Vinashin thoái vốn tại Bảo Việt: Hiểu sao cho đúng?
Đằng sau việc thoái vốn của Vinashin tại Bảo Việt không chỉ là sự chuyển giao, mà còn là trách nhiệm và hiệu quả của đồng vốn đầu tư
Đằng sau việc thoái vốn của Vinashin tại Bảo Việt không chỉ là sự chuyển giao, mà còn là trách nhiệm và hiệu quả của đồng vốn đầu tư.
Cách đây 2 năm, Bảo Việt là trường hợp duy nhất trong số các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đã thành công khi tiến hành cổ phần hóa. Lúc đó, trong bối cảnh thị trường vốn khó khăn, Bảo Việt không những đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu (giá đấu bình quân thực tế 71.918 cao hơn giá khởi điểm 30.500 đồng) mà còn lựa chọn được đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài như ý.
Sau hai năm kể từ ngày ký thỏa thuận với đối tác chiến lược, Bảo Việt lại tiếp tục là trường hợp đầu tiên công bố việc thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - đối tác chiến lược trong nước duy nhất đã chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
SCIC sẽ thay thế Vinashin?
Để trở thành cổ đông chiến lược trong nước duy nhất của Bảo Việt, cách đây hai năm, Vinashin đã bỏ ra một số tiền không nhỏ 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD thời điểm đó) để sở hữu 3,56% vốn điều lệ. Mức giá mà Vinashin mua cổ phần của Bảo Việt là mức giá đấu thành công bình quân thực tế 71.918 đồng/cổ phần. Nhưng vào thời điểm hiện nay, giá của Bảo Việt trên sàn HOSE chỉ là 37.100 đồng/cổ phần (ngày 7/9/2009).
Hiện nay, câu chuyện SCIC trở thành cổ đông lớn của Bảo Việt đang được Tập đoàn gửi thư xin ý kiến cổ đông. Trong văn bản trình Đại hội cổ đông bất thường gửi đi ngày 26/8/2009, Hội đồng Quản trị Bảo Việt xin ý kiến cổ đông biểu quyết việc chuyển giao cổ phần của Vinashin tại Bảo Việt cho SCIC và thay đổi thành viên trong cơ cấu Hội đồng Quản trị.
Liên quan đến việc biểu quyết này, Bảo Việt cũng công bố các quyết định liên quan. Ngày 30/6/2009, Bộ Tài chính đã có quyết định về việc chuyển giao cho SCIC thực hiện vai trò quản lý phần vốn nhà nước đã đầu tư tương ứng với 20.400.000 cổ phiếu của Vinashin tại Bảo Việt.
Đồng thời, ngày 7/7/2009, Hội đồng Quản trị Vinashin cũng đã có quyết định về việc thoái vốn đầu tư tại Bảo Việt và chuyển giao cho SCIC phần vốn đã đầu tư ứng với số cổ phiếu nói trên.
Ngày 4/8/2009, Bộ Tài chính cũng đã có công văn giới thiệu ông Nguyễn Quốc Huy, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Trưởng ban kiểm soát SCIC tham gia Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt. Ngày 10/8/2009, ông Nguyễn Quốc Ánh, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm toán Tập đoàn Bảo Việt, có đơn xin từ nhiệm các chức danh tại Bảo Việt “do điều kiện công tác tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
Những thay đổi trên hiện đang chờ ý kiến cổ đông với hạn chót là 16h ngày 17/9/2009. Việc SCIC có thêm danh mục đầu tư là bảo hiểm, tài chính chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đơn giản chỉ là sự chuyển giao?
Thoái vốn là một hoạt động bình thường trong đầu tư, nhưng thoái vốn của cổ đông chiến lược tại một tập đoàn trước thời hạn thì chưa có tiền lệ tại Việt Nam.
Theo quy định, đã là cổ đông chiến lược thì phải cam kết nắm giữ trong vòng 3 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được hội đồng quản trị công ty cổ phần chấp thuận.
Theo những thông tin bước đầu và nội dung đưa ra xin ý kiến cổ đông, việc thoái vốn của Vinashin tại Bảo Việt được hiểu là việc chuyển giao phần vốn nhà nước đã đầu tư trước đó lại cho SCIC quản lý. Phía SCIC từ chối bình luận về vụ chuyển giao cổ phần này. Tuy nhiên, với sự kiện này, việc thoái vốn của Vinashin coi như đã hoàn tất nhưng những vấn đề liên quan đến đầu tư và cổ đông chiến lược thì dường như vẫn chưa kết thúc.
