VinaCapital rao bán cổ phần khách sạn Metropole Hà Nội
Quỹ Vietnam Opportunity của VinaCapital rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội
Công ty quản lý quỹ VinaCapital đang rao bán cổ phần trong Metropole Hà Nội, một trong những khách sạn nổi tiếng nhất tại Việt Nam, báo Financial Times cho biết. Động thái này của VinaCapital diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Việt Nam đi xuống.
Theo tờ báo, quỹ Vietnam Opportunity (hiện niêm yết tại thị trường London) của VinaCapital đã ủy quyền cho công ty môi giới bất động sản Jones Lang LaSalle, rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội. Đây là khách sạn có từ thời Pháp thuộc, có 365 phòng. 50% cổ phần còn lại trong Metropole Hà Nội hiện do Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) - đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội - nắm giữ.
Thông tin về vụ rao bán tài sản này được công bố bởi ông David Dropsey, Giám đốc phụ trách quan hệ với các nhà đầu tư của VinaCapital. Trước đó, công ty quản lý quỹ này đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, cổ phần của quỹ tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD.
Theo Financial Times, các nhà môi giới bất động sản cho rằng, VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam.
Trước năm 2008, VinaCapital là một trong những công ty quản lý quỹ đã huy động được hàng tỷ USD tiền vốn từ các nhà đầu tư quốc tế muốn tìm kiếm lợi nhuận ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tương tự như với những đối thủ lớn Dragon Capital và Indochina Capital, các quỹ niêm yết ở nước ngoài VinaCapital đã chứng kiến sự xuống dốc về giá trị khi nền kinh tế Việt Nam giảm tốc.
Trong bối cảnh nhiều quỹ đầu tư chuyên về thị trường Việt Nam liên tục được giao dịch với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản ròng, các nhà quản lý quỹ chịu áp lực từ phía cổ đông và buộc phải tìm cách bán tài sản.
Các nhà đầu tư từng “dòm ngó” khách sạn Metropole Hà Nội đều cho rằng đây là một tài sản hấp dẫn, nhưng họ muốn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi trả mức giá cao hơn so với giá trị trên sổ sách cho VinaCapital để có được cổ phần này.
Cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ nhì của Vietnam Opportunity, quỹ hiện có giá trị vốn hóa thị trường ở mức khoảng 550 triệu USD.
Mới đây, VinaLand, một quỹ khác niêm yết tại London thuộc sự quản lý của VinaCapital, đã được cổ đông cho phép tiếp tục duy trì hoạt động sau khi cam kết sẽ không thực hiện thêm các vụ đầu tư mới và chuyển lại toàn bộ tiền mặt thặng dư cho các nhà đầu tư trong vòng 3 năm tới.
Một số nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tìm kiếm cơ hội mua các tài sản là bất động sản bị giảm giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Marc Townsend, Giám đốc công ty môi giới địa ốc CB Richard Ellis, cho rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn chần chừ trước cơ cấu sở hữu hỗn hợp và những bất ổn về pháp lý tại Việt Nam.
“Tuần nào cũng có khách tới hỏi, nhưng khi tìm hiểu, thì họ biết là sẽ không có được quyền sở hữu hay kiểm soát như mong muốn. Bởi vậy, những quỹ đầu tư từ Singapore hay Nhật có lẽ sẽ không bao giờ mua nhiều trong số những tài sản này”, ông Townsend cho biết.
Theo tờ báo, quỹ Vietnam Opportunity (hiện niêm yết tại thị trường London) của VinaCapital đã ủy quyền cho công ty môi giới bất động sản Jones Lang LaSalle, rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội. Đây là khách sạn có từ thời Pháp thuộc, có 365 phòng. 50% cổ phần còn lại trong Metropole Hà Nội hiện do Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) - đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội - nắm giữ.
Thông tin về vụ rao bán tài sản này được công bố bởi ông David Dropsey, Giám đốc phụ trách quan hệ với các nhà đầu tư của VinaCapital. Trước đó, công ty quản lý quỹ này đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, cổ phần của quỹ tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD.
Theo Financial Times, các nhà môi giới bất động sản cho rằng, VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam.
Trước năm 2008, VinaCapital là một trong những công ty quản lý quỹ đã huy động được hàng tỷ USD tiền vốn từ các nhà đầu tư quốc tế muốn tìm kiếm lợi nhuận ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tương tự như với những đối thủ lớn Dragon Capital và Indochina Capital, các quỹ niêm yết ở nước ngoài VinaCapital đã chứng kiến sự xuống dốc về giá trị khi nền kinh tế Việt Nam giảm tốc.
Trong bối cảnh nhiều quỹ đầu tư chuyên về thị trường Việt Nam liên tục được giao dịch với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản ròng, các nhà quản lý quỹ chịu áp lực từ phía cổ đông và buộc phải tìm cách bán tài sản.
Các nhà đầu tư từng “dòm ngó” khách sạn Metropole Hà Nội đều cho rằng đây là một tài sản hấp dẫn, nhưng họ muốn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi trả mức giá cao hơn so với giá trị trên sổ sách cho VinaCapital để có được cổ phần này.
Cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ nhì của Vietnam Opportunity, quỹ hiện có giá trị vốn hóa thị trường ở mức khoảng 550 triệu USD.
Mới đây, VinaLand, một quỹ khác niêm yết tại London thuộc sự quản lý của VinaCapital, đã được cổ đông cho phép tiếp tục duy trì hoạt động sau khi cam kết sẽ không thực hiện thêm các vụ đầu tư mới và chuyển lại toàn bộ tiền mặt thặng dư cho các nhà đầu tư trong vòng 3 năm tới.
Một số nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tìm kiếm cơ hội mua các tài sản là bất động sản bị giảm giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Marc Townsend, Giám đốc công ty môi giới địa ốc CB Richard Ellis, cho rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn chần chừ trước cơ cấu sở hữu hỗn hợp và những bất ổn về pháp lý tại Việt Nam.
“Tuần nào cũng có khách tới hỏi, nhưng khi tìm hiểu, thì họ biết là sẽ không có được quyền sở hữu hay kiểm soát như mong muốn. Bởi vậy, những quỹ đầu tư từ Singapore hay Nhật có lẽ sẽ không bao giờ mua nhiều trong số những tài sản này”, ông Townsend cho biết.