Vinashin Bạch Đằng: Thương hiệu mạnh ngành đóng tàu Việt Nam
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng là một trong những cơ sở quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam
Chiếm gần 10% giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp của Tập đoàn kinh tế Vinashin, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Vinashin Bạch Đằng) là một trong những cơ sở quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam.
Từ ngày 20/7/2007, Vinashin Bạch Đằng chính thức hoạt động theo mô hình Tổng công ty, được tổ chức theo hướng kinh doanh đa ngành nghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy là ngành kinh doanh chính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của Tổng công ty, ghi nhận những nỗ lực của Vinashin Bạch Đằng trong quá trình vận hành sản xuất kết hợp chặt chẽ với đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ, quản lí hiện đại và chuyên môn hóa cao.
Là đứa con đầu đàn của ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc, Bạch Đằng luôn đi tiên phong trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Những “cột mốc” đầu tiên trong bảng vàng thành tích ngành đóng tàu Việt Nam đều gắn với cái tên Bạch Đằng, như con tàu 1.000T đầu tiên cho Tổ quốc mang tên “20 tháng 7”; cầu phao công binh thông tuyến Bắc Nam; tàu chiến đấu, tàu HF350 phá bom bằng từ trường; hay những con tàu “không số” phục vụ tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển…
Trong giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa, Tổng công ty lại tiếp tục đi đầu trong những công trình trọng điểm của đất nước như đóng mới loạt tàu biển pha sông trọng tải 1.125T, các tàu du lịch cao cấp đòi hỏi kỹ thuật và mỹ thuật cao. Tổng công ty còn lắp ráp tàu hút bùn 350 m3/h, 500 m3/h phục vụ kịp thời cho yêu cầu thi công tại công trình thủy điện Hòa Bình và sửa chữa một loạt tàu biển cỡ lớn trước đây phải đưa đi nước ngoài.
Giai đoạn đổi mới, Tổng công ty tiếp tục nêu tấm gương về lao động sáng tạo, năng động đi đầu tìm ra các giải pháp đột phá trong tổ chức quản lý sản xuất. Bạch Đằng đã đóng thành công các loại tàu đi biển pha sông, tàu đi biển xa trọng tải 1410T và tàu 3850T đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo.
Những công trình trọng điểm của đất nước như cầu Thăng Long, hay những dàn khoan dầu đầu tiên ở Biển Đông, công trình Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, dây chuyền 2 cho Xi Măng Hoàng Thạch; khu công nghiệp NOMURA và đường dây 500 KV… lại một lần nữa vinh danh những con người Bạch Đằng, khẳng định vị trí đầu đàn của Tổng công ty trong ngành công nghiệp đóng tàu, vai trò trọng yếu đối với quá trình phát triển của đất nước.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, Tổng công ty tiếp tục thể hiện bản lĩnh trong sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Tổng công ty đã đầu tư nhiều hạng mục công trình quan trọng, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh như đà bán ụ 20.000 tấn, đà 15.000 tấn, ụ nổi 4.200 tấn, cần cẩu sức nâng đến 120 tấn…dây chuyền làm sạch và sơn lót thép tấm thép hình máy cắt Plasma, máy cắt Gas-Oxy điều khiển CNC, máy cắt cơ khí, máy ép thủy lực 1000 tấn, máy lốc tôn dài 12,5 m, máy uốn thép hình...
Nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ với mục tiêu nội địa hoá thiết bị tàu thuỷ của toàn ngành, Tổng công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất van ống tàu thuỷ, xây dưng nhà máy lắp ráp động cơ máy chính tàu thủy Man B&W, xây dựng nhà máy lắp ráp động cơ Mitsubishi, nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ diezel An Hồng có khả năng sản xuất máy đến 23.000KW và máy phát điện tàu thuỷ.
