VinaCapital mua 10% cổ phần Tập đoàn Thái Hòa
VinaCapital đầu tư và nắm 10% cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam - một kế hoạch nằm trong thỏa thuận vừa ký sáng nay
VinaCapital đầu tư và nắm 10% cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam - một kế hoạch nằm trong thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên vừa ký sáng nay (16/11), tại Hà Nội.
Khoản đầu tư này được thông qua trước thềm kế hoạch niêm yết và tái cấu trúc tài chính của Tập đoàn Thái Hòa.
Đại diện VinaCapital cho biết, theo cam kết giữa hai bên, giá trị của khoản đầu tư và các điều khoản chi tiết của hợp đồng không được công bố. “Tuy nhiên, đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển của Thái Hòa, đây là khoản đầu tư chúng tôi xác định cho trung và dài hạn”, đại diện này tiết lộ.
Đi cùng với khoản đầu tư trên, VinaCapital sẽ hỗ trợ Thái Hòa trong quản trị doanh nghiệp và tài chính, đào tạo nhân lực, phát triển thương hiệu, kết nối các đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu…
Song song với thỏa thuận hợp tác chiến lược với đối tác trên, Thái Hòa cũng ký bản hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Hợp đồng này tập trung cho việc tái cấu trúc tài chính của Thái Hòa và cho kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong thời gian tới (dự kiến cuối tháng 11 hoặc trong tháng 12/2010).
Từ một doanh nghiệp nhỏ với 500 triệu đồng vốn khởi đầu, Tập đoàn Thái Hòa hiện có 550 tỷ đồng vốn điều lệ với 12 công ty thành viên, với hai sản phẩm chủ yếu là cà phê và cao su. Ở kế hoạch niêm yết sắp tới, 55 triệu cổ phiếu Thái Hòa sẽ chào sàn Hà Nội, trong đó 35 triệu cổ phiếu thuộc diện hạn chế chuyển nhượng.
Tại lễ ký kết nói trên, ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa cho biết, hiện nay Tập đoàn là đơn vị đứng số 1 Việt Nam về xuất khẩu cà phê Arabica, chiếm trên 60% sản lượng xuất khẩu loại này của cả nước.
Cùng với vùng nguyên liệu trong nước, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư sang Lào với tổng diện tích 10.000 ha, với giá trị đầu tư 44 triệu USD.
Đáng chú ý là Thái Hòa đang triển khai kế hoạch tham gia sản xuất cà phê hòa tan, cà phê tiêu dùng với dây chuyền sản xuất có tổng đầu tư 650 tỷ đồng đặt tại Lâm Đồng; bên cạnh thị trường trong nước, một đầu ra trọng điểm của những sản phẩm mới này là thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất cà phê này cũng đang định hướng chiến lược phủ khắp các tỉnh thành hệ thống các cửa hàng mẫu với sự hiện diện thương hiệu một cách chính thức đối với thị trường trong nước.
“Sau hơn mười năm tập trung xuất khẩu, đây là thời điểm mà chúng tôi tìm những gì mà mình chưa có ở thị trường nội địa. Tiềm năng tiêu thụ trong nước là rất lớn và chúng tôi kỳ vọng ở hướng đi này khi tập trung cơ cấu lại tài chính, mở rộng hướng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu”, ông An nói.
Hơn một năm trước, Thái Hòa cũng đã ký hợp đồng tư vấn với một đối tác của Mỹ cho định hướng mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ và khai thác thị trường nội địa.
Khoản đầu tư này được thông qua trước thềm kế hoạch niêm yết và tái cấu trúc tài chính của Tập đoàn Thái Hòa.
Đại diện VinaCapital cho biết, theo cam kết giữa hai bên, giá trị của khoản đầu tư và các điều khoản chi tiết của hợp đồng không được công bố. “Tuy nhiên, đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển của Thái Hòa, đây là khoản đầu tư chúng tôi xác định cho trung và dài hạn”, đại diện này tiết lộ.
Đi cùng với khoản đầu tư trên, VinaCapital sẽ hỗ trợ Thái Hòa trong quản trị doanh nghiệp và tài chính, đào tạo nhân lực, phát triển thương hiệu, kết nối các đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu…
Song song với thỏa thuận hợp tác chiến lược với đối tác trên, Thái Hòa cũng ký bản hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Hợp đồng này tập trung cho việc tái cấu trúc tài chính của Thái Hòa và cho kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong thời gian tới (dự kiến cuối tháng 11 hoặc trong tháng 12/2010).
Từ một doanh nghiệp nhỏ với 500 triệu đồng vốn khởi đầu, Tập đoàn Thái Hòa hiện có 550 tỷ đồng vốn điều lệ với 12 công ty thành viên, với hai sản phẩm chủ yếu là cà phê và cao su. Ở kế hoạch niêm yết sắp tới, 55 triệu cổ phiếu Thái Hòa sẽ chào sàn Hà Nội, trong đó 35 triệu cổ phiếu thuộc diện hạn chế chuyển nhượng.
Tại lễ ký kết nói trên, ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa cho biết, hiện nay Tập đoàn là đơn vị đứng số 1 Việt Nam về xuất khẩu cà phê Arabica, chiếm trên 60% sản lượng xuất khẩu loại này của cả nước.
Cùng với vùng nguyên liệu trong nước, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư sang Lào với tổng diện tích 10.000 ha, với giá trị đầu tư 44 triệu USD.
Đáng chú ý là Thái Hòa đang triển khai kế hoạch tham gia sản xuất cà phê hòa tan, cà phê tiêu dùng với dây chuyền sản xuất có tổng đầu tư 650 tỷ đồng đặt tại Lâm Đồng; bên cạnh thị trường trong nước, một đầu ra trọng điểm của những sản phẩm mới này là thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất cà phê này cũng đang định hướng chiến lược phủ khắp các tỉnh thành hệ thống các cửa hàng mẫu với sự hiện diện thương hiệu một cách chính thức đối với thị trường trong nước.
“Sau hơn mười năm tập trung xuất khẩu, đây là thời điểm mà chúng tôi tìm những gì mà mình chưa có ở thị trường nội địa. Tiềm năng tiêu thụ trong nước là rất lớn và chúng tôi kỳ vọng ở hướng đi này khi tập trung cơ cấu lại tài chính, mở rộng hướng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu”, ông An nói.
Hơn một năm trước, Thái Hòa cũng đã ký hợp đồng tư vấn với một đối tác của Mỹ cho định hướng mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ và khai thác thị trường nội địa.