Vinpearl và Vincom về chung một nhà
Vinpearl và Vincom sẽ chính thức sáp nhập và hoạt động dưới tên mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam
Hai doanh nghiệp tên tuổi trên sàn chứng khoán Việt Nam là Vinpearl và Vincom sẽ chính thức sát nhập và hoạt động dưới tên mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, gọi tắt là Vingroup.
Một thông cáo phát đi ngày 4/10 cho biết hội đồng quản trị hai doanh nghiệp này đã họp và có nghị quyết thông qua chủ trương sáp nhập, nhằm phát huy và tập trung nguồn lực của cả hai công ty, nâng cao năng lực tài chính, phát triển thương hiệu, mở rộng sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư...
Theo kế hoạch này, sau khi sáp nhập, cổ phiếu của công ty Vinpearl (VPL) sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty Vincom (VIC) và đây cũng là mã cổ phiếu thống nhất của Vingroup sau này. Đồng thời, để phù hợp với mô hình phát triển mới, Vincom sẽ tiến hành đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vincom nói sự kiện này nhằm tạo ra sức mạnh mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, tập trung trí tuệ và thống nhất chỉ đạo trong các phương thức, chiến lược đầu tư kinh doanh.
Ông Hiệp cũng cho biết, khi hoạt động thống nhất với pháp nhân mới, Vingroup sẽ phát triển dựa trên 4 nhóm thương hiệu tương đương 4 nhóm ngành chính là Vincom (bất động sản), Vinpearl (du lịch - giải trí), Vincharm (chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe) và Vinmec (dịch vụ y tế chất lượng cao).
Đây sẽ là vụ sáp nhập doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Công ty Vincom hiện có vốn điều lệ hơn 3.900 tỷ đồng và tính tới ngày 4/10/2011, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này là hơn 36.960 tỷ đồng. Vincom hiện sở hữu hàng loạt các dự án, tổ hợp bất động sản lớn như Vincom Center Hà Nội, Vincom Center Tp.HCM, Vincom Village, Times City, Royal City…
Trong khi đó, Vinpearl hiện có vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, vốn hóa thị trường tính đến ngày 4/10/2011 là hơn 17.460 tỷ.
Vinpearl cũng đang sở hữu hàng loạt những tổ hợp và dự án du lịch hàng đầu Việt Nam như Vinpearl Nha Trang (Vinpearl Resort Nha Trang, Vinpearl Land, Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Golf Club); Vinpearl Luxury Đà Nẵng; Vinpearl Resort Hội An…
Tuy nhiên, việc sáp nhập hai doanh nghiệp này không gây nhiều bất ngờ, vì lâu nay đây vẫn được coi là các doanh nghiệp "anh em" do cùng nguồn gốc thành lập cũng như về mặt sở hữu, cho dù lãnh đạo Vingroup luôn nhấn mạnh rằng đây là hai doanh nghiệp độc lập.
Cổ phiếu của cả Vincom và Vinpearl đã và đang đóng vai trò là những cổ phiếu hàng đầu trên thị trường trong nhiều năm qua. Điều này góp phần đưa ông Phạm Nhật Vượng - người hiện nắm giữ 153 triệu cổ phiếu VIC và 19,8 triệu cổ phiếu VPL - lên vị trí người giàu nhất Việt Nam nếu xét về giá trị cổ phiếu nắm giữ, với giá trị hơn 20 nghìn tỷ đồng vào thời điểm tháng 9/2011.
Một thông cáo phát đi ngày 4/10 cho biết hội đồng quản trị hai doanh nghiệp này đã họp và có nghị quyết thông qua chủ trương sáp nhập, nhằm phát huy và tập trung nguồn lực của cả hai công ty, nâng cao năng lực tài chính, phát triển thương hiệu, mở rộng sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư...
Theo kế hoạch này, sau khi sáp nhập, cổ phiếu của công ty Vinpearl (VPL) sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty Vincom (VIC) và đây cũng là mã cổ phiếu thống nhất của Vingroup sau này. Đồng thời, để phù hợp với mô hình phát triển mới, Vincom sẽ tiến hành đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vincom nói sự kiện này nhằm tạo ra sức mạnh mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, tập trung trí tuệ và thống nhất chỉ đạo trong các phương thức, chiến lược đầu tư kinh doanh.
Ông Hiệp cũng cho biết, khi hoạt động thống nhất với pháp nhân mới, Vingroup sẽ phát triển dựa trên 4 nhóm thương hiệu tương đương 4 nhóm ngành chính là Vincom (bất động sản), Vinpearl (du lịch - giải trí), Vincharm (chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe) và Vinmec (dịch vụ y tế chất lượng cao).
Đây sẽ là vụ sáp nhập doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Công ty Vincom hiện có vốn điều lệ hơn 3.900 tỷ đồng và tính tới ngày 4/10/2011, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này là hơn 36.960 tỷ đồng. Vincom hiện sở hữu hàng loạt các dự án, tổ hợp bất động sản lớn như Vincom Center Hà Nội, Vincom Center Tp.HCM, Vincom Village, Times City, Royal City…
Trong khi đó, Vinpearl hiện có vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, vốn hóa thị trường tính đến ngày 4/10/2011 là hơn 17.460 tỷ.
Vinpearl cũng đang sở hữu hàng loạt những tổ hợp và dự án du lịch hàng đầu Việt Nam như Vinpearl Nha Trang (Vinpearl Resort Nha Trang, Vinpearl Land, Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Golf Club); Vinpearl Luxury Đà Nẵng; Vinpearl Resort Hội An…
Tuy nhiên, việc sáp nhập hai doanh nghiệp này không gây nhiều bất ngờ, vì lâu nay đây vẫn được coi là các doanh nghiệp "anh em" do cùng nguồn gốc thành lập cũng như về mặt sở hữu, cho dù lãnh đạo Vingroup luôn nhấn mạnh rằng đây là hai doanh nghiệp độc lập.
Cổ phiếu của cả Vincom và Vinpearl đã và đang đóng vai trò là những cổ phiếu hàng đầu trên thị trường trong nhiều năm qua. Điều này góp phần đưa ông Phạm Nhật Vượng - người hiện nắm giữ 153 triệu cổ phiếu VIC và 19,8 triệu cổ phiếu VPL - lên vị trí người giàu nhất Việt Nam nếu xét về giá trị cổ phiếu nắm giữ, với giá trị hơn 20 nghìn tỷ đồng vào thời điểm tháng 9/2011.