Thứ nhất, việc Vinashin thoái vốn đã xác định, nhưng việc SCIC tiếp nhận nên hiểu là một khoản đầu tư mới của “siêu tổng công ty” này hay là sự tiếp nhận với vai trò là quản lý phần vốn nhà nước đã đầu tư qua Vinashin trước đó?
Nếu là khoản đầu tư mới của SCIC, SCIC sẽ là một cổ đông mới của Tập đoàn Bảo Việt, ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% từ Vinashin chuyển giao và độc lập với tỷ lệ sở hữu 77,54% của Nhà nước mà Bộ Tài chính đang nắm giữ. Vấn đề quan tâm là sự chuyển giao đó được thực hiện như thế nào, bởi liên quan đến giá trị của khoản đầu tư, trách nhiệm của người quản lý khoản đầu tư đó.
Theo công bố của Bảo Việt, SCIC tiếp nhận khoản đầu tư của Vinashin tương ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt, đơn thuần chỉ là sự chuyển giao với vai trò quản lý phần vốn nhà nước đã đầu tư qua Vinashin. Giá trị khoản đầu tư này tại thời điểm ký kết hợp đồng hợp tác (ngày 13/9/2009) là hơn 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD).
Vấn đề đặt ra là SCIC sẽ tiếp nhận thế nào: nguyên giá trị đầu tư ban đầu, hay theo một mức giá thỏa thuận theo thị trường? Ngược lại, nếu giá cổ phiếu Bảo Việt hiện ở mức 72.000 đồng, hoặc cao hơn, Vinashin liệu có thoái vốn?
Thứ hai, nếu việc thoái vốn được thực hiện, Vinashin sẽ hạch toán khoản đầu tư này ra sao? Hay SCIC sẽ hạch toán như thế nào?
Câu hỏi này liên quan đến trách nhiệm đối với hiệu quả đầu tư của đồng vốn nhà nước và có thể sẽ lại được đặt ra nếu trong tương lai một tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái vốn và chuyển giao tương tự tại một doanh nghiệp khác.
Thứ ba, nếu SCIC thay thế Vinashin tại Bảo Việt, việc đánh giá vai trò và giá trị của một cổ đông chiến lược sẽ ra sao?
Bởi khi chọn cổ đông chiến lược, ngoài giá trị nguồn vốn đầu tư, tiêu chí quan trọng để xem xét chính là ở khả năng hỗ trợ, năng lực tham gia quản trị, cam kết đồng hành của đối tác đối với quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp mình. Ở đây, SCIC khác với Vinashin.
Cách đây 2 năm, Bảo Việt là trường hợp duy nhất trong số các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đã thành công khi tiến hành cổ phần hóa. Lúc đó, trong bối cảnh thị trường vốn khó khăn, Bảo Việt không những đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu (giá đấu bình quân thực tế 71.918 cao hơn giá khởi điểm 30.500 đồng) mà còn lựa chọn được đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài như ý.
Sau hai năm kể từ ngày ký thỏa thuận với đối tác chiến lược, Bảo Việt lại tiếp tục là trường hợp đầu tiên công bố việc thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - đối tác chiến lược trong nước duy nhất đã chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
SCIC sẽ thay thế Vinashin?
Để trở thành cổ đông chiến lược trong nước duy nhất của Bảo Việt, cách đây hai năm, Vinashin đã bỏ ra một số tiền không nhỏ 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD thời điểm đó) để sở hữu 3,56% vốn điều lệ. Mức giá mà Vinashin mua cổ phần của Bảo Việt là mức giá đấu thành công bình quân thực tế 71.918 đồng/cổ phần. Nhưng vào thời điểm hiện nay, giá của Bảo Việt trên sàn HOSE chỉ là 37.100 đồng/cổ phần (ngày 7/9/2009).
Hiện nay, câu chuyện SCIC trở thành cổ đông lớn của Bảo Việt đang được Tập đoàn gửi thư xin ý kiến cổ đông. Trong văn bản trình Đại hội cổ đông bất thường gửi đi ngày 26/8/2009, Hội đồng Quản trị Bảo Việt xin ý kiến cổ đông biểu quyết việc chuyển giao cổ phần của Vinashin tại Bảo Việt cho SCIC và thay đổi thành viên trong cơ cấu Hội đồng Quản trị.
Liên quan đến việc biểu quyết này, Bảo Việt cũng công bố các quyết định liên quan. Ngày 30/6/2009, Bộ Tài chính đã có quyết định về việc chuyển giao cho SCIC thực hiện vai trò quản lý phần vốn nhà nước đã đầu tư tương ứng với 20.400.000 cổ phiếu của Vinashin tại Bảo Việt.
