Vinasun làm ăn thụt lùi vì Grab, Uber?
Năm 2017, Vinasun tiếp tục cắt giảm hàng loạt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận vì đối thủ cạnh tranh Grab, Uber
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (Mã VNS) vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.
Trong năm 2016, tổng doanh thu công ty đạt 4.763 tỷ đồng, tăng 7,55% so với năm 2015. Tuy vậy, mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn trong bối cảnh hầu hết các loại chi phí chính của công ty đều tăng dẫn đến lợi nhuận giảm 5,08% so với cùng kỳ, đạt hơn 312 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2015, lợi nhuận của Vinasun là 329 tỷ đồng.
Công ty cho biết cũng đã thực hiện việc tái cấu trúc tổ chức giai đoạn 1, giảm số chi nhánh tại Tp.HCM từ 12 xuống còn 8 chi nhánh.
Theo phân tích của ban lãnh đạo Vinasun, sự cạnh tranh thị phần ngày càng quyết liệt từ các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber cùng với giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng, chiết khấu cho tài xế, phí bảo hiểm, lương tối thiểu tăng cao đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của xe buýt nhanh BRT, trong tương lai 2020 khi dự án tàu điện ngầm Metro hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ làm hoạt động vận tải hành khách của công ty bị ảnh hưởng đáng kể.
Do đó, năm 2017, Vinasun tiếp tục cắt giảm hàng loạt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 4.256 tỷ đồng, giảm 10,66% so với thực hiện năm trước. Tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 256 tỷ đồng, giảm hơn 35,5% so với năm 2016.
Đáng chú ý, lợi nhuận từ hoạt động vận tải hành khách dự báo giảm gần một nửa, từ 224,8 tỷ đồng xuống còn 105 tỷ đồng.
Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở giá cước bình quân mỗi km vào khoảng 15.887 đồng - tương đương năm 2016, doanh thu bình quân/xe/ca được Vinasun giảm mạnh, từ mức 2,09 triệu đồng/xe/ca năm ngoái xuống chỉ còn 1,83 triệu đồng/xe/ca.
Năm nay, Vinasun đặt mục tiêu sẽ thanh lý 1.050 xe và đầu tư thêm tối thiểu 750. Như vậy, dự kiến đến cuối năm công ty sẽ sở hữu đội xe 6.261 chiếc, giảm 300 chiếc.
“Khi các yếu tố hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định và nhu cầu gia tăng, công ty sẽ chủ động điều chỉnh tăng số xe đầu tư và thanh lý, thực hiện các mô hình và phương thức kinh doanh phù hợp để phát triển đầu xe kinh doanh cũng như mở rộng địa bàn kinh doanh trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất”, báo cáo nêu rõ.
Trong năm 2016, tổng doanh thu công ty đạt 4.763 tỷ đồng, tăng 7,55% so với năm 2015. Tuy vậy, mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn trong bối cảnh hầu hết các loại chi phí chính của công ty đều tăng dẫn đến lợi nhuận giảm 5,08% so với cùng kỳ, đạt hơn 312 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2015, lợi nhuận của Vinasun là 329 tỷ đồng.
Công ty cho biết cũng đã thực hiện việc tái cấu trúc tổ chức giai đoạn 1, giảm số chi nhánh tại Tp.HCM từ 12 xuống còn 8 chi nhánh.
Theo phân tích của ban lãnh đạo Vinasun, sự cạnh tranh thị phần ngày càng quyết liệt từ các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber cùng với giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng, chiết khấu cho tài xế, phí bảo hiểm, lương tối thiểu tăng cao đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của xe buýt nhanh BRT, trong tương lai 2020 khi dự án tàu điện ngầm Metro hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ làm hoạt động vận tải hành khách của công ty bị ảnh hưởng đáng kể.
Do đó, năm 2017, Vinasun tiếp tục cắt giảm hàng loạt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 4.256 tỷ đồng, giảm 10,66% so với thực hiện năm trước. Tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 256 tỷ đồng, giảm hơn 35,5% so với năm 2016.
Đáng chú ý, lợi nhuận từ hoạt động vận tải hành khách dự báo giảm gần một nửa, từ 224,8 tỷ đồng xuống còn 105 tỷ đồng.
Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở giá cước bình quân mỗi km vào khoảng 15.887 đồng - tương đương năm 2016, doanh thu bình quân/xe/ca được Vinasun giảm mạnh, từ mức 2,09 triệu đồng/xe/ca năm ngoái xuống chỉ còn 1,83 triệu đồng/xe/ca.
Năm nay, Vinasun đặt mục tiêu sẽ thanh lý 1.050 xe và đầu tư thêm tối thiểu 750. Như vậy, dự kiến đến cuối năm công ty sẽ sở hữu đội xe 6.261 chiếc, giảm 300 chiếc.
“Khi các yếu tố hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định và nhu cầu gia tăng, công ty sẽ chủ động điều chỉnh tăng số xe đầu tư và thanh lý, thực hiện các mô hình và phương thức kinh doanh phù hợp để phát triển đầu xe kinh doanh cũng như mở rộng địa bàn kinh doanh trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất”, báo cáo nêu rõ.