Nhờ đó, Tổng công ty đã đủ năng lực để đóng mới tàu hàng và tàu dầu cỡ lớn đến 70.000 DWT, tàu chở Container đến 17.000 TEU, tàu chở khí Ethylene 4.500m3, các loại tàu đánh cá, máy hút bùn, tàu du lịch... sửa chữa các tàu trên ụ nổi 10.000 DWT đến 50.000 DWT và có khả năng chế tạo và lắp ráp động cơ diezel tới 23.000 KW, máy phát điện đồng bộ, máy chính tàu thủy…
Từ truyền thống hào hùng đi lên, ngày nay, Vinashin Bạch Đằng lại tiếp tục đi tiên phong trong những công trình trọng điểm của ngành đóng tàu Việt Nam. Sự kiện Bạch Đằng đóng thành công con tàu có trọng tải lớn 11.500 T “Vinashin Sun” với chuyến đi vòng quanh thế giới đã một lần nữa đưa Vinashin Bạch Đằng trở thành thương hiệu hàng đầu ngành đóng tàu Việt Nam, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và tin tưởng.
Những kỷ lục về trọng tài tàu đóng mới liên tục được những người thợ Bạch Đằng phá vỡ. Từ những con tàu xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cho Công ty NOMA Nhật Bản có trọng tải 6.380 DWT, tàu hàng 15.000 DWT (2005), cho đến các chủng loại tàu đặc biệt như tàu chở container 610 TEU, tàu dầu 13.500 DWT và tàu hàng 22.500 DWT… liên tiếp xuất xưởng, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, được các cơ quan đăng kiểm NK (Nhật Bản), đăng kiểm BV (Pháp), đăng kiểm Việt Nam xác nhận, đã đưa tên tuổi Bạch Đằng tiến vào thị trường đóng tàu thế giới.
Từ đóng những con tàu pha sông biển đến đóng những con tàu đi khắp các đại dương, Vinashin Bạch Đằng đã khẳng định vị trí, năng lực và thương hiệu trước khách hàng trong và ngoài nước, mở ra hướng phát triển mới cho ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên lĩnh vực đóng tàu xuất khẩu, đưa Việt Nam đứng vào vị trí TOP 5 cường quốc đóng tàu trên thế giới.
Trong năm 2008 vừa qua, Vinashin Bạch Đằng đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu sản xuất kinh doanh với giá trị tổng sản lượng đạt 2.995,8 tỷ đồng, doanh thu 2.759,9 tỷ đồng trong đó riêng Cty mẹ đạt giá trị sản lượng 1.974,88 tỷ đồng, doanh thu 1.762,9 tỷ đồng, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 100% lao động với thu nhập bình quân 3.000.000/người/tháng.
Từ ngày 20/7/2007, Vinashin Bạch Đằng chính thức hoạt động theo mô hình Tổng công ty, được tổ chức theo hướng kinh doanh đa ngành nghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy là ngành kinh doanh chính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của Tổng công ty, ghi nhận những nỗ lực của Vinashin Bạch Đằng trong quá trình vận hành sản xuất kết hợp chặt chẽ với đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ, quản lí hiện đại và chuyên môn hóa cao.
Là đứa con đầu đàn của ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc, Bạch Đằng luôn đi tiên phong trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Những “cột mốc” đầu tiên trong bảng vàng thành tích ngành đóng tàu Việt Nam đều gắn với cái tên Bạch Đằng, như con tàu 1.000T đầu tiên cho Tổ quốc mang tên “20 tháng 7”; cầu phao công binh thông tuyến Bắc Nam; tàu chiến đấu, tàu HF350 phá bom bằng từ trường; hay những con tàu “không số” phục vụ tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển…
Trong giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa, Tổng công ty lại tiếp tục đi đầu trong những công trình trọng điểm của đất nước như đóng mới loạt tàu biển pha sông trọng tải 1.125T, các tàu du lịch cao cấp đòi hỏi kỹ thuật và mỹ thuật cao. Tổng công ty còn lắp ráp tàu hút bùn 350 m3/h, 500 m3/h phục vụ kịp thời cho yêu cầu thi công tại công trình thủy điện Hòa Bình và sửa chữa một loạt tàu biển cỡ lớn trước đây phải đưa đi nước ngoài.
Giai đoạn đổi mới, Tổng công ty tiếp tục nêu tấm gương về lao động sáng tạo, năng động đi đầu tìm ra các giải pháp đột phá trong tổ chức quản lý sản xuất. Bạch Đằng đã đóng thành công các loại tàu đi biển pha sông, tàu đi biển xa trọng tải 1410T và tàu 3850T đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo.