Đồng thời, ngày 7/7/2009, Hội đồng Quản trị Vinashin cũng đã có quyết định về việc thoái vốn đầu tư tại Bảo Việt và chuyển giao cho SCIC phần vốn đã đầu tư ứng với số cổ phiếu nói trên.
Ngày 4/8/2009, Bộ Tài chính cũng đã có công văn giới thiệu ông Nguyễn Quốc Huy, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Trưởng ban kiểm soát SCIC tham gia Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt. Ngày 10/8/2009, ông Nguyễn Quốc Ánh, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm toán Tập đoàn Bảo Việt, có đơn xin từ nhiệm các chức danh tại Bảo Việt “do điều kiện công tác tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
Những thay đổi trên hiện đang chờ ý kiến cổ đông với hạn chót là 16h ngày 17/9/2009. Việc SCIC có thêm danh mục đầu tư là bảo hiểm, tài chính chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đơn giản chỉ là sự chuyển giao?
Thoái vốn là một hoạt động bình thường trong đầu tư, nhưng thoái vốn của cổ đông chiến lược tại một tập đoàn trước thời hạn thì chưa có tiền lệ tại Việt Nam.
Theo quy định, đã là cổ đông chiến lược thì phải cam kết nắm giữ trong vòng 3 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được hội đồng quản trị công ty cổ phần chấp thuận.
Theo những thông tin bước đầu và nội dung đưa ra xin ý kiến cổ đông, việc thoái vốn của Vinashin tại Bảo Việt được hiểu là việc chuyển giao phần vốn nhà nước đã đầu tư trước đó lại cho SCIC quản lý. Phía SCIC từ chối bình luận về vụ chuyển giao cổ phần này. Tuy nhiên, với sự kiện này, việc thoái vốn của Vinashin coi như đã hoàn tất nhưng những vấn đề liên quan đến đầu tư và cổ đông chiến lược thì dường như vẫn chưa kết thúc.
Thứ nhất, việc Vinashin thoái vốn đã xác định, nhưng việc SCIC tiếp nhận nên hiểu là một khoản đầu tư mới của “siêu tổng công ty” này hay là sự tiếp nhận với vai trò là quản lý phần vốn nhà nước đã đầu tư qua Vinashin trước đó?
Nếu là khoản đầu tư mới của SCIC, SCIC sẽ là một cổ đông mới của Tập đoàn Bảo Việt, ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% từ Vinashin chuyển giao và độc lập với tỷ lệ sở hữu 77,54% của Nhà nước mà Bộ Tài chính đang nắm giữ. Vấn đề quan tâm là sự chuyển giao đó được thực hiện như thế nào, bởi liên quan đến giá trị của khoản đầu tư, trách nhiệm của người quản lý khoản đầu tư đó.
Theo công bố của Bảo Việt, SCIC tiếp nhận khoản đầu tư của Vinashin tương ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt, đơn thuần chỉ là sự chuyển giao với vai trò quản lý phần vốn nhà nước đã đầu tư qua Vinashin. Giá trị khoản đầu tư này tại thời điểm ký kết hợp đồng hợp tác (ngày 13/9/2009) là hơn 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD).
Vấn đề đặt ra là SCIC sẽ tiếp nhận thế nào: nguyên giá trị đầu tư ban đầu, hay theo một mức giá thỏa thuận theo thị trường? Ngược lại, nếu giá cổ phiếu Bảo Việt hiện ở mức 72.000 đồng, hoặc cao hơn, Vinashin liệu có thoái vốn?
Thứ hai, nếu việc thoái vốn được thực hiện, Vinashin sẽ hạch toán khoản đầu tư này ra sao? Hay SCIC sẽ hạch toán như thế nào?
Câu hỏi này liên quan đến trách nhiệm đối với hiệu quả đầu tư của đồng vốn nhà nước và có thể sẽ lại được đặt ra nếu trong tương lai một tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái vốn và chuyển giao tương tự tại một doanh nghiệp khác.
Thứ ba, nếu SCIC thay thế Vinashin tại Bảo Việt, việc đánh giá vai trò và giá trị của một cổ đông chiến lược sẽ ra sao?
Bởi khi chọn cổ đông chiến lược, ngoài giá trị nguồn vốn đầu tư, tiêu chí quan trọng để xem xét chính là ở khả năng hỗ trợ, năng lực tham gia quản trị, cam kết đồng hành của đối tác đối với quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp mình. Ở đây, SCIC khác với Vinashin.