầu tư ra nước ngoài là dịch vụ viễn thông di động và Internet băng thông rộng, bởi đây là hai lĩnh vực đang phát triển nhanh, có nhu cầu rất lớn, và cũng là thế mạnh của Viettel.
"Tôi phải khẳng định lại là những nơi dễ thì đã không còn nữa", ông Hùng nói khi được hỏi vì sao Viettel lại chọn đầu tư vào cả những quốc gia có tình hình kinh tế - xã hội được xếp vào diện bất ổn. "Trên thế giới có hàng nghìn các công ty lớn về viễn thông, hàng trăm công ty mang tiền đi đầu tư ở nước ngoài, họ đã đến hết những nước thuận lợi rồi. Những nước còn lại, họ nhìn thấy chỉ còn là những rủi ro, trong đó có rủi ro về bất ổn chính trị... Tuy nhiên, dù những đất nước đó có chính trị không ổn định, nội chiến, thiên tai, nhưng dịch vụ viễn thông thì vẫn là thiết yếu, nó như là cơm là gạo, vì thế chính phủ nào cũng cần, cần ở mọi nơi mọi lúc".