Những công trình trọng điểm của đất nước như cầu Thăng Long, hay những dàn khoan dầu đầu tiên ở Biển Đông, công trình Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, dây chuyền 2 cho Xi Măng Hoàng Thạch; khu công nghiệp NOMURA và đường dây 500 KV… lại một lần nữa vinh danh những con người Bạch Đằng, khẳng định vị trí đầu đàn của Tổng công ty trong ngành công nghiệp đóng tàu, vai trò trọng yếu đối với quá trình phát triển của đất nước.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, Tổng công ty tiếp tục thể hiện bản lĩnh trong sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Tổng công ty đã đầu tư nhiều hạng mục công trình quan trọng, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh như đà bán ụ 20.000 tấn, đà 15.000 tấn, ụ nổi 4.200 tấn, cần cẩu sức nâng đến 120 tấn…dây chuyền làm sạch và sơn lót thép tấm thép hình máy cắt Plasma, máy cắt Gas-Oxy điều khiển CNC, máy cắt cơ khí, máy ép thủy lực 1000 tấn, máy lốc tôn dài 12,5 m, máy uốn thép hình...
Nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ với mục tiêu nội địa hoá thiết bị tàu thuỷ của toàn ngành, Tổng công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất van ống tàu thuỷ, xây dưng nhà máy lắp ráp động cơ máy chính tàu thủy Man B&W, xây dựng nhà máy lắp ráp động cơ Mitsubishi, nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ diezel An Hồng có khả năng sản xuất máy đến 23.000KW và máy phát điện tàu thuỷ.
Nhờ đó, Tổng công ty đã đủ năng lực để đóng mới tàu hàng và tàu dầu cỡ lớn đến 70.000 DWT, tàu chở Container đến 17.000 TEU, tàu chở khí Ethylene 4.500m3, các loại tàu đánh cá, máy hút bùn, tàu du lịch... sửa chữa các tàu trên ụ nổi 10.000 DWT đến 50.000 DWT và có khả năng chế tạo và lắp ráp động cơ diezel tới 23.000 KW, máy phát điện đồng bộ, máy chính tàu thủy…
Từ truyền thống hào hùng đi lên, ngày nay, Vinashin Bạch Đằng lại tiếp tục đi tiên phong trong những công trình trọng điểm của ngành đóng tàu Việt Nam. Sự kiện Bạch Đằng đóng thành công con tàu có trọng tải lớn 11.500 T “Vinashin Sun” với chuyến đi vòng quanh thế giới đã một lần nữa đưa Vinashin Bạch Đằng trở thành thương hiệu hàng đầu ngành đóng tàu Việt Nam, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và tin tưởng.
Những kỷ lục về trọng tài tàu đóng mới liên tục được những người thợ Bạch Đằng phá vỡ. Từ những con tàu xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cho Công ty NOMA Nhật Bản có trọng tải 6.380 DWT, tàu hàng 15.000 DWT (2005), cho đến các chủng loại tàu đặc biệt như tàu chở container 610 TEU, tàu dầu 13.500 DWT và tàu hàng 22.500 DWT… liên tiếp xuất xưởng, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, được các cơ quan đăng kiểm NK (Nhật Bản), đăng kiểm BV (Pháp), đăng kiểm Việt Nam xác nhận, đã đưa tên tuổi Bạch Đằng tiến vào thị trường đóng tàu thế giới.
Từ đóng những con tàu pha sông biển đến đóng những con tàu đi khắp các đại dương, Vinashin Bạch Đằng đã khẳng định vị trí, năng lực và thương hiệu trước khách hàng trong và ngoài nước, mở ra hướng phát triển mới cho ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên lĩnh vực đóng tàu xuất khẩu, đưa Việt Nam đứng vào vị trí TOP 5 cường quốc đóng tàu trên thế giới.
Trong năm 2008 vừa qua, Vinashin Bạch Đằng đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu sản xuất kinh doanh với giá trị tổng sản lượng đạt 2.995,8 tỷ đồng, doanh thu 2.759,9 tỷ đồng trong đó riêng Cty mẹ đạt giá trị sản lượng 1.974,88 tỷ đồng, doanh thu 1.762,9 tỷ đồng, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 100% lao động với thu nhập bình quân 3.000.000/người/tháng.