Vingroup mua gần 90% cổ phần Triển lãm Giảng Võ
Vingroup cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán hết trong đợt đấu giá cổ phần VEFAC
Tập đoàn Vingroup vừa công bố việc góp vốn vào Công ty TNHH Một thành viên Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC).
Theo đó, ngày 20/3/2015, VEFAC đã tổ chức phiên đấu giá 16,25 triệu cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhưng chỉ bán được 620.500 cổ phần với giá mua bình quân 10.058 đồng.
Vingroup đã cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán hết trong đợt đấu giá nói trên.
Theo phương án cổ phần hóa ban đầu, VEFAC có vốn điều lệ dự kiến 1.666 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước sở hữu 10% cổ phần, bán đấu giá 9,8% cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược 80% cổ phần.
Tuy nhiên, với số cổ phần Vingroup dự kiến nắm giữ lên tới 89,42%, cùng với số lượng cổ phiếu do cổ đông Nhà nước nắm giữ là 10%, thì tổng số cổ phần do hai nhà đầu tư này đã chiếm tới 99,42%. Như vậy, lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài còn 0,58%.
VEFAC có trụ sở tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, trên khu đất rộng gần 7 ha với hệ thống nhà trưng bày, phòng hội thảo cùng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có thể tổ chức những cuộc triển lãm có quy mô tầm cỡ quốc tế hoặc cùng lúc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau.
Ba năm qua, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ dao động từ 3 - 6,2 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần khoảng 1,6 - 9%.
Vào cuối năm 2014, Thủ tướng cũng đã có ý kiến chỉ đạo về “phương án thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia” trên cơ sở cổ phần hóa VEFAC.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về phương thức cổ phần hóa, cơ cấu vốn điều lệ, nhà đầu tư chiến lược, đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam và các nội dung về phát triển Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia mới.
Thủ tướng giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định và chịu trách nhiệm về tiêu chí lựa chọn, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo đó, ngày 20/3/2015, VEFAC đã tổ chức phiên đấu giá 16,25 triệu cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhưng chỉ bán được 620.500 cổ phần với giá mua bình quân 10.058 đồng.
Vingroup đã cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán hết trong đợt đấu giá nói trên.
Theo phương án cổ phần hóa ban đầu, VEFAC có vốn điều lệ dự kiến 1.666 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước sở hữu 10% cổ phần, bán đấu giá 9,8% cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược 80% cổ phần.
Tuy nhiên, với số cổ phần Vingroup dự kiến nắm giữ lên tới 89,42%, cùng với số lượng cổ phiếu do cổ đông Nhà nước nắm giữ là 10%, thì tổng số cổ phần do hai nhà đầu tư này đã chiếm tới 99,42%. Như vậy, lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài còn 0,58%.
VEFAC có trụ sở tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, trên khu đất rộng gần 7 ha với hệ thống nhà trưng bày, phòng hội thảo cùng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có thể tổ chức những cuộc triển lãm có quy mô tầm cỡ quốc tế hoặc cùng lúc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau.
Ba năm qua, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ dao động từ 3 - 6,2 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần khoảng 1,6 - 9%.
Vào cuối năm 2014, Thủ tướng cũng đã có ý kiến chỉ đạo về “phương án thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia” trên cơ sở cổ phần hóa VEFAC.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về phương thức cổ phần hóa, cơ cấu vốn điều lệ, nhà đầu tư chiến lược, đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam và các nội dung về phát triển Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia mới.
Thủ tướng giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định và chịu trách nhiệm về tiêu chí lựa chọn, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược.